Thầy giáo dạy Sử và Câu lạc bộ “Goodbye game”
Nắm bắt tâm lý nhạy bén, thầy giáo Hoàng Đức Mạnh đã “cảm hóa” nhiều học sinh (HS) cá biệt bằng sự quan tâm, tình cảm chân thành.
Với 20 năm cầm phấn, thầy Hoàng Đức Mạnh – trường THCS Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã hiểu phần nào tâm lý của HS. Thầy luôn chủ động gần gũi, tâm sự với HS để cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, học tập.
Lãnh đạo nhà trường nhận thấy điều này nên năm học nào thầy Hoàng Đức Mạnh cũng được trường phân công chủ nhiệm lớp học “cá biệt” (những lớp thiếu sự đoàn kết, nhiều HS vi phạm nội quy trường lớp, nghiện game…).
Thời gian đầu mới nhận nhiệm vụ, thầy Mạnh lo lắng làm sao có thể tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình từng em, từ đó có định hướng phù hợp. Nhưng khi tiếp xúc với nhiều HS “cá biệt”, thầy càng cảm thấy thương các em và tìm cách chia sẻ, động viên để HS coi mình như người bạn, người cha.
Thầy giáo Hoàng Đức Mạnh (giữa) với 2 cựu học sinh.
Sau thời gian chủ nhiệm các lớp học “cá biệt”, thầy Mạnh đã thành lập câu lạc bộ “Goodbye game” gồm những HS chơi game. Lúc này, thầy giao HS nghiện game làm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và thư ký câu lạc bộ. Hoạt động dưới nguyên tắc, sự giám sát của câu lạc bộ, các thành viên dần dần không còn hứng thú với game và chăm chỉ học hành hơn. Trong các giờ sinh hoạt lớp, thầy còn tổ chức buổi tọa đàm: “Người sử dụng mạng xã hội thông thái”, “Tình bạn và tình yêu”, giao lưu văn nghệ…
So với các HS “cá biệt”, có lẽ Hoàng Thế Tài vẫn là HS để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng thầy Mạnh. “Tài không có được hạnh phúc gia đình như bạn bè cùng trang lứa, bố mẹ bỏ nhau, bố đi công tác xa, vì không ai quản lý nên game luôn là bạn đồng hành. Để “cảm hóa” em, tôi nhiều lần gặp gỡ và trao đổi riêng với Tài.
Video đang HOT
Thậm chí, tôi còn đưa Tài đi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác, Hồ Tây… Dù nghịch phá nhưng Tài là HS thông minh và học giỏi môn Lịch sử. Vì vậy, tôi đã chọn Tài vào đội tuyển học sinh giỏi môn này và phân công em làm lớp trưởng, chủ nhiệm câu lạc bộ “Goodbye game” – thầy Mạnh cho biết.
“Áp dụng những biện pháp này, Tài có ý chí, nghị lực hơn trong cuộc sống. Chàng trai chăm chỉ học hành, đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử và giải Toán trên Internet. Hiện tại, Tài là sinh viên năm thứ 2, trường Đại học GTVT. Ngoài Hoàng Thế Tài, còn những HS từng nghiện game như Nguyễn Ngọc Hùng (công tác tại Bộ Công an), Đinh Văn Hậu (công tác tại Công an TP Hà Nội)… luôn coi thầy Mạnh như người cha thứ 2.
Bằng sự quan tâm, động viên giúp đỡ và các giải pháp sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng HS, những lớp thầy Mạnh chủ nhiệm đều có sự tiến bộ vượt bậc trong thi đua, nền nếp, HS đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong rèn luyện đạo đức và học tập.
Với quan niệm “giáo dục con người đạt kết quả là cả một quá trình lâu dài”, thầy Mạnh thường xuyên liên lạc và động viên, giúp đỡ HS ngay cả khi các em ra trường. Hàng năm, thông qua các buổi gặp mặt giữa các thế hệ HS, những anh chị khóa trước sẽ truyền cho các em HS khóa sau kinh nghiệm cần thiết. Qua đây, HS có động lực học tốt và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
Mỗi nhà giáo đều có cách nhìn riêng về sự thành công, còn đối với thầy Hoàng Đức Mạnh, hạnh phúc lớn lao nhất trong sự nghiệp “trồng người” là niềm tin của phụ huynh và HS. Thầy Mạnh gắn với hình ảnh một thầy giáo giỏi về chuyên môn, tận tụy với nghề và luôn dành tình cảm yêu quý học trò. Thầy đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng trường THCS Lê Thanh đạt thành tích tốt trong nhiều năm.
Thầy Trần Văn Tư – Hiệu trưởng trường THCS Lê Thanh nhận xét, thầy Hoàng Đức Mạnh không chỉ giỏi về chuyên môn, tâm huyết với nghề mà còn là một chủ nhiệm hết mực thương yêu HS. Ngoài là giáo viên chủ nhiệm các lớp cá biệt, nhiều năm thầy còn chủ nhiệm các lớp mũi nhọn của nhà trường.
