Thầy giáo đề xuất lãnh đạo TP HCM 6 vấn đề của giáo dục
Thầy giáo Nguyễn Hoàng Chương đã gửi đến lãnh đạo TP HCM 6 đề xuất về giáo dục phổ thông đầy tâm huyết.
“TP HCM là thành phố đầu tàu của cả nước, sự phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa – y tế – giáo dục… của thành phố không chỉ mang lại lợi ích cho người dân tại đây mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh, thành phố trong cả nước.
TP HCM luôn là điển hình, mang lại cách thức – mô hình cùng niềm tin và quyết tâm cho cả nước. Là một nhà giáo, tôi xin gửi đến lãnh đạo TP HCM và đặc biệt đối với đồng chí Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng 6 đề xuất đổi mới giáo dục phổ thông TP HCM.
Theo thầy giáo Nguyễn Hoàng Chương, một trong những điều cần đổi mới là bớt lý thuyết dông dài, tăng rèn luyện kỹ năng. Ảnh: Tuổi Trẻ.
1 – Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên:
a) Đội ngũ cán bộ quản lý: TP.HCM mạnh dạn tổ chức thi tuyển để chọn cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục, phòng và Sở GD&ĐT. Cán bộ quản lý có năng lực, trách nhiệm, tận tâm là điều kiện thiết yếu để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT thành công.
b) Tuyển chọn giáo viên giỏi từ nhiều nguồn: Từ các ngành nghề khác nếu họ có nguyện vọng được về công tác trong ngành giáo dục và nguồn giáo viên giỏi từ các địa phương ngoài TP HCM. Bảo đảm điều kiện sống cho những người ấy cùng với việc bỏ rào chắn về hộ khẩu thì chắc chắn sẽ thu hút được đội ngũ giáo viên giỏi. Điều cốt lõi luôn là có thầy giỏi thì mới có trò giỏi.
c) Luân chuyển giáo viên: Thực hiện công việc này giữa các quận, huyện và giữa các cơ sở giáo dục trên cùng một địa bàn. Chu kỳ luân chuyển có thể từ 3 năm đến 5 năm. Làm được điều này sẽ giúp học sinh vùng khó khăn, các trường chất lượng thấp có điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học và ngay cả việc luân chuyển đổi với giáo viên các trường chất lượng cao cũng sẽ giúp cho họ có thêm kinh nghiệm, rèn luyện tay nghề.
Video đang HOT
d) Chính sách tiền lương: Giúp giáo viên đảm bảo cuộc sống, đồng thời thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để giáo viên có nhà ở, phương tiện đi lại, giúp họ yên tâm đầu tư cho việc dạy học. Nhờ vậy sẽ hạn chế được nhiều việc dạy thêm – học thêm tràn lan.
2 – Sách giáo khoa:
Trên cơ sở chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành, TP HCM biên soạn sách giáo khoa dùng cho giáo viên và học sinh tại thành phố nhằm:
- Giảm tải cho học sinh, bớt lý thuyết dông dài, tăng rèn luyện kỹ năng.
- Kết hợp tốt giữa ứng dụng phương pháp dạy học hiện đại và phương pháp dạy học truyền thống.
- Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung, các hoạt động thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học, các kỹ năng mềm… phải là mục tiêu cơ bản của dạy học và giáo dục trong nhà trường phổ thông và được định hướng rõ ràng trong sách giáo khoa.
3 – Đưa đón học sinh:
Tai nạn giao thông, kẹt xe có lý do từ việc phụ huynh đưa đón con em đi học và học sinh tự đi. Cần thực hiện xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phổ thông các cấp học đi học và cả giáo viên đi dạy sử dụng xe bus.
4 – Thu học phí:
Tùy tình hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quận, huyện mà có mức thu học phí hợp lý và chỉ một mức thu duy nhất (đối với các trường phổ thông công lập), bảo đảm vừa sức dân, đủ để các trường chi trả cho hoạt động dạy học và giáo dục. Thực hiện điều tiết đối với các trường ở vùng khó khăn. Các khoản thu ngoài học phí phải được chấm dứt.
5 – Đánh giá giáo viên:
Kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng, thi chọn giáo viên giỏi phải thực chất, cởi trói cho họ. Người giáo viên phải có niềm tin sâu sắc vào những điều mình dạy và rằng từ những điều ấy học sinh sẽ sống tốt đẹp hơn.
Dạy học bằng cả sự hăng say, tích cực, chủ động, sáng tạo chứ không phải quá lo lắng, băn khoăn, ngại đổi mới… do sự săm soi của ban giám hiệu, học sinh và phụ huynh.
