Thầy giáo gốc Bắc hát cải lương để dạy trò Sài Gòn học văn
‘Mình phát triển chút chút thì học trò sẽ biết đến, sẽ yêu thích cải lương hơn, gìn giữ loại nhạc truyền thống này…’, thầy Đặng Ngọc Ngận tâm sự.
Những đoạn cải lương của thầy Đặng Ngọc Ngận khi dạy văn được học trò yêu thích – Ảnh: N.H.
“Nghe tiếng ai thê lương, đêm phải chăng khuya rồi, vì ngồi một mình ôi nhớ ơi nhà văn. Kim Lân có tên Nguyễn Văn Tài là người vùng Bắc Ninh ngoài xa, là người không nhiều tác phẩm, chỉ có ít thôi mà dường như trút hết tâm tư. Phải chăng tiếng thương trong lòng mà viết về nông thôn Việt Nam…”.
Giọng cải lương ngọt lịm của thầy Đặng Ngọc Ngận – tổ trưởng tổ văn Trường THPT Phạm Phú Thứ (Q.6, TP.HCM) – vang lên từ lớp 12A13 khi học tác phẩm Vợ nhặt. Đam mê cải lương, thầy Ngận đã tự cải biên tác phẩm văn học, tự thể hiện lời ca để thu hút học sinh học văn.
“Phải vui học trò mới thích”
Thầy Ngận kể cơ duyên đến với nghề giáo: “Lúc nhỏ, tôi rất thích học văn nhưng không nghĩ mình dạy văn vì định học báo chí. Sau này duyên sư phạm đến, nghề chọn mình. Từ cấp II tôi đã mê cách dạy của cô giáo dạy văn ở trường. Cô gần như là người ảnh hưởng nhiều nhất đến tôi. Từ chữ viết phải tập sao cho giống cô, rồi cách nói năng, nhấn nhá, cách đứng lớp…”.
Thầy Đặng Ngọc Ngận hát cải lương để học trò yêu thích học văn – Video: THẢO THƯƠNG
Năm 2013 khi mới ra trường, thầy Ngận dạy ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp – dạy nghề huyện Bình Chánh. Năm 2017, thầy chuyển công tác về Trường THPT Phạm Phú Thứ. Và biệt danh thầy Ngận “giọng ca vàng trong làng cải lương” bắt đầu từ đây.
Thầy tâm sự: “Khi dạy ở hai nơi, điểm chung tôi nhìn thấy là học sinh còn ít yêu thích môn văn. Quan điểm của tôi là phải vui học trò mới thích. Phải làm sao để các em không chán thầy, rồi tới thích thầy, sau đó là thích môn học của thầy. Tôi thích sân khấu cải lương từ nhỏ. Dạy mệt nhưng nghe đoạn cải lương là khỏe trong người. Thế là tôi nảy suy nghĩ đan xen đoạn cải lương để hỗ trợ bài dạy, để xốc tinh thần học sinh”.
Một tác phẩm văn học ở sách giáo khoa yêu cầu học sinh nắm các phần như tác giả, tác phẩm, phân tích văn bản và tìm hiểu ý nghĩa nhan đề… Cách dạy của thầy Ngận vẫn đảm bảo những nội dung cần đạt, nhưng cuối mỗi phần thầy củng cố bằng cách ca những đoạn cải lương.
“Ở bài Vợ nhặt, phần tác giả có những thông tin như quê quán, tên thật, thể loại, tác phẩm nổi tiếng. Còn tác phẩm mở đầu bối cảnh là nạn đói. Văn bản gốc trình bày câu chuyện nạn đói về bối cảnh không gian, mùi, âm thanh, màu sắc. Tôi lựa những từ khóa trong văn bản, xoáy sâu đặc điểm, đưa ra những bài lý, chọn tông bài tùy theo nội dung, vui hát điệu gì, buồn hát điệu gì, bi ai hát điệu gì, tâm sự trao đổi hát điệu gì…” – thầy Ngận giải thích.