Theo kinhtedothi
Hiệu trưởng FUNiX: 'Dạy con làm chủ máy tính nếu có đam mê'
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam - Hiệu trưởng ĐH FUNiX, nếu con đam mê máy tính, công nghệ, cha mẹ hãy để con tiếp xúc một cách nghiêm túc và bài bản.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ hiện nay khiến giới trẻ ngày càng dành nhiều thời gian cho máy tính và các thiết bị thông minh. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng con cái sẽ bị chi phối bởi máy tính, trở nên thụ động, không hòa mình vào giao tiếp cộng đồng.
"Thay vì lo lắng những tác động tiêu cực của máy tính đối với con cái, cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động cho con học lập trình để làm chủ công nghệ ngay từ khi còn học phổ thông", Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam - Hiệu trường ĐH FUNiX chia sẻ.
Nỗi lo của cha mẹ khi con thụ động tiếp xúc với công nghệ
"Con trai tôi rất mê máy tính, nhưng mê chơi là chính. Cháu dành hàng giờ lướt web, chơi game, nghe nhạc và trò chuyện trên mạng xã hội. Tôi lo lắng cháu sẽ bị ảnh hưởng không tốt và sao nhãng việc học", bác Vũ Quang Huy, phụ huynh em Vũ Quang Đại - Hà Nội tâm sự.
Đây cũng là suy nghĩ chung của nhiều bậc cha mẹ khi hàng ngày chứng kiến con mình mải mê bên chiếc máy tính. Có người đưa ra những thời gian nhất định cho được phép tiếp xúc với máy tính.
Tại sự kiện Chào Tân sinh viên 2019 do Hệ thống Giáo dục Hocmai.vn tổ chức với chủ đề: "Z - Thế hệ làm chủ công nghệ", Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam chia sẻ, sự lo lắng của cha mẹ khi thấy con quá say mê máy tính là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng thay vì lo lắng và cấm đoàn, phụ huynh hoàn toàn có thể chủ động hướng các con học lập trình để giao tiếp với máy tính và thay đổi máy tính, chuẩn bị cho một tương lai mà ở đó việc lập trình cũng quan trọng như tiếng Anh, âm nhạc hay toán học.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam - Hiệu trưởng Đại học FUNiX.
Cho con học làm chủ máy tính
Sau một thời gian tìm hiểu về máy tính và chương trình học lập trình trực tuyến tại XiSo, bác Vũ Quang Huy nhận ra, việc con đam mê máy tính nếu được nhìn nhận theo hướng tích cực có thể định hướng tốt cho nghề nghiệp tương lai của con. Bác Huy đã đăng ký cho con trai theo học tại XiSo, với hy vọng con có thể sử dụng máy tính một cách có ích hơn. Đây là chương trình học được đại học trực tuyến FUNiX và Hệ thống Giáo dục Hocmai.vn hợp tác xây dựng.
XiSo mong muốn đem đến cơ hội học lập trình một cách bài bản, chú trọng vào thực hành và khả năng làm việc cho các học sinh trong độ tuổi từ lớp 6 đến lớp 12. Nếu hoàn thành chương trình học trước khi tốt nghiệp cấp 3, học viên có thể đảm nhận những công việc liên quan đến máy tính với vai trò là một lập trình viên sau khi rời trường phổ thông.
"Con trai tôi sau một thời gian học đã khác hơn rất nhiều. Cháu tư duy tốt hơn, kiên trì hơn, biết chủ động học tập. Cháu vẫn mê máy tính nhưng theo hướng tích cực hơn", bác Huy nhận xét.
Em Vũ Quang Đại, con trai bác Huy cho biết: "Giờ em mê làm ra game hơn là chơi game. Em sẽ viết game rồi rủ các bạn chơi cùng. Em cũng mong muốn sau này có thể trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, sáng tạo ra nhiều phần mềm có ích cho cuộc sống".
Theo tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, trường học lập trình trực tuyến XiSo là cơ hội để cha mẹ thay đổi, chủ động cùng con chuẩn bị cho tương lai. Thay vì cấm đoán, cha mẹ có thể cho con tiếp xúc với máy tính từ sớm một cách nghiêm túc và bài bản. Tại XiSo, con không những được học từ các chuyên gia về công nghệ thông tin mà còn có người kiểm soát, dẫn dắt. XiSo là cơ hội để các em tiếp cận với máy tính, làm chủ máy tính, không phải là chơi game mà là để tạo ra game.
An Nhiên
Theo VNE
"Game thủ" bỏ học 3 năm đi xách vữa trở thành thủ khoa đại học Những đêm dài ngủ ngoài ghế đá công viên hay trên hè phố khiến Hậu nhận ra học hành là con đường duy nhất để thay đổi cuộc đời. Bỏ học 3 năm để chơi game và cú ngoặt sau món quà hoa hồng 5.000 đồng tặng mẹ Nguyễn Tất Hậu (1992) sinh ra và lớn lên tại vùng "đất học" Đô Lương,...