Thầy giáo chỉ những sai lầm học trò cần tránh khi làm bài môn Toán thi vào 10
Thầy Hồng Trí Quang chỉ ra một số lỗi sai cơ bản mà học sinh dễ dàng gặp phải trong quá trình làm bài thi môn Toán vào 10 mà các em cần đặc biệt lưu ý.
Thời gian thi vào lớp 10 năm học 2021-2022 diễn ra từ ngày 10 đến 14/6. Như vậy chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kỳ thi này diễn ra, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Hồng Trí Quang, giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng, quá trình làm bài thi, thí sinh thường dễ dàng mắc phải những sai lầm, hoặc rất nghiêm trọng, hoặc ít nghiêm trọng và mất ít điểm hơn. Tuy nhiên, đây đều là những lỗi sai mà các em cần tránh để bài thi có được điểm số cao.
Chính vì vậy, thầy Quang chỉ ra một số lỗi sai cơ bản mà học sinh dễ dàng gặp phải trong quá trình làm bài thi môn Toán vào 10 mà các em cần đặc biệt lưu ý.
Tính toán sai
Sai lầm đầu tiên mà ai cũng có thể mắc phải là tính toán sai, viết nhầm, hoặc đọc sai đề, chép nhầm đề bài.
Để hạn chế được những sai lầm này, trước hết thí sinh cần đọc thật kĩ đề bài, sau khi giải ra kết quả, các em cần thử lại xem có thỏa mãn đề bài hay không.
Thầy Hồng Trí Quang (ảnh: NVCC)
Ví dụ với bài toán rút gọn căn thức có chứa biến x, nếu các em làm sai ở câu a, mà lại sử dụng kết quả đó để giải câu b và câu c, thì dù cách giải đúng nhưng kết quả sai nên chúng ta sẽ bị mất điểm hoàn toàn.
Với bài toán này, chúng ta có thể thử lại bằng phương pháp giá trị đại diện, có nghĩa là các em chọn một giá trị đại diện của x, sau đó thay vào đề bài xem 2 giá trị đó có trùng khớp với nhau hay không.
Video đang HOT
Trình bày tắt bước
Sai lầm thứ hai là thí sinh trình bày thiếu bước, làm quá tắt bước. Các em nên làm tuần tự từng bước vì khi chấm thi, giám khảo sẽ chấm điểm theo từng bước làm.
Ví dụ trong một bài toán có lời văn và đề bài yêu cầu lập phương trình, nhiều thí sinh gọi yếu tố cần tìm là x, sau đó lại suy ra phương trình luôn mà không hề có dòng lí luận nào cả. Giả sử bài làm đó có kết quả đúng thì các em cũng sẽ bị trừ điểm vì trình bày thiếu bước.
Thiếu điều kiện
Sai lầm thứ tư là thiếu điều kiện hoặc quên hoàn toàn điều kiện, quên đơn vị, thiếu kết luận. Khi các em giải ra đáp án mà không đối chiếu với điều kiện thì đáp án có thể không thỏa mãn điều kiện và bị loại, dẫn đến bài làm sai. Vì vậy việc đặt điều kiện và đối chiếu điều kiện cần được đặc biệt chú ý.
Ví dụ với những bài có căn thức, có mẫu thì chúng ta phải đặt điều kiện biểu thức trong căn>= 0, mẫu khác 0. Và đặc biệt, nếu căn thức nằm ở dưới mẫu thì phải đặt điều kiện đồng thời cho cả mẫu và cả căn.
Mặc dù những lỗi sai này không mất nhiều điểm, tuy nhiên trong kì thi này, nhiều bạn đỗ hay trượt cũng chỉ chênh nhau 0,25 điểm, do đó các em cần tuyệt đối lưu ý vấn đề này.
Vẽ sai hình
Điểm bài hình chiếm tỉ trọng khoảng 35% điểm số bài thi, nếu hình vẽ bị sai thì coi như bài làm của các bạn cũng sai theo, dẫn tới kết quả bài thi rất thấp. Mặc dù không có nhiều bạn mắc phải sai lầm này, tuy nhiên đây cũng là sai lầm nghiêm trọng mà chúng ta cần phải tránh.
Đặc biệt, nhiều khi các em vẽ hình xong mà quên không nối hình, không điền tên điểm, hoặc gọi tên điểm mới ra mà không điền tên điểm đó vào. Điều này sẽ tạo khó khăn cho giám khảo trong quá trình chấm bài thi của các em, và những lỗi đó đều bị trừ điểm tùy theo mức độ nghiêm trọng.
Một lưu ý nữa trong quá trình vẽ hình, đó là theo quy chế thi, chúng ta chỉ được vẽ đường tròn bằng bút chì, còn lại các đường vẽ khác phải cùng màu mực với mực viết. Các em cũng không nên vẽ hình bằng bút chì, vì trong quá trình vận chuyển bài thi thì có thể có sự ma sát, dẫn đến nét vẽ bị mờ, có thể gây ra sự oan uổng cho chính các em. Bên cạnh đó, những bài thi có màu mực đặc biệt sẽ bị mang ra chấm hội đồng, do đó các em chỉ nên dùng một màu mực duy nhất trong khi làm bài thi của mình.
