Thầy giáo không có gì là không thể của xứ Thanh
Thầy Lê Hồng Điệp đã trở nên thân thuộc với rất nhiều thế hệ học trò trường PTTH chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa.
Lớp học không có gì là không thể
Thầy Lê Hồng Điệp (trường THPT Chuyên La, Sơn) đã có 17 năm gắn bó với nghề dạy học. 17 năm đứng trên bục giảng để đến hôm nay, trong kho câu chuyện của thầy, đầy ắp những kỉ niệm với học trò. Đi qua mọi buồn vui và nhìn các em trưởng thành. Mỗi khóa học sinh lại có những câu chuyện riêng để nhớ và trân trọng.
Thầy Hồng Điệp.
Lớp học do thầy Điệp chủ nhiệm, đã từng có một khẩu hiệu “lừng danh”: Không có gì là không thể. Và mỗi ngày các em học sinh đều ghi câu châm ngôn này lên bảng trước giờ học để tự nhắc nhở mình không bao giờ được quên.
Đây là lời hứa cũng là động lực để thầy trò cùng nhau cố gắng. Dường như đó cũng là câu thần chú màu nhiệm mở ra cánh cửa thành công của thầy Lê Hồng Điệp và các thế hệ học trò của mình.
Niềm vui đến trong những ngày cuối năm khi kết quả thi HSG Quốc gia được công bố. Đội tuyển Sinh học do thầy Điệp giảng dạy năm nay đều đạt giải, trong đó có 1 giải Nhất, 6 giải Nhì và 1 giải Ba.
Bắt đầu dạy đội tuyển học sinh giỏi từ năm học 1998-1999, đến nay đã có 36 học trò do thầy trực tiếp giảng dạy đạt giải. Thầy tâm sự: “Học môn Sinh có thể giải thích được hầu hết các vấn đề liên quan đến cuộc sống của con người. Có thể tự mình lý giải những thắc mắc và thỏa mãn sự tò mò của bản thân.
Sinh học giống như cả một thế giới rộng lớn với rất nhiều điều thú vị để truyền thụ lại cho học trò. Nhưng nếu chỉ được dạy duy nhất một điều cho các em, thầy sẽ dạy các em cách khám phá thế giới để dễ dàng tiếp cận với cuộc sống hơn”, thầy chia sẻ.
Không chỉ kiến thức trong sách giáo khoa, thầy luôn muốn trao cho mỗi học trò nhỏ của mình chiếc chìa khóa để ra cánh cửa lớn. Các em bước qua cánh cửa ấy để khám phá ra những điều mới lạ, thú vị từ cuộc sống xung quanh. Chính điều đó tạo nên sức hấp dẫn trong mỗi giờ giảng của thầy Lê Hồng Điệp.
Thầy cũng học lại được rất nhiều điều từ các em. Thầy Điệp tâm sự: “Điều lớn nhất mình học được từ học trò chính là tinh thần vượt khó của các em”.
Người thầy nghiêm túc và tận tâm
Nghiêm túc và tận tâm, đó là hai từ mà rất nhiều học trò nhắc đến khi kể về người thầy giáo của mình.
Thầy Điệp cùng đội tuyển thi HSG Quốc gia 2014.
Bùi Thúy Hường cựu học sinh khóa 2009-2012, chia sẻ: “Lúc đầu mới học với thầy, chúng mình sợ lắm. Vì thầy rất nghiêm túc. Thầy yêu cầu với tất cả bọn mình: trong giờ học phải trật tự, làm bài tập đầy đủ, trang phục nghiêm túc…”.
Nhưng khi về với cuộc sống đời thường, thầy lại trở thành người bạn lớn của tất cả học trò. “Một người thầy tận tâm với nghề và luôn muốn dành những điều tốt nhất cho học trò của mình. Đó là những điều mình cảm nhận được và sẽ luôn luôn nhớ về thầy Điệp sau khi ra trường”, Phạm Thị Yến Ngọc (giải nhất quốc gia Sinh học 2013) chia sẻ.
