Thầy giáo Êđê sáng đi dạy, chiều vận động học sinh đến trường

Theo dõi VGT trên

“Ngày 20/11, ở nơi buôn làng nghèo người Êđê chúng tôi, giáo viên chỉ nhận được những bông hoa nhựa do học sinh tặng cũng là hạnh phúc lắm rồi. Chúng tôi chỉ ước mong các em không bỏ học, hàng ngày đến trường như các bạn cùng trang lứa”, Thầy Ksor Y Giêng, người dân tộc Êđê, giáo viên Trường Tiểu học và THCS EaLâm (xã EaLâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) chia sẻ.

Thầy giáo Êđê sáng đi dạy, chiều vận động học sinh đến trường - Hình 1

Thầy Ksor Y Giêng – Trường Tiểu học và THCS EaLâm (Sông Hinh, Phú Yên) luôn hết lòng vì học sinh nghèo Êđê.

Ước mơ làm thầy giáo của cậu bé Êđê

Sinh ra và lớn lên tại buôn Krông, một buôn làng nghèo của người Êđê thuộc xã EaBia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Từ thuở bé, cậu học trò nghèo Y Giêng đã khát khao được đến trường, được học con chữ để đọc sách báo, tìm hiểu những điều mới mẻ trong vô vàn cuốn sách. Ước mơ cháy bỏng của cậu học trò nghèo đó là được trở thành thầy giáo, mang những kiến thức đã được học để dạy các em học sinh biết chữ, thoát nghèo.

Đã 10 năm qua đứng trên bục giảng, mỗi lúc nhắc lại ước mơ của mình, thầy Y Giêng không khỏi xúc động bởi đã phải vượt qua cuộc hành trình đầy gian nan để mang cái chữ đến với học sinh nghèo ở các buôn làng. “Hồi đi học, mình không học giỏi đâu, nhưng muốn làm thầy giáo lắm. Năm 2009, sau khi học xong Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Quy Nhơn, tôi thật hạnh phúc khi được trở về dạy học tại chính mảnh đất quê nhà. Mặc dù hàng ngày phải vượt hàng chục cây số, nhưng thấy các em học sinh đến lớp, chăm chú học tập là mọi vất vả ấy như tan vào dòng nước suối, hòa vào giữa rừng đại ngàn”, thầy Y Giêng tâm sự.

Theo thầy Y Giêng, Trường Tiểu học và THCS EaLâm bây giờ đã khang trang hơn trước, các lớp đều có phòng học riêng. Vì có thêm phòng học nên các thầy cô kèm cặp cho học sinh được nhiều hơn, các em được đến trường nhiều hơn. Suốt chặng đường 10 năm dạy học, thầy Y Giêng cũng không còn nhớ nổi bao nhiêu lần vận động học sinh đi học. Bởi với nhiều em nhà nghèo, bố mẹ chủ yếu đi làm công nhân xa, nên nhận thức về quyền đi học của con em là chưa đầy đủ, hơn nữa các em ở nhà với ông bà, nên nếu đi học ông bà sẽ không có người giúp đỡ việc nhà…

Thậm chí, thầy Y Giêng phải đến nhà để vận động học sinh đi học trở lại vì các em “giận dỗi” bạn trên lớp. Đặc biệt, vào những vụ mùa học sinh nghỉ học, bỏ học rất nhiều, thầy cô phải chờ đến xong buổi làm nương rẫy mới đến tận nhà để vận động học sinh đến trường. Những dịp đó, giáo viên ngoài dạy học trên lớp, chủ yếu là các buổi chiều tối lại tỏa đi các ngả để đến từng nhà các em để vận động, “nịnh” các em đến trường. Bởi nếu không bằng tình thương, lòng kiên trì, nhiều em sẽ bỏ học để làm nương rẫy giúp gia đình.

