Thầy giáo “khiếm khuyết giọng nói” dạy tiếng Anh miễn phí cho sinh viên nghèo
Mang dị tật sứt môi hở hàm ếch, phát âm tiếng Việt chưa được tròn âm rõ chữ nhưng Võ Bé Tư đã nỗ lực học tập, trở thành giáo viên Anh văn.
Vượt qua những khiếm khuyết và tổn thương
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Đồng Tháp, lại bị dị tật bẩm sinh, ký ức tuổi thơ của Võ Bé Tư là những năm tháng cay đắng với những vết xước tổn thương trong tâm hồn.
Dị tật bẩm sinh “sứt môi – hở hàm ếch” không chỉ là khiếm khuyết ngoại hình mà còn là một rào cản lớn trong việc phát âm, giao tiếp đối với Võ Bé Tư (sinh năm 1994).
Thuở nhỏ, anh đã phải trải qua 4 lần phẫu thuật, chịu đựng biết bao đau đớn. Thế nhưng, nỗi đau thể xác ấy vẫn không thể nào so sánh được với những tổn thương tinh thần mà cậu học trò nhỏ phải chịu đựng.
Những ngày đến lớp, cậu thường xuyên bị mỉa mai, châm chọc, miệt thị. Vì “khuyết tật giọng nói” mà Bé Tư trở thành nạn nhân của những trò đùa, là chủ đề bàn tán của nhiều người.
“Hồi nhỏ, tôi rất sợ đi học, tôi sợ phải đi ra ngoài, sợ đối diện với tất cả mọi người. Tôi thu mình lại, tự mình gặm nhấm nỗi đau. Nhưng cũng chính ngày tháng đó, tôi lao đầu vào việc học, tôi nghĩ nếu mình học giỏi sẽ không ai coi thường mình nữa”, Bé Tư nhớ lại.
Những năm tháng không bạn bè, sống trong mặc cảm, Bé Tư dành mọi thời gian cho học tập, phấn đấu vươn lên.
Dù vậy, vấn đề phát âm vẫn luôn là một trở ngại trong hành trình học tập của anh. Trong giờ học, dù “muốn lắm” nhưng cậu không thể phát biểu ý kiến như bao bạn bè khác. Nhiều cuộc thi kiến thức cậu đành bỏ lỡ chỉ vì “khiếm khuyết giọng nói”.
Khó khăn là vậy, Võ Bé Tư vẫn vượt qua, vươn lên với thành tích học tập đáng nể. Trong nhiều năm học, Bé Tư đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Cậu thi đậu vào khoa Tâm lý học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với số điểm cao (năm 2012).
Cũng từ đây, cậu biết đến “âm ngữ trị liệu” và bắt đầu hành trình “tìm lại giọng nói” của mình. Trong suốt những năm tháng sinh viên, cậu luôn là gương mặt nổi bật và liên tiếp giành nhiều học bổng của trường.
Thực hiện ước mơ trở thành thầy giáo
Trở thành giáo viên vốn là ước mơ từ nhỏ của Võ Bé Tư. Ngày ấy, khi nói về điều này, mọi người đều cười nhạo và cho rằng đó là một ước mơ hết sức viển vông.
Như một cơ duyên, anh may mắn gặp được cô Nguyễn Ngọc Bích Dung. Cô Dung là giáo viên tiếng Anh, cô học văn bằng 2 ngành Tâm lý học tại lớp của Tư.
Anh chia sẻ với cô về nguyện vọng học tiếng Anh của mình. Cảm mến nghị lực và ý chí vươn lên của chàng sinh viên nghèo học giỏi, cô Dung đã dạy tiếng Anh miễn phí cho Bé Tư.
Khi phát âm tiếng Việt còn chưa được tròn vành rõ chữ, liệu học tiếng Anh có phải là một quyết định táo bạo và liều lĩnh?
Trước ánh mắt nghi ngại của mọi người, anh đã chứng minh bằng việc nỗ lực học tập, tạo dựng thành công.