Đội tuyển do thầy Điệp dìu dắt năm nay đều đạt giải quốc gia.
Học trò chuyên sinh khóa 2009-2012 vẫn nhắc hoài với nhau câu chuyện về người thầy Lê Hồng Điệp. “Năm lớp 10, trường có tổ chức cuộc thi Nét đẹp học đường. Chúng mình phải làm rất nhiều thứ để chuẩn bị cho cuộc thi. Thầy đã ngồi lại cả buổi tối để giúp bọn mình khâu vá quần áo cho buổi biểu diễn. Thầy cũng tập kịch với cả nhóm tới muộn mới về”, Thúy Hường kể lại.
Thầy luôn tham gia vào những hoạt động văn nghệ của học trò.
Video đang HOT
“Trung thu chúng mình được đến nhà thầy phá cỗ. Thầy mua cho rất nhiều đồ ăn. Sau đó thầy trò trải chiếu ra trước hè, thắp nến, đèn ông sao rồi hát vang cả khu phố. Và sau mỗi một năm học căng thẳng, thầy Điệp lại đứng ra tổ chức cho học sinh những chuyến du lịch”, Hoàng Dung (chuyên Sinh) kể về thầy giáo kính yêu.
“Em cảm ơn thầy rất nhiều”, đó là tâm sự của Thúy Hường, Yến Ngọc và cũng là điều mà rất nhiều thế hệ học trò muốn gửi đến người thầy của mình, thầy giáo Lê Hồng Điệp.
Thầy còn tổ chức những chuyến đi chơi giúp các bạn có được tinh thần thoải mái.
Theo TNO
Đặc sản xứ Thanh xiêu lòng lữ khách
Về mảnh đất Thanh Hóa bạn sẽ ngất ngây với các đặc sản thơm ngon của nơi này.
Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều bậc hiền tài. Không chỉ thế, dường như mỗi ngọn núi, con sông hay bãi biển nơi đây... cũng trở thành một danh lam - thắng cảnh mang vẻ đẹp cổ kính, nguyên sơ và hấp dẫn.
Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn là vùng đất nổi tiếng với nhiều thứ đặc sản tươi ngon bắt nguồn từ các nguyên liệu đơn sơ nhất, để rồi chỉ lỡ nếm thử một lần bạn sẽ chẳng thể quên.
Nem chua Thanh Hóa
Nem chua được làm ở khá nhiều nơi nhưng chỉ có ở mảnh đất xứ Thanh này ta mới tìm được hương vị tuyệt vời nhất. Nem xứ Thanh vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị ớt, tỏi, hạt tiêu lại có vị ngọt của thịt làm ta cứ muốn thưởng thức mãi chẳng muốn dừng.
Làm nem chua không khó nhưng để món nem ngon, đặc trưng thì lại cần có bí quyết của người làm và chắc chắn, với người Thanh, thứ bí quyết ấy đã làm nên niềm tự hào của ẩm thực nơi đây. Nguyên liệu làm nem chua chủ yếu bao gồm thịt nạc xay nhuyễn; bì lợn luộc chín, cạo thật sạch, lạng mỏng bỏ vào máy cán thành sợi, ngắn chừng 3cm; thính là gạo tẻ rang vàng, xay nhỏ mịn. Gia giảm còn có men, tiêu bắc, muối tinh và bột ngọt, ớt, tỏi tươi, lá đinh lăng vừa đủ...
Nem chua được làm ở khá nhiều nơi nhưng chỉ có ở mảnh đất xứ Thanh này ta mới tìm được hương vị tuyệt vời nhất (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là khâu nhào trộn nem. Nguyên liệu nào làm trước, nguyên liệu nào làm sau, nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, chọn men thế nào... và khâu vệ sinh cũng như kỹ thuật gói nem cũng rất nghiêm ngặt. Do vậy, phải thực sự là con nhà nòi mới làm nên món ăn lạ miệng và lôi cuốn.