Luôn hết lòng vì học sinh

Thầy giáo Êđê sáng đi dạy, chiều vận động học sinh đến trường - Hình 2

Thầy Ksor Y Giêng đến từng nhà để vận động các gia đình cho con đến trường, không bỏ học. Ảnh nhân vật cung cấp

Video đang HOT

Cũng từng là cậu bé Êđê gặp khó khăn với môn Tiếng Việt, có nhiều lần cô dạy mà học sinh không hiểu… nhất là về chính tả. Từ đó, thầy Y Giêng trăn trở, làm sao để học sinh học tốt môn Tiếng Việt, đặc biệt là khắc phục lỗi chính tả. Điều này thôi thúc Y Giêng có những ý tưởng, biện pháp để giúp học sinh không còn sợ môn Tiếng Việt. Chỗ nào hay nhầm lẫn phải giải thích kỹ, lấy từ đó để hướng dẫn thêm, các em ghi thêm vào vở tự học, mỗi ngày có thêm các từ mới. Nhiều chữ học sinh phân biệt chữ R, chữ Y, dấu hỏi, dấu ngã khó khăn thì phải sửa từng tí một cho học sinh.

Khác với học sinh người Kinh, đa số các em ở đây sử dụng tiếng Việt chưa thành thạo bởi tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em. Vì vậy việc giao tiếp bằng tiếng Việt của các em gặp rất nhiều khó khăn. Thầy Y Giêng cho biết: “Lớp học có vài học sinh người Kinh, nhưng sau 3 năm học lại nói tiếng Êđê rất nhanh, nhưng các bạn người Êđê vẫn còn nói khó khăn trong môn Tiếng Việt. Vốn từ khó khăn, nếu lên cấp 2 thì sẽ rất khó khăn không theo kịp chương trình, bởi vậy giáo viên phải luôn nỗ lực để giúp học sinh vượt qua “nỗi sợ” môn học khó này”.

Tự làm góc học tập, có nhiều sách, vở để học sinh đọc, tham khảo thêm. Mỗi tuần tự nguyện dạy thêm kèm cặp các em. Dù nhà ở xa, nhưng hàng ngày thầy Y Giêng vẫn ở lại để cùng học sinh đọc sách, truyện nâng cao khả năng. Thầy Y Giêng đã yêu thương và dốc lòng dạy dỗ, trao truyền cho học sinh về kiến thức, về nghị lực, lòng kiên trì vượt khó. Đặc biệt là thầy có phương pháp dạy học giúp học sinh yếu tiến bộ hơn, vận động thuyết phục học sinh bỏ học quay trở lại trường bằng sự chia sẻ, cảm hóa bằng tình thương. Nhờ vậy, tỉ lệ học sinh bỏ học của trường, của lớp do thầy chủ nhiệm giảm dần, chất lượng học sinh ngày càng nâng lên.

Tâm sự về cuộc sống của mình, thầy Y Giêng cho biết, trong suốt gần 10 năm dạy học, ngoài chăm lo hết mình vì công việc thì họ còn nỗi lo về cuộc sống hàng ngày. Như cách đây hai năm, khi vợ chưa sinh con thứ hai thì vẫn phụ giúp bằng việc trồng mì. Nhưng hai năm nay thì vì chăm con nhỏ nên đời sống gia đình cũng thêm vất vả, vợ không xin được việc nên chỉ ở nhà chăm con. Ngoài việc dạy phải tranh thủ làm rẫy, làm nương trồng cây mì để mong có thu nhập thêm. Nhưng năm nay cuộc sống lại thêm vất vả bởi mì mất mùa và mất giá, gia đình trông chờ vào đồng lương giáo viên. “Hàng ngày đi dạy ở xa, tối về muộn lại phải soạn giáo án… Tôi có mong muốn được chuyển về dạy học ở gần nhà để có thêm thời gian hơn cho gia đình. Nhưng dù ở lại, hay chuyển đi tôi vẫn luôn hết mình với công việc, bởi nghề giáo là niềm vinh dự và tự hào của tôi”, thầy Y Giêng tâm sự.

Nói về dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, thầy Y Giêng chia sẻ: “Hàng năm, vào dịp này tôi đều nhận những bông hoa nhựa, mỗi em một bông, vui lắm, bó lại từng bó, dùng để trang trí trong lớp học. Lúc đầu, cũng thấy cũng tủi so với các đồng nghiệp nơi khác, nhưng lại thấy mừng lắm bởi các em còn biết đến ngày tri ân, nói lời cảm ơn đến thầy cô. Vào dịp này, một số học sinh cũ cũng gọi điện, nhắn tin qua điện thoại, Facebook cá nhân để gửi lời chúc mừng ngày 20/11. Với tôi và các đồng nghiệp, được thấy học sinh đến trường, yêu mến thầy cô, bạn bè và thích học tập đó là niềm hạnh phúc lớn nhất”.