Video đang HOT
Anh Võ Bé Tư nỗ lực học tập để trở thành giáo viên tiếng Anh (Ảnh: NVCC).
Ngày mới bắt đầu, cậu học trò như được tiếp thêm động lực khi cô giáo nhận xét “Em phát âm tiếng Anh còn hay hơn tiếng Việt”.
Thế nhưng, Tư cũng hiểu rằng việc học tiếng Anh không hề đơn giản, đặc biệt với những người có khiếm khuyết như mình.
“Trong hai năm đầu, mình chú trọng vào việc học phát âm, tập luyện nhiều đến nỗi bỏng rát cả cổ họng. Nhưng cũng nhờ học phát âm tiếng anh mà mình chỉnh âm cho tiếng Việt tốt hơn” – Bé Tư tâm sự.
Trong quá trình học tập, anh thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ giảng bài cho các bạn.
Nhận thấy cậu học trò của mình không chỉ giỏi về kiến thức mà còn có phương pháp sư phạm, cô Dung lựa chọn Bé Tư làm trợ giảng, phụ giúp cô giảng dạy lớp học miễn phí tại Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình hỗ trợ cô Dung giảng dạy, anh nhận được phản hồi tích cực của các bạn học viên. Cách truyền đạt kiến thức của Bé Tư dễ hiểu và được học viên đón nhận nhiệt tình.
Từ vị trí trợ giảng, anh được cô Dung tin tưởng giao đứng lớp, dạy tiếng Anh miễn phí cho các bạn sinh viên ở Thư viện.
Và điều làm anh hạnh phúc nhất chính là giây phút cô Dung bảo anh rằng “Bé Tư ơi, từ bây giờ em có thể mở lớp dạy Anh Văn được rồi đấy!”.
Thật trùng hợp, định hướng của cô Dung cũng chính là ước mơ ngày nào của anh.
Với sự giúp đỡ của cô Dung và sự nỗ lực của bản thân, Võ Bé Tư đã trở thành một người thầy đặc biệt trong lòng các bạn học viên.
Người thầy truyền cảm hứng
Thầy Võ Bé Tư cùng các học viên tại lớp học Thư viện miễn phí (Ảnh lớp Thư Viện miễn phí Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)
Với thầy giáo Võ Bé Tư, dạy tiếng Anh là khi anh được sống với đam mê của mình, công việc mang đến cho anh niềm vui và nhiều điều ý nghĩa.
“Lớp học tiếng Anh miễn phí ở Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia dành cho những bạn học yếu, bị mất căn bản. Khi mình dạy, các bạn hứng thú học, các bạn tiến bộ, mình rất hạnh phúc vì đã làm được điều ý nghĩa.
Lớp học này cũng mở ra cơ hội học tiếng Anh cho nhiều bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, quan trọng hơn là sẽ giúp các bạn có thêm niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống”, Bé Tư chia sẻ.
Anh cũng tâm niệm “mình đi dạy bằng chuyên môn, bằng tâm huyết và sự nhiệt tình là quan trọng nhất”.
Không chỉ dạy kiến thức, không chỉ có phương pháp dạy hiệu quả, thầy Võ Bé Tư còn chính là người truyền cảm hứng đến các bạn sinh viên.
Bạn Phạm Thị Hồng Thuận – học viên lớp tiếng Anh miễn phí chia sẻ: “Tham gia lớp học của thầy Tư giúp em hứng thú với môn Anh Văn. Khi biết về hành trình chinh phục tiếng Anh của thầy, em có thêm niềm tin, động lực và cố gắng hơn trong học tập”.
Nói về cậu học trò đặc biệt của mình, cô Nguyễn Ngọc Bích Dung tâm sự: “Thành công của Tư ngày hôm nay được quyết định bởi ý chí, nghị lực và tinh thần thép của bạn ấy. Cô tin rằng, những ai theo học Bé Tư, các bạn sẽ học được bản lĩnh, ý chí đó từ người thầy của mình”.
