Thầy giáo giỏi giàu nghị lực chiến đấu với bệnh ung thư
Cứ ngỡ cuộc sống tốt đẹp, ước mơ cống hiến không có gì thay đổi thế nhưng trong một lần khám bệnh, thầy Hà Trung Hiếu nhận được kết quả ung thư trực tràng.
Đỗ cùng lúc hai trường đại học (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Huế), chàng trai trẻ Hà Trung Hiếu chọn học Sư phạm Địa lý – Đại học Sư phạm Huế là bất ngờ với bạn bè thầy cô.
Kiên quyết theo nghề mình thích, năm học 1999 – 2000 thầy giáo trẻ Hà Trung Hiếu về công tác tại Trường Trung học phổ thông Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Đến năm học 2006-2007 chuyển về công tác tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Hương Sơn.
Thầy Hà Trung Hiếu – giáo viên Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Hương Sơn – Hà tĩnh (Ảnh CTV)
Làm đúng công việc mình mơ ước nên thầy giáo Hà Trung Hiếu luôn dành toàn tâm, toàn ý cho nghề dạy học, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Tự học qua tài liệu, học kinh nghiệm giảng dạy từ thế hệ đi trước và những thầy cô giáo cũ, thầy Hà Trung Hiếu đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh.
Tuổi trẻ, sức khỏe tràn trề, say mê cống hiến, thầy nhận được sự khen ngợi của chính quyền và để lại hình ảnh người thầy đáng kính trong ký ức của các thế hệ học trò.
Trong nhiều năm liền được trao tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở; được tập thể sư phạm Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Hương Sơn bầu vào Cán bộ dự nguồn.
Với nhiều người, mắc ung thư đồng nghĩa với việc công việc, tiền bạc, sự nghiệp danh vọng và thậm chí gia đình đều tiêu tan; chưa kể phải có thêm một người nghỉ việc theo sát chăm nom, thế nhưng với người thầy giàu nghị lực lại có góc nhìn khác.Cứ ngỡ cuộc sống tốt đẹp, ước mơ cống hiến không có gì thay đổi thế nhưng trong một lần khám bệnh, thầy Hà Trung Hiếu nhận được kết quả ung thư trực tràng.
Thầy Hà Trung Hiếu chia sẻ “Tưởng chừng cuộc đời đã đóng lại với em, mọi người động viên em bước vào cuộc chiến mới, cuộc chiến chống ung thư.
Riêng em lại nghĩ khác, em coi ung thư cũng chỉ là một căn bệnh bình thường như những bệnh khác, mình mắc phải thì chữa, cứ tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ; con người ai mà chẳng có lúc bị bệnh, mà có bệnh thì trị bệnh.
Em tự nhủ với mình và người nhà, ung thư là ung dung và thư thái, cứ vui vẻ lạc quan, không có gì phải lo lắng cả, cứ thế, mỗi ngày em lại kiếm tìm một niềm vui.
Video đang HOT
Học sinh cũ đến thăm thầy Hà Trung Hiếu, như là biệt dược giúp thầy mau khỏi bệnh (Ảnh: CTV)
Ký ức vui vẻ ngày đi dạy, lời nhắn nhủ động viên của học trò cũ, đồng nghiệp, bạn bè… như tiếp thêm biệt dược cho em.
Những người cùng phòng bệnh tại bệnh viện Tân Triều thấy em vui vẻ, cười đùa rất ngạc nhiên. Em còn đọc, kể chuyện cười cho họ nghe. Họ vui vẻ, mình càng vui vẻ hơn.
Khi người thân… gọi điện, lo lắng, nghe em cười vui, tếu táo; có người bảo chính em đã truyền thêm niềm tin yêu cuộc sống cho họ.
Trong thời gian chữa trị, có những lúc sức khỏe, tiền bạc khánh kiệt, em vẫn không hề bi quan, em tự nhủ mình mắc bệnh như một trải nghiệm của cuộc đời, coi như là một chuyến du lịch không nhiều người có được.
Cứ thế, em vui vẻ xuyên qua bệnh tật, nay bệnh tình đã ổn định đi dạy bình thường, lại tham gia nhiệt tình các hoạt động của Trung tâm”.
Khi tôi hỏi có bao giờ em nghĩ mình chọn nghề sai không, thầy Hà Trung Hiếu tâm sự “Cũng có người đã hỏi em như thế, không sai thầy ạ, em chọn đúng sở thích và sở trường của mình.
Qua cơn bạo bệnh này, em mới thấy mình chọn nghề thật chính xác; tình cảm thầy trò là sức mạnh giúp em vượt qua nghịch cảnh. Thật hiếm có nghề nào có được tình cảm của người với người như nghề giáo.
Thật cảm động, cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, những thế hệ học sinh cũ của em ở Đức Thọ, Hương Sơn đã giúp đỡ em cả vật chất và tinh thần”.