Người thầy 9X quê gốc miền Bắc, lớn lên ở Tây Nguyên, nói thêm: “Hay khi phân tích bà cụ Tứ mình phải làm thế nào, các bước ra sao để học trò nghe dễ nhớ. Cụ Tứ hay người vợ nhặt, anh Tràng mình xây dựng mỗi nội dung riêng. Học sinh có thích hoặc không thích cải lương nghe vẫn vui tai, tò mò, lắng nghe và nhớ kiến thức…”.
Những poster được học sinh thiết kế với chủ đề sân khấu hóa tác phẩm văn học trong buổi ngoại khóa của tổ văn Trường THPT Phạm Phú Thứ (Q.6, TP.HCM)
Đa dạng phương pháp học tập
Từ niềm đam mê cải lương, thầy Ngận tìm ra “phong cách” giảng dạy riêng cho mình và truyền cảm hứng để “chống chán” cho học sinh. Thầy tham gia học lớp kịch hát dân tộc Trường ĐH Sân khấu – điện ảnh TP.HCM một thời gian ngắn để nâng cao “trình” cải lương, đa dạng phương pháp dạy học.
“Mỗi lớp mỗi phương pháp khác nhau vì học sinh, sức học không lớp nào giống lớp nào. Có lớp thuyết trình nội dung, làm video, clip, phỏng vấn, dựng phim, thiết kế poster. Lớp khác chơi những trò chơi thiết kế. Hay có lớp nghe cải lương để bổ trợ, giảng dạy bổ sung thêm sau cùng. Môn văn chỉ giảng bài là học sinh sẽ không thích, sẽ buồn ngủ” – thầy cho biết.
Trong dịch COVID-19, học sinh chuyển sang học online thì cải lương của thầy thành một phương pháp hữu hiệu. Thầy sáng tác, “sản xuất” video, lồng ghép… chuyển thành trải nghiệm học tập thú vị để học sinh vừa thư giãn, vừa nghe âm nhạc vừa nghe được văn học.
“Ở miền Tây, các trường có câu lạc bộ đờn ca tài tử thì ở trường tôi có tổ chức câu lạc bộ âm nhạc dân tộc nhưng phát triển chưa mạnh. Tuy vậy, tôi vẫn cứ theo đuổi cải lương và phương pháp bổ trợ dạy học này. Mình phát triển chút chút thì học trò sẽ biết đến, sẽ yêu thích cải lương hơn, gìn giữ loại nhạc truyền thống này…” – thầy Ngận bộc bạch.
Chia sẻ về dự định lâu dài, thầy giáo trẻ mơ ước đưa cải lương đến gần hơn với học sinh. “Khi đứng lớp mình chỉ bổ trợ, pha những đoạn cải lương, còn lại phải dạy như bình thường để đúng mục tiêu bài học vì tôi sợ mình đi quá giới hạn. Khi ngoại khóa là dịp để mình cùng học trò tung tẩy. Tôi và tổ văn tổ chức rộng rãi cho các em những loại hình âm nhạc dân tộc và đờn ca tài tử. Tôi ước mơ đưa được âm nhạc vào trong nhà trường…”.
Nhiều bạn rất thích
Bạn Thu Hiền, lớp 12A13, chia sẻ: “Tôi theo các môn tự nhiên nên môn văn cũng ít mặn mà. Nhưng thầy Ngận dạy tôi lại rất thích học. Nhạc hiện đại tôi nghe quen rồi nên không thấy lạ. Nhưng nghe cải lương mà lại do chính thầy giáo dạy văn hát khiến lớp tôi nhiều bạn rất thích”.
Ông Trần Tiến Thành (chuyên viên môn ngữ văn Sở GD-ĐT TP.HCM): Bổ sung, hỗ trợ kiến thức
Văn học dung chứa nhiều loại hình nghệ thuật khác thì giáo viên có thể tùy vào năng khiếu mà chuyển thể vì không thể ai cũng hát cải lương được. Người khiếu họa thì vẽ chuyển thể, người khiếu nhạc thì hát…
Sáng tác, cải biên tác phẩm văn học để bổ sung, hỗ trợ kiến thức trong tiết học văn tạo tâm thế cho học sinh để đón nhận bài học, có sự dung chứa giữa các loại hình nghệ thuật thơ – ca – nhạc – họa, giúp học sinh cảm nhận được văn chương. Khi học trò đang chán, cải lương giúp dễ nhớ, thu hút. Nó là bước đầu của giảng dạy, rất phù hợp giai đoạn học trò đang học môn văn mà chưa thu hút các em.
