Thầy giáo của bản Mông
Năm 2001, sau khi tốt nghiệp trung học sư phạm, thầy giáo Hà Thanh Sơn, sinh năm 1982, quê ở xã Xuân Vinh (Thọ Xuân) được ngành giáo dục và đào tạo phân công lên công tác tại Trường Tiểu học Sơn Thủy, xã Sơn Thủy (Quan Sơn).
ảnh minh họa
16 năm công tác tại Trường Tiểu học Sơn Thủy, thì có tới 10 năm thầy Sơn “cắm bản” tại điểm trường lẻ bản Mùa Xuân, Xía Nọi. Đây là 2 bản có 100% đồng bào Mông sinh sống, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhớ lại những ngày đầu đến với học sinh bản Mùa Xuân với bao khó khăn vất vả, từ trung tâm xã đến điểm trường phải đi bộ 20 km đường rừng. Điểm trường chỉ vẻn vẹn có 3 lớp học bằng tranh tre, nứa lá ọp ẹp. Hai gian dành cho lớp học ghép từ lớp 1 đến lớp 5, gian kế bên là nhà ở cho giáo viên. Có hôm mưa giông kèm lốc xoáy làm sập cả dãy nhà.
Với mong muốn xây dựng ngôi trường khang trang, hè năm 2002, thầy Sơn đã tham mưu cho nhà trường cùng bàn bạc với già làng, vận động người dân trong bản chung tay làm lại các lớp học theo mô hình lớp ghép. Sau gần 3 tháng kiên trì, vận động, thuyết phục, thầy Sơn cùng 70 hộ đồng bào Mông ở đây đã dựng xong 4 phòng học mới bằng gỗ chắc chắn, khang trang. Hôm khánh thành điểm trường, cả bản vui như ngày hội, không vui sao được vì từ nay con em họ được học tập trong những lớp học vững chắc, không còn lo khi trời mưa bão, gió rét.
Ngoài ra, thầy Sơn còn bỏ tiền mua 1 tua bin phát điện nhỏ cùng người dân đắp đập ngăn suối tạo nên công trình thủy điện mini, tạo điều kiện cho các em học tập. Học theo thầy Sơn, nhiều hộ dân trong bản đã mua máy phát điện tận dụng dòng chảy ở các khe suối làm thủy điện mini để phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Từ khi có điện sáng, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên, họ được xem ti vi, nghe đài nắm thông tin, mở mang kiến thức.
Tuy nhiên, Mùa Xuân, Xía Nọi là bản vùng cao, với 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, nên đời sống hết sức khó khăn, vì vậy việc học sinh bỏ học vẫn diễn ra thường xuyên. Nhưng, với lòng yêu nghề, mến trẻ, thầy Sơn cùng các đồng nghiệp, bộ đội biên phòng, ban quản lý bản không quản đường sá xa xôi, trèo đèo, lội suối đến từng nhà vận động phụ huynh đưa các em đến trường. Bên cạnh đó, thầy luôn gần gũi các em, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh để giúp đỡ. Ngoài ra, thầy Sơn còn vận động bà con trong bản xây dựng hương ước, quy ước hạn chế việc uống rượu…
Video đang HOT
Với những thành tích đạt được, thầy giáo Hà Thanh Sơn được công đoàn ngành giáo dục tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn tặng Giấy khen. Đặc biệt, năm 2015, thầy Sơn được lựa chọn tham dự Lễ tuyên dương giáo viên cắm bản tiêu biểu của các huyện nghèo trong cả nước do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.
Theo Baothanhhoa.vn
Đề xuất giải tán phòng giáo dục quận/huyện: Các giáo viên như 'mở cửa trong bụng'
Đề xuất giải tán phòng giáo dục quận/huyện của thầy giáo Bùi Nam đang nhận được sự quan tâm lớn trong ngành giáo dục. Nhiều giáo viên đã lên tiếng ủng hộ đề xuất trên.
Đề xuất giải tán phòng giáo dục quận/huyện: Các giáo viên như "mở cửa trong bụng". Ảnh minh họa
Đảng và Nhà nước đã đưa ra chủ trương tinh giản biên chế và nhận được nhiều kiến nghị từ phía các thầy cô giáo. Một trong những đề xuất gây chú ý đó là đề xuất giải tán tất cả các phòng giáo dục đào tạo cấp quận, huyện của thấy giáo Bùi Nam.
Từ trước tới nay, các chuyên gia giáo dục đều đánh giá cao đề xuất của Bộ GDĐT, khi xếp lương giáo viên cao nhất trong bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên tiền ở đâu, tăng thế nào vẫn là bài toán chưa có lời giải. Trước khó khăn này, thầy giáo Bùi Nam hiến kế, để có tiền tăng lương giáo viên, trước tiên phải tinh gọn bộ máy quản lý giáo dục.
Cụ thể, thầy giáo Bùi Nam cho rằng, để thực hiện mục tiêu Nghị quyết 19 của Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương là giảm 10% biên chế trong sự nghiệp công lập trong đó có ngành giáo dục, bên cạnh việc giảm các chức danh kế toán, y tế học đường, lái xe, bảo vệ, nhân viên phục vụ thì một nhóm đối tượng khác cũng cần được giảm đó là các... phòng giáo dục.