Những cái nem nhỏ xíu được bọc trong nhiều lớp lá khiến người ta hồi hộp biết bao mỗi lần thưởng thức (Ảnh: Internet)
Vì thế, bất kỳ ai trên đất nước này, nếu một lần đi qua xứ Thanh, họ sẽ chẳng quên mua cho mình, cho người thân, bạn bè những bó nem chua để làm quà. Những cái nem nhỏ xíu được bọc trong nhiều lớp lá khiến người ta hồi hộp biết bao mỗi lần thưởng thức. Chờ từng lớp, từng lớp lá được trút bỏ, lộ ra thịt nem hồng tươi mới, tỏa hương ngào ngạt, thật thích thú vô cùng.
Chè lam Phủ Quảng
Chè lam là một món quà quê giản dị, dân dã mà ở nhiều vùng nước ta đều có. Nhưng có lẽ, nếu một lần thưởng thức món chè lam Phủ Quảng của huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa bạn mới phát hiện ra đây chính là nơi làm ra thứ chè ngon lam ngon nhất.
Chè lam Phù Quảng (Ảnh: Internet)
Chè lam được làm từ gạo nếp, lạc, gừng, mật mía thứ mật thơm ngon, đặc sánh và ngọt ngào. Gạo nếp sau khi được xay giã đến mức độ vừa phải (không quá trắng) thì được xay nhuyễn còn một phần gạo rang chín đều, lạc rang giã đôi giã ba, gừng tươi đồ chín rồi xắt lát... Tất cả những nguyên liệu ấy được ngào chung trong nồi mật mía vừa được đun sôi sánh óng ngọt lừ.
Khối mật óng ánh đông lại như ôm trọn tất cả các nguyên liệu lại rồi chờ bàn tay người đảo. Từng giọt mật óng vàng tan ra, thấm sâu vào phiến bột trắng ngần, từng hạt nếp cái hoa vàng vừa biến màu trên chảo gang đỏ lửa. Cuối cùng, sản phẩm thu được là thứ chè mềm, thơm, dẻo dẻo hòa quyện chút cay của gừng, và ôm trọn trong vị ngọt ngào của mật mía.
Chè lam thưởng thức cùng trà nóng rất ngon (Ảnh: Internet)
Dù đi xa, nhưng những người con Thanh Hóa vẫn luôn nhớ về hương vị dân dã phảng phất thứ khói bếp chắt chiu và nồng đượm đang hòa quyện trong những thanh chè lam bé nhỏ.
Bánh răng bừa
Nghe cái tên thật lạ thật hay mà hương vị của nó cũng thật thơm ngon, thú vị. Bánh răng bừa (có nơi gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá), riêng người Thanh Hóa gọi tên như thế vì hình dạng chiếc bánh trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống của người xứ Thanh thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc.
Bánh răng bừa là loại bánh truyền thống của người xứ Thanh thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu làm bánh răng bừa chính là gạo tẻ. Khi làm, người ta phải chọn loại gạo dẻo, thơm ngâm nước khoảng 3 - 4 giờ sau đó đem xay thành bột cùng với nước. Bột được xay xong cho lên bếp khuấy, trong quá trình này phải chú ý tay khuấy đũa liên tục sao cho bột không bị vón cục và cũng không quá chín, đây là công đoạn đòi hỏi người làm bánh phải thật khéo léo. Khi thấy nồi bột gạo có độ đặc sền sệt thì ta bắc xuống bếp, chuẩn bị công đoạn gói bánh. Lá dong hay lá chuối thường được dùng để gói bánh.
Còn nhân bánh là tổng hòa của các hương vị từ hành khô, mộc nhĩ, thịt ba chỉ, hạt tiêu, gia vị.
Bánh răng bừa nóng hổi, cùng lớp bột tẻ mềm, mịn trắng pha lẫn chút màu xanh của lá với phần nhân hành thịt thơm nức mũi chấm chìm vào nước pha loãng rồi chậm rãi cho lên miệng thưởng thức (Ảnh: Internet)
Khi những chiếc bánh thon dài được gói xong sẽ được đem hấp hoặc luộc tới khi chín cho đến lúc mùi thơm của thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu hòa với mùi bột gạo tỏa ra mùi thơm ngào ngạt căn bếp nhỏ, cũng là lúc báo hiệu bánh chín.
Bánh răng bừa nóng hổi, cùng lớp bột tẻ mềm, mịn trắng pha lẫn chút màu xanh của lá với phần nhân hành thịt thơm nức mũi chấm chìm vào nước pha loãng rồi chậm rãi cho lên miệng thưởng thức. Có lẽ, lúc ấy bạn sẽ cảm nhận được bao nhiêu tinh hoa của đất, của trời được tích tụ trong chiếc bánh.
Mắm cáy
Khác với mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc... mắm cáy có hương vị rất đặc biệt và được xếp vào loại ẩm thức có "cá tính" của người Thanh Hóa. Mắm cáy được làm từ con cáy, một loài giáp xác có hình thù giống con cua đồng hay con rạm nhưng nhỏ và nhanh hơn. Cáy có nhiều loại như đỏ, nâu, đen, lông, gió... Trong đó, cáy đỏ làm mắm ngon nhất. Kị nhất là cáy lông vì theo dân gian nó rất độc, ăn vào không có lợi cho sức khỏe.
Cáy đỏ làm mắm là ngon nhất (Ảnh: Internet)
Nghe nói, cứ vào độ tháng 5, trời nắng, trên những cánh đồng nước cạn, những con cáy thi nhau chui ra khỏi hang và đó cũng là thời điểm người dân nơi này bắt tay vào làm mắm cáy. Cáy bắt về rửa sạch, bóc yếm, bỏ hoi, chặt phần kìm nhọn ở còng rồi đem vào cối đá giã thật nhuyễn, sau đó trộn muối và thính cho vào vại, nén vỉ tre như nén cà rồi đem phơi nắng chừng một tháng là chín, càng được nắng, mắm càng nhanh chín và thơm ngon.
Người ta hay có thú thưởng thức mắm cáy vào những ngày trời se lạnh hay có chút mưa nhẹ nhàng (Ảnh: Internet)
Mắm cáy có màu đỏ au, nồng nồng pha chút gì đó ngai ngái như mùi của ruộng của đồng nhưng khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị thơm, ngọt. Những món ăn hợp nhất để chấm với mắm cáy là thịt ba chỉ luộc, cà muối xổi, các loại rau luộc... Người ta hay có thú thưởng thức mắm cáy vào những ngày trời se lạnh hay có chút mưa nhẹ nhàng. Khi ấy, người ta sẽ cảm nhận được rõ ràng nhất cái đậm đà trong hương vị mắm cáy của quê hương.
Gỏi cá Sầm Sơn
Sầm Sơn là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng mà cứ mỗi khi hè về, du khách kéo về đây tấp nập. Và đến đây, nếu được thưởng thức món gỏi cá, thứ đặc sản tươi ngon của vùng chắc chắn chẳng ai quên được. Nhiều người sợ ăn gỏi cá sẽ tanh, sống... nhưng đảm bảo với cách làm của người dân nơi này thì chẳng ai có thể cưỡng lại được sự lôi cuốn của nó.
Để làm món gỏi cá, người ta phải lựa những con cá to từ 3-5kg mới sử dụng được. Bởi cá to thì thịt càng ngon, càng trắng và lọc được nhiều. Cá sau khi được lọc và thái thành từng miếng mỏng, to bản (như bạn thái để nhúng lẩu) rồi trộn với nước cốt chanh, đợi cho thịt cá chuyển từ màu hồng nhạt sang màu trắng nga thì đem vắt kiệt nước và trộn với bột thính.