Chia sẻ về những dự định tương lai, thầy giáo Võ Bé Tư tự tin nói rằng sẽ tiếp tục theo đuổi đam mê tiếng Anh và nghề dạy học.
Bên cạnh đó, anh cũng nỗ lực học tập và làm việc để lo toan kinh tế gia đình. Hiện tại, Bé Tư vẫn đang nỗ lực trong rất nhiều khó khăn, vì phải thuê trọ sống tại Sài Gòn, thu nhâp chủ yếu bằng tiền dạy thêm tiếng Anh ngay tại phòng trọ nhỏ bé.
Người thầy đặc biệt ấy còn mơ ước tương lai sẽ mở thêm được nhiều lớp học tiếng anh miễn phí, vì học phí học thêm tiếng anh hiện nay quá cao, nhiều bạn gia đình khó khăn ham học nhưng không có điều kiện theo nổi.
Anh mong muốn những bạn có hoàn cảnh khó khăn vẫn có cơ hội để học tập, tiến bộ và thay đổi cuộc đời mình.
Những học sinh vùng khó nỗ lực học tập để nuôi ước mơ
Dù gia đình khó khăn, mồ côi từ nhỏ nhưng nhiều học sinh huyện Chư Prông (Gia Lai) vẫn vượt khó đến trường. Không những thế, các em còn giành nhiều thành tích trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Nỗ lực của cô học trò vùng biên
Chúng tôi đội mưa về với huyện Chư Prông (Gia Lai) trong những ngày cận kề kì thi cuối năm học. Trong ngôi trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông), hầu như tất cả các phòng đều có học sinh đang ngồi ôn bài. Ngoài trời, tiếng ve râm ran như "thúc giục" các bạn học sinh trước kì thi sắp tới.
Qua lời giới thiệu, chúng tôi được gặp em Nguyễn Thị Anh (học sinh lớp 9A6, Trường THCS Chu Văn An) - một cô bé ở đội 7, xã Ia Puch, huyện Chư Prông). Hàng ngày, Anh phải vượt gần 30km từ xã biên giới để đến trường học.
Em Nguyễn Thị Anh mới giành giải Nhất môn Địa lý trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Anh tâm sự, từ nhỏ gia đình em đã gặp khó khăn, vì kiếm miếng ăn nên gia đình phải lưu lạc nhiều tỉnh. Chính vì vậy, việc học của em cũng bị xáo trộn, chuyển nhiều trường.
Từ năm lớp 1 đến lớp 3, Anh học ở một ngôi trường tiểu học thuộc huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên). Sau đó, lớp 4 - 5, gia đình Anh chuyển vào nhà bà con ở xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai nên Anh cũng học tạm ở một ngôi trường của xã này. Từ lớp 6 trở đi, Anh mới học ổn định tại trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Prông, Gia Lai).
Tuy chuyển qua nhiều trường nhưng Anh vẫn luôn là một học sinh chăm ngoan, hiếu học. Trong suốt gần 9 năm, Anh đều là học sinh giỏi và luôn nằm trong đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh của trường. Mới đây, trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2020, Anh đã giành giải Nhất môn Địa lý.
Không chỉ đạt thành tích tốt, cô học trò Nguyễn Thị Anh (bên phải) còn giúp đỡ các học sinh khác cùng tiến bộ.
Anh bộc bạch: "Năm 2019, bố em bị bệnh hiểm nghèo rồi mất đi. Lúc đó, em suy sụp, mất tinh thần lắm. Nhưng nhờ mọi người động viên nên em đã tự nhủ phải nỗ lực hết mình để không phụ sự mong đợi của gia đình, thầy cô.
Chính vì vậy, em luôn chủ động nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa và tìm tòi nhiều tài liệu trên mạng, sách nâng cao để đọc và làm. Những gì không biết thì em hỏi bạn bè và cô giáo".
Để có tiền nuôi các con ăn học, cứ 1h sáng hàng ngày, mẹ của Anh đã phải dậy để đi cạo mủ cao su. Nhiều lần, Anh năn nỉ xin mẹ cho đi cùng để phụ nhưng sợ con ảnh hưởng đến việc học nên mẹ bắt em ở nhà.