Học sinh cũ về thăm thầy Hà Trung Hiếu, nét đẹp trân quý của nghề giáo (Ảnh: CTV)
Sau khi hóa – xạ trị về, sức khỏe của thầy giáo Hà Trung Hiếu rất yếu, nhờ đặc sản nhung hươu quê hương, thầy dần khỏe lại.
Bạn bè ở xa quê thấy vậy đã nhờ thầy mua hộ nhung hươu; trong cái khó ló… cái mới, thầy có thêm “nghề mới” bán nhung hươu qua facebook.
Nói về đồng nghiệp của mình, thầy Nguyễn Công Lam – Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Hương Sơn tâm sự:
“Thầy giáo Hà Trung Hiếu là thầy giáo có tâm huyết, nghị lực; thầy bị bệnh hiểm nghèo là một bất ngờ, mất mát với đồng nghiệp và học sinh.
Trung tâm cũng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên thầy chữa bệnh; chúng tôi cũng có ý bớt khối lượng công việc cho thầy, nhưng thầy bảo nay sức khỏe ổn định, hãy phân công nhiệm vụ cho thầy như một người bình thường.
Thầy Hiếu lại vui vẻ, tâm huyết trong từng tiết dạy; thầy Hiếu quả là một giáo viên đầy năng lực, giàu nghị lực và rất lạc quan”.
Chữa bệnh cần có thuốc, cái cần không kém chính là nghị lực, tinh thần vui vẻ, lạc quan. Có nghị lực, sống vui vẻ sẻ chia giúp ta vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, chúc thầy giáo Hà Trung Hiếu lại tràn trề sức khỏe, tiếp tục cống hiến cho nghề mình đã chọn.
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net.vn
Học sinh trở lại trường an toàn
Ngày 2-3, học sinh của 74 trường THPT và 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (từ lớp 10 đến lớp 12) với 77.086 học sinh đã trở lại với nhiệm vụ học tập bình thường sau đợt nghỉ kéo dài phòng dịch bệnh Covid-19.
Đối với các cấp học từ mầm non đến THCS có thể trở lại trường sau 2 tuần nữa.
Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang (bìa phải) kiểm tra các điều kiện đảm bảo phòng dịch tại hệ thống trường phổ thông của Công ty cổ phần giáo dục Thành Thành Công. Ảnh: C.Nghĩa
Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang cho biết: "Trước khi tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định cho học sinh khối THPT và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trở lại trường học tập, Sở GD-ĐT đã liên tục cử các đoàn kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh phòng dịch tại các trường. Qua kiểm tra cho thấy, tinh thần sẵn sàng của các trường là khá tốt, nhiều trường có những cách làm sáng tạo, thể hiện trách nhiệm của ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên".
* Chuẩn bị chu đáo
Thầy Nguyễn Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường THPT Đắc Lua (xã Đắc Lua, H.Tân Phú) cho biết: "Ngày 2-3, học sinh đến trường đều được đo thân nhiệt, sau đó lên thẳng lớp học. Ngày đầu tiên trở lại trường, các em không vào học chính khóa ngay mà chủ yếu nghe giáo viên phổ biến kiến thức về dịch Covid-19, các dấu hiệu nhận biết để tự bảo vệ mình và cũng là bảo vệ cho người khác".
Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang cho biết: "Sở GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra hầu hết các trường THPT khi tham mưu cho UBND tỉnh cho phép học sinh khối THPT trở lại trường. Trong tuần đầu đến trường, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục thành lập các đoàn đi kiểm tra việc chấp hành thực hiện các quy định về phòng dịch. Chúng tôi rất mong các học sinh sẽ thực hiện nghiêm hướng dẫn của nhà trường, đồng thời mong phụ huynh chia sẻ và đồng hành với nhà trường để khi các em trở lại trường sẽ được an toàn, có tâm lý an tâm và thoải mái trong học tập".
Sau khi có văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về việc các địa phương xem xét cho học sinh khối THPT trở lại trường, từ ngày 2-3, còn khối từ mầm non đến THCS tiếp tục nghỉ học thêm từ 1-2 tuần, lập tức thầy và trò Trường THPT Nguyễn Trãi (TP.Biên Hòa) đã cùng nhau làm vệ sinh trường lớp, sẵn sàng trở lại trường. Từng phòng học, phòng làm việc, từng bộ bàn ghế, rèm cửa... đều được lau rửa, giặt sạch sẽ. Nhà trường còn tiến hành phun thuốc khử trùng toàn bộ khu vực trường để đảm bảo sát khuẩn ở mức độ cao. Vật dụng không thể thiếu là nước rửa tay, xà bông diệt khuẩn đã được nhà trường chuẩn bị sẵn sàng để dùng cho nhiều ngày tới.
Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi Nguyễn Văn Duyên cho biết: "Khi nhận được thông báo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở GD-ĐT chính thức cho học sinh khối THPT trở lại trường vào ngày 2-3, chúng tôi rất mừng, nhất là các học sinh lớp 12 đang bước vào học kỳ cuối chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Dù đã đi học trở lại nhưng nhà trường không vì thế mà chủ quan, tinh thần phòng, chống dịch phải duy trì ở mức cao hơn trong cả giáo viên lẫn học sinh".
Còn tại Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, trường THPT công lập duy nhất của tỉnh có hệ thống ký túc xá dành cho học sinh ở nội trú, việc đón học sinh trở lại trường đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Đậu Thế Tâm cho biết: "Trong tuần đầu học sinh trở lại trường, nhà trường sẽ không tổ chức các hoạt động tập thể có đông học sinh, không tổ chức các buổi học ngoại khóa ngoài trời hay tổ chức cho học sinh đi tham quan dã ngoại. Đối với học sinh ở ký túc xá của trường cũng được khuyến cáo hạn chế di chuyển từ phòng này qua phòng khác, tăng cường vệ sinh thân thể, giữ gìn nơi ở sạch sẽ...".
* Nghiêm túc phòng, chống dịch nhưng tránh căng thẳng
Phó giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung cho biết, Sở đã phối hợp rất chặt chẽ với ngành GD-ĐT để triển khai đưa học sinh khối THPT trở lại trường, bao gồm việc hỗ trợ các trường làm vệ sinh, tuyên truyền về phòng, chống nguy cơ lây nhiễm Covid-19, cách xử lý các tình huống khi phát hiện học sinh có biểu hiệu sốt, ho, khó thở, tức ngực...
Học sinh trở lại trường là một tín hiệu vui nhưng cũng kèm theo những lo lắng nên các trường phải đặc biệt coi trọng công tác phòng, chống dịch. Không tổ chức hoạt động chào cờ đầu tuần tập trung ở sân trường, thay vào đó là chào cờ theo từng lớp. Cần vệ sinh thật sạch sẽ các bề mặt tiếp xúc, như: bàn phím máy tính trong phòng tin học, tay nắm cửa ra vào, bồn cầu, vòi nước nhà vệ sinh, mặt bàn...
Học sinh Trường THPT Ngô Quyền trở lại trường học sáng 2-3
Đối với học sinh, theo khuyến cáo của bác sĩ Lê Quang Trung, khi đến trường phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của nhà trường và giáo viên. Trong quá trình ở trường không nên đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Không khạc nhổ bừa bãi, cần súc miệng bằng nước muối, nước sát khuẩn, thực hiện ăn chín uống sôi. Khi hắt hơi, học sinh cần lấy khuỷu tay che lên miệng và mũi, không nên dùng chung đồ dùng cá nhân. Khi gặp gỡ, giao tiếp nên hạn chế các hành động bắt tay, ôm vai, tiếp xúc quá gần. Đặc biệt trước khi đến lớp hoặc trước khi về nhà thì cần phải rửa tay sạch sẽ để bảo vệ mình và mọi người.
Theo Ban giám đốc Công ty cổ phần giáo dục Thành Thành Công, đơn vị hiện có 5 trường THPT tại TP.Biên Hòa và H.Trảng Bom, điều kiện và phương án đón học sinh trở lại lớp học được triển khai chu đáo, nghiêm ngặt. Ban giám hiệu Trường TH-THCS-THPT Thái Bình Dương cho biết, trong ngày 2-3 chỉ có học sinh khối 10, 11, 12 đi học, các khối còn lại tiếp tục nghỉ nên tương đối thuận lợi trong công tác phòng, chống dịch. Ở khu vực nhà ăn, học sinh các khối lớp được bố trí ngồi ở khoảng cách nhất định, học sinh lớp nào ngồi ăn ở khu vực riêng của lớp đó. Sau mỗi buổi học, giáo viên và nhân viên của trường tiến hành vệ sinh lớp học, nhà ăn và ký túc xá ngay.
Anh Lê Xuân Phụng có con học nội trú tại TrườngTH-THCS-THPT song ngữ Lạc Hồng (TP.Biên Hòa) cho biết: "Con tôi đang học lớp 12. Mặc dù tình hình dịch đang được kiểm soát tốt tại Việt Nam nhưng ở một số nước còn phức tạp nên tôi khá lo lắng. Để an tâm hơn, thay vì cho con ở nội trú tại trường tôi dành thời gian đón con về nhà nhằm hạn chế việc con sinh hoạt ở nơi đông người".
Công Nghĩa
Theo baodongnai
Buổi học đầu tiên sau kỳ nghỉ dịch COVID-19 của học sinh tỉnh Hải Dương có gì đặc biệt? Trong buổi học đầu tiên này, các trường tổ chức cho học sinh chào cờ ngay tại lớp học. Sau đó giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền về phòng, chống dịch và bước vào học chương trình bình thường... Như Báo Gia đình & Xã hội đưa tin, sáng nay (02/3), học sinh bậc học THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp -...