Thầy giáo của những học trò ‘học trước quên sau’

Theo dõi VGT trên

Hơn một năm qua, ở thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang mọi người hay nhắc về một lớp học đặc biệt với những học sinh đang cần điều trị bệnh, và người thầy tận tụy.

Thầy giáo của những học trò học trước quên sau - Hình 1

Không khí lớp học của thầy Khương luôn nghiêm túc. Học sinh tâm thần rất chăm chú nghe giảng – Ảnh: CHÍ CÔNG

“Tôi tiếp xúc với các anh chị bị bệnh vì muốn được thấu hiểu hơn để tìm cách dạy tốt hơn. Vì nếu tôi chỉ dừng lại ở việc giúp các bạn biết đọc, biết viết thì đó chưa phải là đích đến cuối cùng. Cái tôi mong muốn qua các buổi học là học trò ngoan hơn, vui hơn, sống tốt hơn, nên tôi ước gì có nhà khoa học nào nghiên cứu và sáng tạo ra chương trình học cụ thể và bài bản cho người bệnh tâm thần để tôi áp dụng”

Thầy Nguyễn Hoàng Khương

Lớp học đặc biệt đó của thầy Nguyễn Hoàng Khương (28 tuổi, quê Long Mỹ, Hậu Giang) nằm trong Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hậu Giang, giữa một vùng quê nghèo hẻo lánh.

Nghề trồng người “đặc biệt”

Sau khi tốt nghiệp sư phạm tiểu học (Đại học Cần Thơ), thầy Khương đến vùng quê nghèo ở xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy lập nghiệp. Ở đây, thầy không nghĩ rằng mình lại bén duyên và gắn bó với nghề “đưa đò” dạy chữ cho những người mắc bệnh tâm thần.

Theo thầy Khương, từ trước đến giờ trung tâm chưa có thầy, cô nào tiếp nhận dạy người bị tâm thần như thầy. Đồng thời sau một thời gian trải nghiệm dạy thử, thầy Khương quyết định ở lại gắn bó với nghề vì biết rằng các cô, cậu học trò “đặc biệt” rất cần thầy, dù rằng con đường dạy chữ của thầy còn lắm gian nan.

“Học ra để đi dạy, nhưng dạy cho đối tượng tâm thần khiến tôi khá bỡ ngỡ. Lúc mới tiếp nhận lớp, tôi gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong cách giảng dạy, áp lực tâm lý làm tôi trăn trở muốn từ bỏ. Nhưng rồi nghĩ lại dạy ở đâu cũng là dạy, dạy riết rồi tôi thấy mến.

Các bạn biết đọc, biết viết tôi lại thấy vui, tôi cần phải gắn bó lâu dài giúp các bạn có thêm niềm vui trong cuộc sống” – thầy Khương chia sẻ.

Năm nay thầy Khương 28 tuổi, là con trai trưởng trong một gia đình nông dân nghèo nên thầy có tinh thần tự lực và ý thức trách nhiệm cao. Vì vậy, khi đến với nghề “gieo chữ” cho bệnh nhân tâm thần, thầy đã dễ dàng vượt qua trở ngại, nhất là khi phải sống xa vợ con.

“Hiện tôi ở nhà tập thể của trung tâm. Mỗi tuần tôi về thăm nhà một lần, mỗi lần phải vượt qua 120km (cả đi lẫn về). Tôi vẫn vui và hạnh phúc. Gia đình vẫn khuyên tôi nên cố gắng dạy chữ cho các anh chị mắc bệnh tâm thần ở đây vì rất có ý nghĩa” – thầy Khương nói.

Cách dạy linh hoạt

Đến nay, lớp học của thầy Khương vẫn diễn ra bình thường như bao lớp học văn hóa khác ở địa phương. Tuy nhiên, thầy cho rằng trong hệ thống đào tạo giáo dục hiện vẫn chưa có chương trình dạy học cụ thể dành cho người tâm thần.