Thầy Ngận có khả năng hứng tác thành câu cải lương, tôi rất hoan nghênh. Thầy không sao chép mà hứng tác câu cải lương chuyển thể. Đứng bên sông có thể hát bên sông, đứng trong phòng có thể cất lên câu hát trong phòng, tạo tâm thế giúp học cảm nhận được tác phẩm văn học.
Hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm đang biến tướng thành du lịch, vui chơi?
Chú trọng đẩy mạnh thực hành thông qua những buổi học ngoại khóa vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức, kỹ năng mà không bị áp lực bởi một yếu tố nào.
Việc có một học sinh lớp 4 của trường tiểu học Âu Dương Lân, quận 8 tử vong khi đi tham gia ngoại khóa ở Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) trong tuần qua đã làm dấy lên sự lo ngại của phụ huynh, giáo viên khi cho học sinh đi tham gia ngoại khóa.
Vai trò của nhà trường
Theo Hiệu trưởng trường tiểu học Âu Dương Lân, quận 8, chuyến đi ngoại khóa này hoàn toàn là sự tự nguyện, dựa trên sự đăng ký của phụ huynh và học sinh.
Nói là sự tự nguyện đăng ký tham gia, nhưng nếu nhà trường và đơn vị tổ chức có trách nhiệm, có phương án đảm bảo an toàn cho các em học sinh khi tham gia, thì chắc chắn sự cố đáng tiếc như đã nói ở trên sẽ không xảy ra như vậy.
Hoạt động ngoại khóa là một trong những nội dung không thể thiếu trong chương trình giảng dạy của nhà trường. Tham gia ngoại khóa không chỉ giúp cho các em học sinh tăng cường về mặt sức khỏe, giải tỏa mệt mỏi sau những giờ học, mà còn là cơ hội để các em phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại một khu sinh thái (ảnh: CTV)
Khi các trường tổ chức cho học sinh đi ngoại khóa đều có kế hoạch từ trước, có văn bản xin ý kiến của lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, có một thực tế phải nhìn nhận rằng, phần lớn các kế hoạch tham quan ngoại khóa chủ yếu cũng chỉ nằm trên giấy tờ, ít khi được phổ biến kỹ càng tới các giáo viên.
Trước ngày diễn ra hoạt động tham quan ngoại khóa, thường thì các nhà trường và đơn vị tổ chức chưa có các buổi họp để triển khai kế hoạch, phương án tổ chức buổi hoạt động này tới toàn thể giáo viên tham gia.
Toàn bộ sơ đồ nơi tổ chức mà học sinh tham quan, thời gian diễn ra hoạt động cũng ít khi được phổ biến tới giáo viên, nhân viên nhà trường biết, nắm rõ để phối hợp, tổ chức một cách nhịp nhàng, hạn chế các tình huống rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Bản thân giáo viên chủ nhiệm của các lớp cũng chỉ biết vận động học sinh tham gia, thu tiền và nộp lại cho kế toán của trường. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch, nhà trường cũng cần thể hiện rõ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận.
Hoạt động ngoại khóa cần gắn với hoạt động chuyên môn
Đẩy mạnh kiến thức thực tế thông qua các hoạt động học tập ngoại khóa là nền tảng để các em học sinh phát triển trí tuệ vững chắc. Những bài học lý thuyết có thể khiến cho các em không nhớ lâu, song khi được thực hành hay khi có điều kiện áp dụng thì sẽ là bài học bổ ích ghi sâu vào trí nhớ của trẻ.
Chú trọng đẩy mạnh thực hành thông qua những buổi học ngoại khóa vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức, kỹ năng mà không bị áp lực bởi một yếu tố nào.