Lúc này, Anh lại lấy sách vở ra học bài đến sáng. 5h sáng khi mẹ đi cạo mủ về, hai anh em Anh lại giúp mẹ chở mủ cao su ra điểm tập kết để cho mẹ có giấc ngủ trọn vẹn...
Sau đó, Anh lại vượt gần 30km từ xã biên giới ra thị trấn học bằng xe buýt. Dù nắng mưa nhưng cô học trò nghèo vẫn đều đặn vượt khó đến trường để nuôi dưỡng ước mơ thành một nữ bác sĩ.
"Bông hoa Pơ - Lang" ở vùng khó
Em học trò Siu Quỳnh Anh (người dân tộc Jrai, làng Krông, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, Gia Lai) cũng là một học sinh giỏi ở xã biên giới. Tuy sống xa bố từ nhỏ nhưng Quỳnh Anh vẫn vượt khó "bám trường, bám lớp" và giành nhiều điểm số cao trong học tập.
Hiện Quỳnh Anh đang học lớp 9, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Prông, Gia Lai và giành giải Ba môn Lịch sử trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2020.
Tuy hoàn cảnh khó khăn, cô học trò Jrai vẫn vượt khó đến trường
Quỳnh Anh tâm sự: "Em sinh ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Vì cách trường xa nên hầu như các bạn đồng trang lứa chỉ học đến lớp 7 - 8 rồi nghỉ học vì điều kiện khó khăn.
Em thuận lợi khi được mẹ và thầy cô luôn tận tình hướng dẫn, động viên nên mới đến trường và nhiều năm liền được học sinh giỏi. Đây cũng là động lực để em tiếp tục "bám lớp". Em mong muốn sẽ có kết quả tốt để lên được lớp 10 và thực hiện ước mơ trở thành một cô giáo".
Vì bố mẹ ly dị nên Quỳnh Anh đã thể hiện là một cô gái tự lập, biết lo lắng việc nhà và sắp xếp học tập. Hồi còn học bậc tiểu học, buổi sáng Quỳnh Anh theo mẹ lên nương nhặt điều, xuống ruộng mót lúa để bán có tiền mua quần áo mới. Chiều em lại cắp sách vượt gần 10km đến trường.
Tuy hoàn cảnh khó khăn và người đồng bào dân tộc thiểu số nhưng gần 9 năm qua, Quỳnh Anh luôn đạt học sinh giỏi và được tuyển vào trường nội trú huyện. Khi Quỳnh Anh được vào ngôi trường này đã san sẻ bớt gánh nặng giúp gia đình.
Em Siu Quỳnh Anh (bên trái) mong muốn sẽ tiếp tục giành những thành tích cao để thực hiện ước mơ làm cô giáo bám làng.
Trao đổi với chúng tôi, cô A Siu Hương - Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Prông bộc bạch: "Đây là ngôi trường nội trú với 100% là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, điều kiện kinh tế còn khó khăn.
Đối với em Siu Quỳnh Anh sớm xa bố từ nhỏ nhưng em vẫn có ý chí kiên cường. Không những thế, em còn giành nhiều thành tích tốt trong học tập và các cuộc thi cấp huyện, tỉnh.
Nhà trường luôn động viên, hỗ trợ để em Quỳnh Anh có điều kiện tốt nhất trên con đường đến trường. Đồng thời, trường kết hợp với các cô giáo bộ môn để tiếp tục nuôi dưỡng, phát huy những thành tích mà em đã đạt được".
Ước mơ làm giáo viên Nguyễn Ngọc Yến (khu vực Thạnh Hưng, phường Phú Thứ, quận Cái Răng) học sinh lớp 11A2, Trường THPT Trần Đại Nghĩa được sinh trưởng trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tuy vậy, Yến luôn nỗ lực học tập khá giỏi, được thầy cô, bạn bè quý mến. Yến đến thư viện trường đọc sách tham khảo để bổ sung kiến...