Thầy giáo đã phân tích: Theo số liệu thống kê ngân sách chi lương cho ngành giáo dục có đến 70% tổng quỹ lương khối sự nghiệp công lập.
Ngành giáo dục chiếm 52% biên chế sự nghiệp cả nước (1,2 triệu trong tổng số 2,3 triệu người).
Lực lượng cán bộ quản lý chỉ tính riêng từ mầm non đến trung học phổ thông (bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và cán bộ Phòng/ Sở giáo dục) trên giáo viên đứng lớp là khá lớn:
Mầm non là 35.833/132.294 viên chức chiếm tỉ lệ 27,08%, tiểu học 35.010/363.249 chiếm tỉ lệ 9,64%, trung học cơ sở 24.627/207.085 chiếm tỉ lệ 11,9%, trung học phổ thông 8.351/119.826 chiếm tỉ lệ gần 7%;
Tính chung trên cả nước cán bộ quản lý từ mầm non đến trung học phổ thông là 103.821/ 822.454 viên chức chiếm 12,6%.
Con số này chưa kể đến lực lượng viên chức tăng cường về thực hiện nhiệm vụ tại Sở/Phòng GD nhưng vẫn nhận lương tại các trường.
Thầy Nam cho rằng đó là con số quá lớn và cồng kềnh, nó làm tăng thêm sự ngột ngạt cho bức tranh biên chế đang ngày càng phình to.
Từ đó, thầy Nam góp ý: Cần giải tán các phòng giáo dục ở các huyện, quận trong cả nước, thay vào đó tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường. Như vậy, tại mỗi địa điểm cấp xã sẽ giảm được ít nhất 2 hiệu trưởng, 3 hiệu phó, cả nước có 10.732 đơn vị hành chính cấp xã, số lượng tinh giản được sẽ là rất lớn.
Ngay sau khi kiến nghị này được đăng tải, cộng đồng sư phạm, trong đó có các hiệu trưởng và đặc biệt là các giáo viên như "mở cờ trong bụng".
Nhiều thầy cô giáo cho rằng việc quản lý giáo dục theo nhiều cấp đã tạo áp lực cho các giáo viên khiến họ mệt mỏi.
Nói về vấn đề trên, cô Minh Hà, giáo viên của một trường THPT quan điểm: "Suốt thời gian qua, các giáo viên đều chịu áp lực từ phía phòng giáo dục địa phương vì vậy chúng tôi không có cơ hội được sáng tạo thêm, nhà trường không được đổi mới. Phòng chỉ đạo thế nào chúng tôi phải làm thế dù không đồng tình".
Cùng với ý kiến trên, nhiều giáo viên cũng cho biết rằng việc bầu hiệu trưởng, hiệu phó các trường cần được trao quyền cho chính giáo viên trong trường để tránh việc độc đoán, chuyên quyền trong quản lý giáo dục.
Theo Sohuutritue.net
Giải tán phòng giáo dục: Tán thành, làm ngay và luôn Đây là ý kiến của nhiều bạn đọc bày tỏ suy nghĩ về bài viết "Xôn xao đề xuất "táo bạo" giải tán phòng giáo dục quận/huyện" đăng trên báo. (Ảnh minh hoạ). Đây là ý kiến của nhiều bạn đọc bày tỏ suy nghĩ về bài viết "Xôn xao đề xuất "táo bạo" giải tán phòng giáo dục quận/huyện" đăng trên Lao...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vợ bị mẹ nuôi Quý Bình chặn họng, thái độ cười đùa hậu thuỷ táng chồng tranh cãi
Sao việt
21:21:35 28/04/2025
Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã gọi điện, Trung Quốc khẳng định 'không có'
Thế giới
21:20:25 28/04/2025
'Hố tử thần' ở Bắc Kạn: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân lan rộng
Tin nổi bật
21:13:41 28/04/2025
Hot tại Hàn: Á hậu "dâu hụt" Samsung tiết lộ tình trạng báo động sau khi sinh con, tài tử Kwon Sang Woo lo lắng
Sao châu á
21:09:43 28/04/2025
"Nổ" quen lãnh đạo cấp cao để lừa đảo hàng chục tỷ đồng
Pháp luật
20:52:45 28/04/2025
Bot AI Facebook nhập vai người nổi tiếng nói chuyện tình dục với trẻ em
Thế giới số
20:50:21 28/04/2025
Em dâu lén tháo chốt dây chuyền vàng của bố tôi đem đi bán, phát hiện con số ghi trên biên lai mà mẹ tôi suýt xỉu
Góc tâm tình
20:19:14 28/04/2025
Trải nghiệm ở phòng hạng tổng thống, khách sạn 5 sao Quận 1 để xem "concert quốc gia" của cô bạn 2k3: Quá wow rồi đó!
Netizen
20:18:43 28/04/2025
Trải nghiệm Volkswagen Viloran: Khi mọi thiết kế đều hướng tới sự hưởng thụ
Ôtô
19:31:31 28/04/2025
Khám phá trận địa pháo tồn tại hơn 100 năm ở thành phố biển nổi tiếng
Du lịch
19:02:36 28/04/2025