Nếu được thưởng thức món gỏi cá, thứ đặc sản tươi ngon của Sầm Sơn chắc chắn chẳng ai quên được (Ảnh: Internet)
Nước chấm gỏi cá mới đặc biệt và cầu kỳ hơn cả bởi nó không hề giống thứ nước chấm chua ngọt mà bạn vẫn hay làm. Nước chấm gỏi cả nơi đây là sự tổng hòa của các nguyên liệu da, gan cá, thịt ba chỉ, trứng vịt và các gia vị như hành, tỏi, mẻ, mắm, muối, mì chính, đường, hạt tiêu, ớt... Qua bàn tay điêu luyện của người làm, thứ nước chấm cầu kỳ thơm ngào ngạt, đặc sánh đã ra đời với nhiều công đoạn.
Rau thơm để ăn cùng gỏi cá vẫn là những loại rau quen thuộc như húng, mùi tàu, răm, đinh lăng, lá sung, mơ tam thể cùng khế, chuối xanh... Tất cả các nguyên liệu được bày ra đĩa, rồi lượt cuốn từng nguyên liệu lại trong chiếc bánh đa nem, và nhẹ nhàng nhúng vào bát nước chấm. Khi ăn, thả gỏi vào miệng, cắn thật khẽ rồi chậm rãi nhai bạn sẽ tận hưởng được từng hương vị của các nguyên liệu đang dần hòa tan trong miệng, một cảm giác rất tuyệt vời.
Chả tôm
Nếu như Quảng Ninh là mảnh đất nổi tiếng với chả mực thì người Thanh Hóa lại nổi tiếng với món chả tôm với hương vị thơm ngon, độc đáo.
Theo người dân nơi này, làm món chả tôm không khó, nhưng đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, kiên trì và khéo léo, bởi nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của món ăn.
Chả tôm ăn ngon nhất khi đang còn nóng cùng với các loại rau thơm tùy thích (Ảnh: Internet)
Trải qua nhiều công đoạn, từ băm nhỏ nõn tôm cho đến trộn cùng các nguyên liệu như hành, hạt tiêu và đem xào. Thịt ba chỉ, rồi thái theo kiểu hạt lựu, rán vàng, sau đó đem băm lẫn với bánh phở, hành khô, muối tiêu, hạt nêm vừa ăn, tất cả trộn lẫn đều, cho vào cối giã tay thật nhuyễn. Trong quá trình giã, có thể cho một ít mỡ nước để khi cuộn, chả sẽ đều và không bị dính. Phần nhân này được đem cuốn với bánh đa giống như cuộn nem và đem nướng trên những viên than hồng. Mùi thơm nức từ chả tôm cứ thế mà bay lên, lan tỏa trong không gian khiến ai cũng phải ngây ngất, không rời.
Chả tôm ăn ngon nhất khi đang còn nóng cùng với các loại rau thơm tùy thích.
Ngoài ra, Thanh Hóa còn nổi tiếng với bánh gai Tứ Trụ, dừa Hoằng Hóa, bánh đa Hậu Lộc, cơm lam, mía Kim Tân...
Bánh gai Tứ Trụ (Ảnh: Internet)
Dừa Hoằng Hóa (Ảnh: Internet)
Mía Kim Tân (Ảnh: Internet)
Bánh đa Hậu Lộc (Ảnh: Internet)
Mỗi một đặc sản đã góp phần làm nên dấu ấn của văn hóa ẩm thực nơi này. Nếu một lần đến Thanh Hóa, bạn hãy mang về cho người thân, bạn bè một đặc sản nào đó của mảnh đất bình dị này nhé. Chắc chắn sẽ chẳng ai có thể quên được hương vị mộc mạc, dân dã còn đọng lại mãi trong từng thứ quà, bánh xứ Than
Theo Eva
Chuyện đời đặc biệt của hai "công tử Bạc Liêu" xứ Thanh Trong căn nhà gỗ 5 gian cũ kĩ, trống hoác, mối mọt, gió mùa đông lạnh ngắt cắt vào da thịt, ông Đặng K. Thịnh ngồi co ro trên giường với 2 lớp áo len xanh, đỏ rách vai phải và hở sườn trái, giọng trầm buồn kể về cuộc đời mình. "Thời huy hoàng" của phú ông K.Bản Theo lời tâm sự...