6 – Môi trường làm việc:
Không quá chạy theo việc trang bị các thiết bị, công nghệ “hot”, nặng nề thành tích. Nhà trường tươi vui – năng động – đoàn kết – mô phạm là mục tiêu cốt lõi.
Dạy học – giáo dục đảm bảo sự phát triển của học sinh, quan tâm đến lợi ích của các em, khơi dậy ước mơ, tư vấn hướng nghiệp, sống đẹp – tích cực, thầy cô luôn là tấm gương để học sinh noi theo, một nhà trường nhân văn.
Tư duy hành động là điều kiện cần để thực hiện những đổi thay cần thiết, hiệu quả và hoàn toàn có thể làm ngay ở các lĩnh vực, các ngành và tất nhiên trong đó có GD&ĐT ở TP HCM”.
Theo Nguyễn Hoàng Chương/Tuổi Trẻ
Hàng loạt ôtô bị xử phạt sau tin nhắn của ông Đinh La Thăng
Sau khi Sở Giao thông cấm ôtô trên 9 chỗ dừng đổ ở 2 tuyến đường trung tâm TP HCM theo chỉ đạo của Bí thư Đinh La Thăng, 22 xe vi phạm đã bị xử phạt.
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (TP HCM) cho biết, trong 4 ngày qua, kể từ khi gắn biển báo cấm ôtô trên 9 chỗ đậu trên 2 tuyến đường Nguyễn Thái Bình và Lê Thị Hồng Gấm (quận 1), thanh tra giao thông đã xử phạt 22 xe vi phạm với số tiền hơn 36 triệu đồng.
Theo Phó chánh thanh tra giao thông Lê Hồng Việt, sau khi lực lượng chức năng ra quân tuần tra, xử phạt tình hình giao thông trên 2 tuyến đường trên đã ổn định hơn rất nhiều, không còn cảnh kẹt xe. Tuy nhiên, khi vắng bóng lực lượng chức năng thì tình hình vi phạm tái diễn.
Sở GTVT TP HCM cho gắn biển cấm ôtô trên 9 chỗ dừng, đậu ở đường Nguyễn Thái Bình và Lê Thị Hồng Gấm (quận 1). Ảnh: Đ.L
"Thời gian tới chúng tôi sẽ tăng cường phối hợp với Cảnh sát giao thông quận 1 để xử lý triệt để tình trạng đậu xe trái phép. Tôi đã chỉ đạo anh em lập chốt tại 2 tuyến đường trên để không còn cảnh tái phạm", ông Việt nhấn mạnh.
Theo ông Việt, việc xử phạt xe vi phạm trên 2 tuyến đường trên chỉ là giải pháp tạm thời. Bởi không cho đậu chỗ này thì nhà xe lạiđậu chỗ khác đón khách. Vì vậy, Sở Giao thông đang rà soát lại tất cả các tuyến đường, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch căn cơ, mang tính dài hạn cho cả năm 2016, để chấm dứt tình trạng xe đón khách gây ùn tắc giao thông trung tâm thành phố.
"Chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Du lịch rà soát lại một số tuyến đường có nhiều khách sạn, điểm tham quan để chọn một số điểm cho đặt biển báo chỉ cho xe đưa rước khách du lịch được dừng, đậu. Đồng thời, làm việc với Sở Kế hoạch - Đầu tư về việc cấp giấy phép đặt văn phòng của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách. Những tuyến đường nào cần hạn chế hoặc không cấp phép đặt văn phòng", ông Việt nói.
Trước đó, ngày 17/2, sau khi nhận được tin nhắn của người dân (được chuyển từ điện thoại của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng) phản ánh một số tuyến đường ở trung tâm mất trật tự giao thông do các doanh nghiệp vận tải đón khách, Sở GTVT đã cho cho gắn biển cấm đậu xe chở khách từ 9 chỗ trở lên thay biển báo cấm đậu xe ngày chẵn, lẻ trên đường Nguyễn Thái Bình và Lê Thị Hồng Gấm (quận 1).
Hữu Công
Theo VNE
Ông Đinh La Thăng tìm lời giải bài toán quá tải bệnh viện Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã lắng nghe những kế sách giúp kéo giảm tình trạng quá tải bệnh viện và sử dụng kháng sinh bừa bãi tại Việt Nam. Bí Thư Thành ủy TP.HCM đang lắng nghe những chia sẻ, đóng góp từ bác sĩ Đông A. Chiều 22.2, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã dẫn...