Để quản lý lớp học khác thường này, thầy cũng cần có cách dạy khác thường. Cách dạy này đòi hỏi người thầy không chỉ có tâm huyết, mà còn nắm vững tâm lý người học và linh động cách dạy.

Thông thường khi chuẩn bị một buổi học, thầy Khương tốn rất nhiều công sức và không ít lần thức trắng đêm suy nghĩ, vận dụng hết kỹ năng sư phạm để soạn bài và áp dụng phương pháp giảng dạy trực quan sinh động.

Cụ thể một tuần có năm buổi học thì thầy Khương chia đều dạy đan xen, một buổi học văn hóa, một buổi xem clip “Bóng mát tâm hồn” hay vẽ tranh theo chủ đề con vật, gia đình… Khi cần thầy biến mình thành ca sĩ để tạo không khí vui tươi cho các trò.

“Có bữa tôi đang dạy, một số bạn miệng nói nhảm. Thấy vậy tôi thay đổi không khí, chuyển sang phục vụ văn nghệ, tôi hát nhạc thiếu nhi, rồi đến nhạc trữ tình. Lạ thay, tôi thấy các bạn ngồi yên và rất vui. Tôi nghĩ âm nhạc có thể giúp tinh thần các bạn ổn định. Đó cũng là cách để tôi ổn định lớp mà dạy đến tận bây giờ” – thầy Khương nhấn mạnh.

Lớp học của thầy Khương nằm ở một góc nhỏ trong hội trường trung tâm. Thầy bố trí lớp học theo cách riêng của thầy. Với sĩ số lớp 9 bạn, thầy Khương sắp xếp bàn ghế gần kề bàn giáo viên. Làm vậy, thứ nhất thầy dễ dàng quan sát lớp. Thứ hai, các bạn ít bị phân tâm và tập trung vào học.

“Các bạn học trước quên sau. Tôi cần dạy đi dạy lại nhiều lần. Vì thế, tôi sắp xếp bàn ghế vậy để các bạn nghe rõ và dễ tiếp thu bài. Bước đầu tôi thấy khá hiệu quả” – thầy Khương bộc bạch.

Nhờ vậy, dù mới hơn một năm học chữ nhưng trong lớp học của thầy Khương học trò tiến bộ khá nhanh, nhận diện mặt chữ tốt, biết đọc, biết viết khá thành thạo.

“Sau một thời gian được thầy Khương dạy chữ em đã biết đọc, biết viết. Em rất vui. Thầy Khương rất tốt với chúng em. Em rất thương thầy” – bạn Trần Minh Tài (19 tuổi) cho biết.

Góp phần điều trị bệnh

Thầy Khương cho rằng bên cạnh việc các bạn vui vẻ học, sẵn sàng hợp tác, biết đọc, biết viết thì thành quả đáng tự hào nhất là trong lớp có một số bạn dần lấy lại ý thức và cảm xúc như người bình thường.

Khi tiếp nhận lớp, thầy Khương nhận thấy trong 9 cô cậu học trò có chị Thủy, hơn 40 tuổi và mắc bệnh tâm thần lâu năm. Qua thời gian học chữ, tinh thần của chị thoải mái, vui vẻ nói cười. Hơn cả, chị dần dần viết chữ và viết đúng tên mình trên bảng con, đồng thời kết hợp uống thuốc đúng giờ nên bệnh tình chị ngày càng cải thiện tốt hơn.

Trong khoảng thời gian gắn bó với lớp học đặc biệt này, thầy Khương cho biết mình không chỉ đóng vai trò là một người thầy mà còn là người bạn, người thân của các học trò.

Hơn một năm qua, ngoài giờ lên lớp, thầy Khương luôn chủ động tiếp xúc và trò chuyện cùng các anh chị bệnh nhân tâm thần ở trung tâm. Một mặt, thầy muốn xóa đi khoảng cách. Mặt khác, thầy cố gắng nắm bắt tâm tư, tình cảm của họ để đồng cảm và chia sẻ.