Lãnh đạo Trường Tiểu học và THCS EaLâm cho biết, nhiều năm học liền, thầy Y Giêng tham gia và đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Năm học 2016 – 2017, thầy Y Giêng dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và đạt 2 giải Nhất. Tháng 11/2017, thầy vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Trong mắt đồng nghiệp, thầy Y Giêng là người thầy rất hòa đồng, trách nhiệm với công việc, luôn quan tâm, giúp đỡ đồng nghiệp.

Ngày 16/11 vừa qua tại Hà Nội, thầy Y Giêng – giáo viên Trường Tiểu học và THCS EaLâm (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) trở thành một trong 63 thầy cô được vinh danh tại Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” và vinh dự nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về những đóng góp trong năm học vừa qua. Đây là những thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; các lớp học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số đang theo học.

Theo giadinh.net

Vinh danh 75 nhà giáo trẻ tiêu biểu: Những người chọn khó khăn, vất vả về mình

Cô giáo dân tộc Mông Phàng Thị Thúy (SN 1988) và thầy giáo Tổng phụ trách đội La Vui Đức Dương (SN 1986) là 2 trong số 75 nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp T.Ư được T.Ư Đoàn vinh danh.

Họ là những thầy cô giáo luôn sẵn sàng chọn vất vả, khó khăn về mình để mang con chữ đến với học trò nghèo vùng cao.

Vinh danh 75 nhà giáo trẻ tiêu biểu: Những người chọn khó khăn, vất vả về mình - Hình 1


Cô giáo Phàng Thị Thúy và các em học sinh dân tộc Mông Ảnh: NVCC

Hạnh phúc vì được làm giáo viên vùng cao

Từ những ngày còn là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội 2, cô giáo Phàng Thị Thúy (SN 1988), dân tộc Mông luôn có một mơ ước rất đỗi giản dị là làm cô giáo vùng cao. Ước mơ đó đã trở thành hiện thực khi cô là giáo viên trường Tiểu học Quang Sơn (Đồng Hỷ, Thái Nguyên), nơi có 100% học sinh là người dân tộc Mông.

Cô Thúy chia sẻ, bản thân trước đây từng bị bố mẹ bắt nghỉ học sớm để đi làm nương, làm rẫy nhưng nhờ có sự tuyên truyền, vận động của các thầy, cô giáo cô được đi học trở lại, được vào học tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú, rồi thành sinh viên ngành Sư phạm. "Nhờ sự định hướng tận tình của thầy cô giáo, mà cuộc đời tôi đã đổi thay, bước sang trang mới đầy tươi đẹp như bây giờ. Từ câu chuyện cuộc đời mình, tôi muốn được mang sức trẻ, tri thức cống hiến, giúp đỡ các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, nơi còn rất nhiều những khó khăn, hủ tục", cô giáo trẻ Phàng Thị Thúy chia sẻ.

Hiện lớp học của cô giáo Thúy chỉ vỏn vẹn... 7 học sinh. Con số ít ỏi đó là cả một hành trình nỗ lực tuyên truyền, vận động của thầy cô giáo trường Tiểu học Quang Sơn. Trước đây, học sinh thường xuyên nghỉ học, bỏ học giữa chừng đi làm nương, rẫy, trông em cho bố mẹ. Ngày ngày, các thầy cô giáo đến tận nhà tuyên truyền, vận động; có những gia đình, cô giáo đến vận động cả tuần, thậm chí cả tháng mới cho con đi học trở lại. Nhiều gia đình, cô giáo phải tranh thủ đến vào ban đêm mới gặp.

"Ở vùng cao, nhiều em học sinh dù tuổi đời còn rất ít nhưng đã phải đảm trách nhiều công việc trong gia đình. Có những em khi được vận động đi học trở lại đã viết lên bàn các dòng chữ khiến tôi bật khóc như "Con nhớ cô", "Con muốn được đi học", "Con yêu cô"... Đó là "liều thuốc" giúp chúng tôi có thêm sức mạnh vượt qua mọi thử thách để đồng cảm, sẻ chia với các em học sinh. Điều trăn trở lớn nhất của chúng tôi là làm sao tất cả học sinh đều được đi học và cảm thấy vui vẻ khi đến trường", cô Thúy chia sẻ.