Học sinh đều trong độ tuổi nghịch ngợm, hiếu động, nhiều em thiếu kỹ năng xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm, nên nguy cơ xảy ra thương tích, tai nạn trong chuyến đi là khá cao. Hơn nữa, việc quản lý, chăm sóc các em trong những chuyến đi thường là các thầy cô giáo chủ nhiệm, bảo mẫu, một vài phụ huynh và nhân viên khu du lịch.
Tác giả bài viết - Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn (ảnh: NVCC)
Tuy nhiên, lớp học thường rất đông học sinh, địa điểm tham quan thường rộng lớn, nên nếu không cẩn thận thì không thể quản lý học sinh một cách chặt chẽ, thiếu sự kiểm soát.
Những năm gần đây, để thuận tiện cho các hoạt động ngoại khóa, nhà trường thường kết hợp với các công ty du lịch, chọn địa điểm đi thường là các khu du lịch sinh thái.
Mỗi học sinh khi tham gia đều phải đóng một số tiền, nhưng có một thực tế là thường các em đi đến những nơi này chủ yếu là chơi nhiều hơn là học tập. Các hoạt động tổ chức chưa gắn liền với nội dung bài học.
Hoạt động ngoại khóa được hiểu như là hoạt động tổ chức ngoài giờ học chính khóa, thường mang tính chất tự nguyện nhiều hơn là bắt buộc. Đây chính là sự tiếp nối hoạt động dạy và học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn.
Hiện nay, một số trường tổ chức hoạt động trải nghiệm còn mang nhiều tính hình thức, phần lớn chỉ dừng lại việc tổ chức cho học sinh đi tham quan, dã ngoại. Còn việc thu nhận được kiến thức, kỹ năng gì từ những chuyến đi này thì dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Không phải cứ tổ chức cho học sinh "vác ba lô" lên là đi hoạt động ngoại khóa. Nhà trường cần tổ chức những chương trình này gắn liền với nội dung của các môn học.
Ví du: Với học sinh lớp 3, để dạy chương trình thực vật và động vật, chúng ta có thể tổ chức cho học sinh đi đến Thảo Cầm Viên. Với các em học sinh lớp 4, để dạy các kiến thức về hoạt động sản xuất của người dân vùng Đồng Bằng Nam Bộ, nhà trường có thể cho học sinh được trải nghiệm tại các khu du lịch sinh thái.
Khi dạy về Lịch Sử thì có thể cho học sinh tham quan các bảo tàng...Như vậy, mỗi chuyến đi trải nghiệm chỉ cần tổ chức trong một buổi của ngày học, kinh phí tổ chức cũng không đáng kể.
Giáo viên cũng có thể đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức hoạt động. Khi tham gia, các em học sinh cần biết ghi chép, làm việc nhóm, quan sát, thực nghiệm và cuối cùng là báo cáo sản phẩm theo từng nội dung, yêu cầu.
Chính việc này giúp cho các em thoát khỏi các lớp học truyền thống, cách tiếp thu kiến thức một chiều và chuyển sang hình thức học tập sinh động, chân thực.
Tham gia ngoại khóa là một trong những hoạt động không thể thiếu trong chương trình giáo dục. Nếu tổ chức tốt, các chuyến đi này sẽ tạo ra cho học sinh nhiều trải nghiệm, giúp cho các em học tập ngày càng tốt hơn.
Để một buổi học tập ngoại khóa đạt hiệu quả và an toàn, cần chú ý rèn kỹ năng cho học sinh tuân thủ các quy định tập thể, khả năng tự phục vụ, kỹ năng xử lý tình huống khi gặp nguy hiểm.
Cha mẹ cũng cần phối hợp với nhà trường trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về tai nạn thường gặp như tai nạn giao thông, tai nạn đuổi nước, ngộ độc thực phẩm.
Tiếp sức thí sinh Cơ tu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 Thành Đoàn Đà Nẵng vừa trao tặng 21 phần quà tiếp sức cho các em học sinh đồng bào Cơ tu tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (đợt 2) tại Hội đồng thi TP Đà Nẵng. Thành Đoàn Đà Nẵng vừa trao tặng 21 phần quà tiếp sức cho các em học sinh đồng bào Cơ Tu tham gia kì...