“Kể từ lúc có lớp học của thầy Khương, bệnh tình các anh chị ở đây có phần thuyên giảm. Họ ít phá phách và sống vui vẻ hơn trước. Đến giờ học, cán bộ trung tâm nhắc nhở một lần là các bạn đi học đầy đủ và rất vui vẻ” – anh Tâm, cán bộ trung tâm, cho biết.

Ông Lê Văn Cao, giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hậu Giang, nhìn nhận: “Dạy lớp học bình thường đã khó, nhưng dạy cho học trò mắc bệnh tâm thần như thầy Khương là chuyện không dễ. Nhưng thầy đã làm được và làm rất tốt.

Bằng tình yêu thương, thầy Khương không chỉ giữ vững tay nghề dạy văn hóa mà còn góp phần vào quá trình trị liệu hiệu quả cho những người bệnh tâm thần ở đây. Bước đầu các học viên tâm thần đã biết đọc, biết viết và điều đó rất đáng tự hào.

Vì vậy, sắp tới đây chúng tôi sẽ lựa chọn thêm học sinh trong số 192 bệnh nhân mắc tâm thần nhẹ ở trung tâm tham gia lớp học để họ sớm phục hồi ý thức, hòa nhập với cộng đồng”.

Ai cũng có quyền được học văn hóa

Thầy giáo của những học trò học trước quên sau - Hình 2

Thầy Khương bên các học trò đặc biệt của mình

Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, giám đốc Sở Giáo dục – đào tạo tỉnh Hậu Giang, nói với chúng tôi rằng ai cũng có quyền được học văn hóa, dù người đó bị bệnh tâm thần. Bà Hằng cho biết từ trước đến nay, đối với người bị khuyết tật, khiếm thị thì giáo dục có phương pháp dạy văn hóa riêng cho từng đối tượng.

Riêng các bệnh nhân tâm thần thuộc đối tượng “đặc biệt” thì ngành giáo dục chưa có chương trình dạy riêng. Vì vậy, những điều thầy Khương làm được hôm nay rất là đáng quý.

Theo tuoitre

Cao từ 1,5 m trở lên mới được vào sư phạm: Hãy nhớ "tốt gỗ hơn tốt nước sơn"

"Hãy nhớ đạo lý 'tốt gỗ hơn tốt nước sơn", '"cái nết đánh chết cái đẹp" cho nên đừng quá cụ thể các tiêu chuẩn về sức khỏe mà cướp đi giấc mơ của những học sinh tràn đầy nhiệt huyết với nghề trồng người.

Theo phương án tuyển sinh dự kiến năm 2019, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có quy định điều kiện xét tuyển tối thiểu về chiều cao với các ngành đào tạo giáo viên. Cụ thể, nam phải cao từ 1,55 m trở lên và nữ cao từ 1,5 m trở lên. Riêng ngành giáo dục thể chất, nam phải cao từ 1,65 m và nặng 50 kg trở lên, nữ phải đạt tối thiểu 1,55 m chiều cao và nặng 45 kg trở lên.

Quy định này đã nhận được nhiều ý kiến từ dư luận xã hội và các giáo viên đang trực tiếp đứng trên bục giảng.

Chưa phù hợp

Trao đổi với PV Dân trí, cô Trần Thị Giang (trường THPT Thăng Long, Hà Nội) cho rằng, quy định này được đưa nhằm đảm bảo sức khỏe và hình ảnh cho đội ngũ giáo viên tương lai như vậy là mục đích tốt; nhưng nó không cần thiết, hoặc chưa chuẩn với thời gian này.