“Để tránh những sai sót không đáng có, sau khi làm xong từng ý, các em cần kiểm tra lại ngay lập tức, và trước khi nộp bài, các em hãy kiểm tra lại toàn bộ bài làm của mình”, thầy Hồng Trí Quang nhấn mạnh thêm.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021: Kỹ năng để giành điểm cao bài thi môn Toán
Hướng dẫn về phương pháp ôn tập, làm bài thi môn Toán cho học sinh lớp 12, thầy giáo Nguyễn Minh Đức, Tổ trưởng Tổ Toán - Tin, trường THPT Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên) có những trao đổi đáng chú ý.
Thầy Nguyễn Minh Đức hướng dẫn học trò giải bài.
Bắt đầu từ kiến thức cơ bản
Môn Toán vốn được nhiều học sinh coi là một trong những môn học có nhiều kiến thức "khó - khô". Vậy làm thế nào có thể ôn tập môn Toán đạt hiệu quả cao để chinh phục thử thách các kì thi? Nhằm góp phần tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, thầy giáo Nguyễn Minh Đức, Tổ trưởng Tổ Toán - Tin, trường THPT Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên) có những chia sẻ tâm huyết.
Theo thầy Đức, các em học sinh khi học môn Toán cần bắt đầu từ việc nắm chắc từng kiến thức cơ bản, nhằm hiểu bản chất của vấn đề. Cùng một vấn đề có thể được hỏi theo nhiều góc độ khác nhau, nếu đã hiểu từ bản chất thì sẽ giải quyết được từ "gốc", còn việc giải bài tập theo mẹo hoặc theo thói quen thao tác thì rất dễ bị sai bởi đó chỉ là phần "ngọn".
Để từng bài học, từng đơn vị kiến thức được lĩnh hội một cách thấu đáo, học sinh nên mạnh dạn tương tác, đặt câu hỏi, để tháo gỡ những chỗ còn vướng mắc, từ đó hiểu đúng hiểu rõ vấn đề. "Giải bài tập phải bằng tư duy dựa trên sự thấu hiểu bản chất vấn đề, chứ không phải bằng thói quen, dự đoán, mẹo làm bài nào đó. Cứ hiểu rõ kiến thức cơ bản thì hoàn toàn tự tin làm bài" - thầy Đức nhấn mạnh.
Với quan niệm như vậy, nhiều năm dạy môn Toán, thầy giáo Nguyễn Minh Đức chủ động gần gũi thân thiện để trao đổi bài học một cách cởi mở với học trò. Được hỏi nhiều, được giải đáp nhiệt tình, các em học sinh đã nhận thấy niềm vui khám phá, không còn thấy môn Toán khô cứng đơn điệu.
Giờ Toán của thầy Đức, học sinh được trao đổi thoải mái, kĩ lưỡng.
Chăm chỉ giải các dạng bài tập
Theo đánh giá của thầy Đức, đề minh họa môn Toán mà Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố có đến khoảng 70 - 80% là những kiến thức cơ bản, chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12. Học sinh chỉ cần chú ý việc hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản là có thể yên tâm, tự tin.
"Việc bám sát vào đề minh họa là rất cần thiết, bởi nó giúp các em vừa hình dung được khung kiến thức, vừa định hướng được dạng bài tập. Các em nên chăm chỉ giải các dạng bài tập, việc này giúp chúng ta bổ trợ khắc sâu kiến thức, tạo lập kĩ năng, hình dung trước cách phân bố thời gian. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và khoa học, học sinh không nên tùy tiện sử dụng dữ liệu trên mạng xã hội mà nên sử dụng nguồn từ đề thi thử của sở GD&ĐT các tỉnh" - thầy Đức đưa ra lời khuyên.
Về vấn đề phân bố thời gian làm bài, thầy Đức cũng nhấn mạnh lưu ý: Có đến khoảng 70 - 80% là các câu mang tính kiến thức cơ bản, cho nên trước hết học sinh nên tập trung ưu tiên thời gian vào phần này. Sau khi đã giải quyết tốt phần cơ bản rồi thì mới nên đầu tư thời gian vào các câu còn lại với những kiến thức đòi hỏi tư duy tổng hợp cao.
Theo đánh giá, các nội dung về Đạo hàm và ứng dụng, Hàm số mũ - Logarit, Phương pháp tọa độ trong không gian sẽ chứa nhiều đươn vị kiến thức cơ bản mà học sinh rất cần tập trung ôn tập để củng cố, nắm vững.
Bên cạnh đó, thầy Đức cũng đưa ra một trao đổi rất đáng chú ý cho các bạn học sinh lớp 12 về vấn đề sử dụng máy tính cầm tay khi làm bài. Theo nhận định chung, xu hướng đề thi những năm gần đây đang giảm bớt dần các câu sử dụng thao tác máy tính, dành nhiều hơn cho các câu đòi hỏi tư duy về kiến thức cơ bản. Vì vậy, học sinh cũng cần tự chủ hơn để không bị lệ thuộc vào máy tính cầm tay.
"Có thể một số câu hỏi sẽ đưa ra những đáp án gần với nhau, nếu bấm máy mà vội vã, chủ quan, rất dễ nhầm lẫn. Cho nên, các em không nên quá lệ thuộc vào các thao tác máy tính cầm tay, mà cần dựa vào kiến thức cơ bản, đồng thời nên kiểm tra lại kĩ lưỡng trước khi xác nhận kết quả" - thầy Đức nhấn mạnh.
Đề Toán đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều điểm 8, 9 Đề thi chính thức môn Toán đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT bám sát mức độ, tính chất các câu hỏi như đề thi tham khảo lần 2 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, đồng thời có cấu trúc và độ khó tương đương với đề thi chính thức Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1. Đó là nhận...