Nhờ tình yêu thương học sinh như con cái của cô giáo Phàng Thị Thúy và các thầy cô giáo trong trường Tiểu học Quang Sơn, những năm gần đây, 100% học sinh đồng bào dân tộc Mông tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên, đều đến trường và đi học đúng độ tuổi.

Dù dạy học trong điều kiện vất vả, thiếu thốn, học sinh ít ỏi như vậy, nhưng cô giáo trẻ Phàng Thị Thúy vẫn luôn dành trọn mọi tâm huyết với nghề, luôn nghiên cứu đưa ra các sáng kiến trong dạy học. Trong đó, sáng kiến: "Một số đổi mới về rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 2A của trường Tiểu học Quang Sơn" được áp dụng rộng rãi. Năm học 2018 - 2019, cô Thúy đạt giáo viên dạy xuất sắc cấp huyện.

Chia sẻ về ước mơ của mình, cô Thúy bộc bạch: "Nếu giờ có ai đó hỏi tôi rằng, có hối hận, có thay đổi không, tôi vẫn chọn được làm giáo viên vùng cao, vì nơi đó, các em luôn cần mình. Có một câu hát khiến tôi rất tâm đắc: "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?". Tôi cảm thấy yêu và đang hạnh phúc với công việc hiện tại".

28 lần hiến máu tình nguyện

Không chỉ tận tâm, sáng tạo trong công việc, thầy giáo dân tộc Raglai La Vui Đức Dương, giáo viên Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Phước Chiến (Ninh Thuận) còn là tấm gương điển hình về tinh thần tình nguyện vì cộng đồng. Tính đến thời điểm này, thầy giáo La Vui Đức Dương đã trải qua 28 lần hiến máu tình nguyện và hiện đang phấn đấu để trở thành những người hiến máu tiêu biểu toàn quốc được tôn vinh.

Thầy bộc bạch: "Trước đây, tôi hiến máu thông qua chương trình, phong trào của các đoàn thể phát động, nhưng giờ tôi chủ động đi hiến máu định kỳ 3 tháng/lần. Giờ như một thói quen, đến kỳ mà chưa kịp đi hiến máu tôi thấy bứt rứt trong người. Mình còn trẻ, còn có sức khỏe, còn cho đi được là một điều hạnh phúc". Mỗi lần hiến máu, thầy Dương phải vượt quãng đường gần 40 km từ nhà xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận.

La Vui Đức Dương sinh ra trong gia đình khó khăn nhưng có tinh thần hiếu học. Năm 2005, La Vui Đức Dương ghi dấu ấn trong trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận khi trở thành người dân tộc Raglai đầu tiên thi đỗ vào trường sau 30 năm thành lập. Sau khi ra trường, thầy Dương được phân công về dạy tại trường Tiểu học Phước Chiến (huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) làm giáo viên âm nhạc, hai năm sau chuyển sang làm giáo viên Tổng phụ trách Đội đến bây giờ. Trường Tiểu học Phước Chiến có 100% là học sinh dân tộc Raglai. Học trò nghèo, trường thiếu thốn, lụp xụp.

Hai năm đầu, thầy Dương phải ở nhờ nhà dân, ngày ngày, "chạy sô" 4 điểm trường cách nhau cả chục cây số để dạy cho học sinh. Nhiều lúc tiền lương không đủ đổ xăng nhưng thầy vẫn kiên trì bám nghề, yêu trẻ. Hai năm trở lại đây, trường được hỗ trợ xây dựng khang trang hơn, thu gọn lại 3 cơ sở, thầy đỡ vất vả. Tuy vậy, công việc của giáo viên Tổng phụ trách Đội khiến thầy lúc nào cũng tất bật, đi sớm, về muộn.

Năm 2018, thầy giáo trẻ La Vui Đức Dương được lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận tin tưởng chọn tham gia tổ biên soạn Tài liệu tiếng dân tộc thiểu số Raglai dành cho cán bộ - công chức - viên chức công tác vùng miền núi của tỉnh Ninh Thuận. Cuốn tài liệu dày 400 trang, bao gồm các bài học, từ vựng, hình ảnh, các chủ đề. Hiện thầy trực tiếp tham gia giảng dạy tiếng Raglai cho cán bộ, công chức, viên chức và đội ngũ giáo viên đang công tác vùng miền núi của tỉnh Ninh Thuận.