Cao từ 1,5 m trở lên mới được vào sư phạm: Hãy nhớ tốt gỗ hơn tốt nước sơn - Hình 1

Quy định chiều cao trong tuyển sinh ngành sư phạm: Nữ phải từ 1,5m trở lên là chưa thật hợp lý (ảnh minh họa)

Minh chứng cho ý kiến, cô Giang chia sẻ, "bản thân tôi có chiều cao khiêm tốn 1,45m nhưng trong suốt hơn 20 năm đứng trên bục giảng tôi chưa bao giờ tự ti về nó. Bởi, học sinh quý mến tôi vì cái tâm, vì số lượng kiến thức truyền dạy và cách tôi yêu học trò chứ không phải vì ngoại hình của tôi.

Trong môi trường giáo dục, tiêu chuẩn về đạo đức và giá trị nghề nghiệp luôn được đánh giá cao hơn tiêu chuẩn ngoại hình, đơn cử chúng ta có không ít những cô giáo bị xương thủy tinh phải ngồi xe lăn, thầy giáo liệt nửa người phải nằm giường dạy chữ... hãy nhớ đạo lý "tốt gỗ hơn tốt nước sơn", "cái nết đánh chết cái đẹp". Cho nên, đừng quá cụ thể các tiêu chuẩn về sức khỏe mà cướp đi giấc mơ của những học sinh tràn đầy nhiệt huyết với nghề trồng người.

Đồng tình với quan điểm, thầy giáo Nguyễn Văn Khởi (trường THCS Đoan Hùng, Phú Thọ) tôi không bác bỏ ý tưởng của trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhưng hãy nhìn vào hiện tại, giáo giới là nơi dạy học trò kiến thức, dạy làm người tử tế... không phải nơi trình diễn văn nghệ mà cần tốt về ngoại hình.

Đành rằng đây là ý tưởng tốt, nhưng có lẽ chưa phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. Học sinh ở nông thôn có thể lực khiêm tốn, nhưng lại chiếm phần đông tỷ lệ số thí sinh xét tuyển vào các trường sư phạm; đơn giản vì đây là ngành học được Nhà nước bao cấp, học phí thấp hoặc miễn phí, tiết kiệm được tiền cho gia đình nên học trò nghèo theo học nhiều là đương nhiên rồi.

Theo đó, thầy Khởi nhấn mạnh, trường sư phạm cần tuyển những người có tâm, yêu thương học trò. Có thể những người này ngoại hình không đẹp nhưng những chuẩn mực như vậy rất cần thiết; đây mới là những quy định cần có khi tuyển sinh giáo viên tương lai.

"Mong các trường ĐH cân nhắc kĩ các quy định tuyển sinh, tránh tình trạng thiếu thực tế mà đánh mất đi cơ hội của các em học trò vùng khó khăn trước ước mơ bước vào ngưỡng cửa Đại học".

Giáo viên cần đẹp về cả ngoại hình lẫn trí tuệ

Cô Nguyễn Thị Hằng, (trường tiểu học Đoàn Kết, Hà Nội) cho rằng, tiêu chuẩn này không phải là mới, đã từng được quy định trong mục đảm bảo sức khỏe đối với sinh viên khi tham gia học ngành sư phạm; thế nhưng, cho tới nay trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã cụ thể hơn tiêu chí này nên được dư luận quan tâm hơn.

Riêng đối với bản thân cô Hằng, hoàn toàn đồng ý trước quy định trên, với dẫn chứng cụ thể: "học sinh ở thành phố hiện nay phát triển rất tốt về mặt thể lực, trung bình một lớp 5 có khoảng 1/ 2 tổng số học sinh đạt chiều cao từ 1,5m trở lên, số em có chiều cao dưới 1,3m chỉ đếm trên đầu ngón tay. Như vậy, nếu so với chiều cao của các thầy, cô giáo thì các em học sinh cao lớn hơn nhiều, chưa kể ở các cấp THCS và THPT khoảng cách này còn khác biệt nhiều hơn nữa.

Đồng thời, chúng ta đang hướng đến việc xây dựng hình ảnh đẹp cho đội ngũ nhà giáo thì nên xác định "cái đẹp" cả trong nghĩa đen và nghĩa bóng để tạo ra sự cân đối khi đứng trên bục giảng. Không thể phủ nhận một thực tế, một giáo viên có ngoại hình tốt đứng lớp luôn gây được thiện cảm và tạo hứng học cho học sinh hơn, "người đẹp thì ai cũng yêu cả".

Do đó, cô Hằng khẳng định đã đến lúc chúng ta cùng nhìn nhận nhu cầu phát triển của xã hội để thay đổi những quy định đã cũ, điều này không khó khi thành sự thực và cũng ít có trường hợp ngoại lệ.

Cũng theo thầy Đinh Xuân Huy (Hòa Bình) cho rằng quy định gần như "vô thưởng, vô phạt" trong việc tuyển sinh sư phạm. Nhìn theo hướng tích cực, điều này nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giáo viên đứng lớp ngày càng được tốt hơn.

Do đó, dù Nhà trường có ban hành quy định chính thức cũng không có gì quá bất ngờ, bởi chúng ta đang hướng đến việc nâng cao tầm vóc người Việt thì tiêu chí ấy cũng là đương nhiên. Thế nhưng để phù hợp với điều kiện xã hội cần có thêm các tiêu chí phụ xét các trường hợp ưu tiên và ngoại lệ đối với các em học sinh chưa đạt chuẩn về thể lực nhưng có kết quả học tập xuất sắc và thực sự tâm huyết theo nghề.

Có như vậy, chúng ta mới nêu cao được tính nhân văn ngay từ trong khâu đào tạo đội ngũ giáo viên có tâm, có tầm cho các thế hệ học sinh mai sau noi theo.

Hà Cường

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
07:07:48 23/02/2025
Nữ chính phim cổ trang 19+ từng áp lực, xấu hổ khi nhận là diễn viênNữ chính phim cổ trang 19+ từng áp lực, xấu hổ khi nhận là diễn viên
05:53:59 23/02/2025
Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?
06:09:25 23/02/2025
4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan
05:54:55 23/02/2025
Nam shipper chở người mẹ đi tìm con giữa đêm: "Tôi giúp bằng cả tấm lòng"Nam shipper chở người mẹ đi tìm con giữa đêm: "Tôi giúp bằng cả tấm lòng"
07:03:52 23/02/2025
Phim Hàn mới chiếu đã "hot hòn họt" khắp MXH: Cặp chính ân ái quá cháy nhưng sau đó là plot-twist gây sốc toàn tậpPhim Hàn mới chiếu đã "hot hòn họt" khắp MXH: Cặp chính ân ái quá cháy nhưng sau đó là plot-twist gây sốc toàn tập
05:55:47 23/02/2025
Điểm trùng khớp gây sốc của đôi "Tiểu Long Nữ - Dương Quá" và Song SongĐiểm trùng khớp gây sốc của đôi "Tiểu Long Nữ - Dương Quá" và Song Song
06:14:25 23/02/2025
Cặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trườngCặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trường
07:42:36 23/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chọn 1 lá bài định mệnh - dự đoán bất ngờ về sự nghiệp trong những ngày cuối tháng 2

Chọn 1 lá bài định mệnh - dự đoán bất ngờ về sự nghiệp trong những ngày cuối tháng 2

Trắc nghiệm

08:56:26 23/02/2025
Những ngày cuối tháng 2, công việc của bạn sẽ ra sao?Vận mệnh 3 tháng tới nằm trong tay bạn: Chọn 1 lá bài Tarot để khám phá! Chọn 1 lá bài để biết tháng 2 Âm lịch
Mẹo phối trang phục đa sắc màu vừa trẻ trung vừa luôn tươi mới

Mẹo phối trang phục đa sắc màu vừa trẻ trung vừa luôn tươi mới

Thời trang

08:54:35 23/02/2025
Dấu ấn thủ công độc đáo trên trang phục mang sắc đỏ chính là điểm nhấn nổi bật của thiết kế váy dài dáng suông. Họa tiết hoa từ chất vải organza được cắt laser sau đó xếp tầng tạo nên bề mặt mới cho trang phục
Anh rể thường chê trách chị gái khiến tôi nóng mặt, quyết định phải "trị" một trận: Khoản nợ 400 triệu và sự hèn nhát của một người đàn ông