Vinh danh 75 nhà giáo trẻ tiêu biểu: Những người chọn khó khăn, vất vả về mình - Hình 2


Thầy giáo La Vui Đức Dương.

Tối 18/11, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn tổ chức lễ tuyên dương "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp T.Ư lần thứ nhất, năm 2019. Dự buổi lễ có: Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận T.Ư; anh Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn. Giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp T.Ư là giải thưởng do Ban Bí thư T.Ư Đoàn trao tặng hằng năm vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, dành cho các thầy cô giáo, giảng viên trẻ dưới 35 tuổi.

Đây là những nhà giáo đạt nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, dấn thân cống hiến cho xã hội, sống gương mẫu và là tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên.


Năm 2019, có 229 hồ sơ ứng viên, Hội đồng xét chọn đã chọn ra 75 nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp T.Ư để vinh danh. Trong đó, có 9 giáo viên dân tộc thiểu số. Họ là những điển hình của nghị lực vượt khó, luôn bám nghề, trăn trở mang con chữ đến cho con trẻ, thắp sáng tương lai.

LƯU TRINH

Theo Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

Tin nổi bật

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Bỗng dưng Song Hye Kyo lại bị mỉa mai là "cô vợ siêu sao không muốn đẻ"

Sao châu á

20:44:23 21/11/2024
Dù đã ly hôn từ lâu nhưng Song Hye Kyo vẫn luôn bị réo tên trong những sự kiện liên quan tới chồng cũ Song Joong Ki.

Bùi Khánh Linh vướng tranh cãi vì phạm lỗi nghiêm trọng khi thi Hoa hậu liên lục địa

Sao việt

20:42:20 21/11/2024
Bùi Khánh Linh cho biết cảm thấy buồn khi không có sash Việt Nam để đeo khi tham gia những hoạt động mấy ngày qua.

Bắt giữ sinh viên lấy trộm ô tô của giảng viên đại học ở Thái Nguyên

Pháp luật

20:31:21 21/11/2024
Công an TP Thái Nguyên đã bắt giữ một sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vì đã lấy trộm ô tô của nữ giảng viên trường này.

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Thế giới

20:17:03 21/11/2024
Loại tên lửa này có tầm bắn hàng nghìn km và có thể được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù cũng có thể mang đầu đạn thông thường.

Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể

Netizen

19:46:46 21/11/2024
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ câu chuyện của bạn H.M.Q về những điều mà bạn đã vô tình chứng kiến trong bệnh viện cùng hình ảnh khiến bất cứ ai cũng nhói lòng.

Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ

Lạ vui

19:43:10 21/11/2024
Giá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.

Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về

Góc tâm tình

19:41:48 21/11/2024
Rồi có một hôm, cô ấy đùng đùng đi khám bệnh và mang về cái bệnh án trầm cảm. Bố mẹ Lan biết chuyện nên đến tận nơi để chất vấn.

Doãn Quốc Đam, Duy Hưng và dàn diễn viên "Độc đạo" ngậm ngùi chia tay khán giả

Hậu trường phim

19:40:11 21/11/2024
Sau khi Độc đạo kết thúc, trên trang cá nhân, các diễn viên tham gia phim có nhiều bài chia sẻ thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Noo Phước Thịnh không để "bạo lực ngôn từ" làm tổn thương

Tv show

19:33:10 21/11/2024
Master of Master tập mở màn đầy cảm hứng với khách mời Noo Phước Thịnh không chỉ mang đến câu chuyện thành công, mà còn là bài học sâu sắc lòng kiên định và cách đối mặt với áp lực.

Tăng Duy Tân hứa tiết lộ nhiều "bí mật" của Tùng Dương ở concert Người đàn ông hát

Nhạc việt

19:31:14 21/11/2024
Từ TP.HCM, Tăng Duy Tân đã bay gấp ra Hà Nội để có buổi tập luyện với Tùng Dương. Cả hai đều chủ động chia câu, phân bè cho hợp lý với ca khúc song ca.