Anh rể thường chê trách chị gái khiến tôi nóng mặt, quyết định phải "trị" một trận: Khoản nợ 400 triệu và sự hèn nhát của một người đàn ông

Góc tâm tình

08:54:07 23/02/2025
Mỗi lần sang chơi, anh rể lại đem chuyện vợ chồng mâu thuẫn để kể lể. Anh ấy còn nói xấu vợ khiến tôi chướng tai gai mắt. Cùng là đàn ông, tôi thấy anh rể thuộc kiểu đàn ông vô tích sự.
Thực phẩm hồi phục sức khỏe

Thực phẩm hồi phục sức khỏe

Sức khỏe

08:35:03 23/02/2025
Người bệnh cúm cũng cần tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bởi, những thực phẩm này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Đối với sữa, lactose - một hợp chất trong đồ uống này, có thể khó tiêu.
Bắt quả tang sà lan vận chuyển 100 tấn phân đạm trái phép trên vùng biển Tây Nam

Bắt quả tang sà lan vận chuyển 100 tấn phân đạm trái phép trên vùng biển Tây Nam

Pháp luật

08:34:02 23/02/2025
Ngày 22/2, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, đơn vị vừa phát hiện và bắt quả tang một sà lan đang vận chuyển trái phép khoảng hơn 100 tấn phân đạm trên vùng biển Tây Nam.
Tiết lộ gây sốc về quý tử của Kwon Sang Woo và vợ hoa hậu

Tiết lộ gây sốc về quý tử của Kwon Sang Woo và vợ hoa hậu

Sao châu á

08:24:34 23/02/2025
Vào ngày 22/2, nữ diễn viên Son Tae Young đã chia sẻ về các con của mình trong vlog mới. Trong cuộc trò chuyện, bà xã Kwon Sang Woo tiết lộ chiều cao của con trai
Đức Giáo hoàng Francis sức khỏe đang trong tình trạng nguy kịch

Đức Giáo hoàng Francis sức khỏe đang trong tình trạng nguy kịch

Thế giới

08:24:24 23/02/2025
Trước đó, Đức Giáo hoàng đã được đưa vào bệnh viện Gemelli, ở Thủ đô Rome của Italy vào ngày 14/2 vừa qua, sau khi gặp khó khăn trong vấn đề hô hấp trong nhiều ngày trước đó.
Sao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹp

Sao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹp

Sao việt

08:19:46 23/02/2025
Trường Giang khiến fan bất ngờ với diện mạo trẻ trung sau giảm cân; Vân Dung mang đến tiếng cười với màn bắt trend hài hước.
SOOBIN ngồi "ghế nóng" chương trình tìm kiếm nhóm nhạc mới

SOOBIN ngồi "ghế nóng" chương trình tìm kiếm nhóm nhạc mới

Tv show

08:17:28 23/02/2025
Chương trình Tân binh toàn năng tiếp tục công bố nghệ sĩ thứ ba đảm nhận vai trò Nhà sản xuất toàn năng. Và đúng như dự đoán đó là SOOBIN.
Những chặng đường bụi bặm - Tập 2: Ông Nhân tủi nhục khi bị mắng là "lão già mất nết"

Những chặng đường bụi bặm - Tập 2: Ông Nhân tủi nhục khi bị mắng là "lão già mất nết"

Phim việt

08:15:24 23/02/2025
Trong lúc Nguyên đang điên tiết vì bị chú Thuỵ đòi lại xe ô tô thì lại bị người đàn ông vô gia cư lao người vào đầu xe mình... Cơn giận dữ của Nguyên không kìm lại được.
Thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm

Thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm

Du lịch

08:08:55 23/02/2025
Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo Cù Lao Chàm