Thầy giáo bắt học sinh tự tát vào mặt trong 3 phút
Một giáo viên môn toán đã yêu cầu tất cả các học sinh trong lớp tự tát vào mặt mình trong vòng ba phút vì đã làm ồn trong lớp. Vụ việc khiến phụ huynh tức giận và yêu cầu thầy nghỉ dạy.
Tờ Shanghai Daily cho biết sự việc xảy ra tại trường cấp hai Donglu ở Pudong (Thượng Hải, Trung Quốc) vào hôm thứ Ba tuần qua, khi thầy giáo môn toán tên Yang đã yêu cầu 20 học sinh tự tát vào mặt mình vì làm lớp học ồn như cái chợ.
Các học sinh cho biết nếu ai tát nhẹ vào mặt thì thầy Yang yêu cầu tát mạnh hơn nữa.
Một số phụ huynh phàn nàn trên Weibo.com rằng thầy Yang cư xử đáng xấu hổ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vì vậy tốt nhất thầy nên nghỉ dạy.
Tuy nhiên một số học sinh đã ra sức bảo vệ vì cho rằng thầy không làm gì sai. Đó sẽ là một mất mát lớn nếu thầy Yang không còn đứng lớp dạy chúng em nữa.
Theo VTC
Video đang HOT
Thanh Hóa: Nghỉ dạy hơn 2 năm, vẫn được hưởng lương, tăng bậc
2 năm qua, một giáo viên Trường THCS xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã làm đơn xin nghỉ dạy đi chữa bệnh ở nước ngoài. Vậy mà trong bảng lương hàng tháng vẫn có tên giáo viên này trong danh sách được cấp lương.
Không đi dạy, vẫn có tên trong danh sách hưởng lương
Năm học 2009 - 2010, cô Lê Hương Liên, giáo viên (GV) Trường THCS xã Thiệu Khánh xin nghỉ không lương để đi điều trị bệnh, nhà trường đã họp và tất cả GV trong trường đều đồng ý cho cô Liên nghỉ. Nhưng ban giám hiệu nhà trường lại không báo cáo lên Phòng Giáo dục hay UBND huyện Thiệu Hóa. Hàng tháng tiền lương của cô Liên vẫn được nhà trường nhận về và cuối năm có nhập vào quỹ nhà trường, nhưng nhà trường lại không trả tiền lương cho người dạy thay, vì lý do đã chia đều giờ của cô Liên cho các GV trong trường. Tại thời điểm năm học 2009 - 2010, giá tiền trả cho người dạy thay, tăng tiết là 10.000đ/tiết.
Đơn xin nghỉ dạy kỳ I, năm học 2011 - 2012 của gia đình cô Lê Hương Liên.
Đến năm học 2010 - 2011, khi cô Liên tiếp tục xin nghỉ dạy, được trường đồng ý, lần này, theo như ban giám hiệu nhà trường nói thì có báo cáo lên Phòng GD và UBND huyện và được Phòng GD đồng ý nên đã cắt lương. Nhưng trên thực tế, nhà trường chưa báo cáo lên Phòng GD cũng như UBND huyện. Bằng chứng là tại buổi làm việc với ông Phạm Xuân Dũng - hiệu trưởng nhà trường, khi phóng viên đề nghị được xem giấy cho phép của cấp trên thì ông Dũng quanh co nói là sẽ có.
Một điều khó hiểu nữa là, nói như ông Dũng đã báo cáo cắt lương, nhưng cô Liên vẫn có tên trong bảng lương hàng tháng được cấp về trường. Trong quyết toán quỹ ở cuộc họp cuối năm, nhà trường không đưa số tiền lương của cô Liên nhập vào quỹ nhà trường, mà như nhiều GV trong trường bức xúc không biết số tiền đó để ở đâu? Trong khi GV trong trường dạy thay không được trả tiền dạy với lý do GV chưa dạy đủ tiết theo quy định 19 tiết/tuần.
Sang đến năm học 2011 - 2012, trong cuộc họp hội đồng nhà trường ngày 14/8/2011, hiệu trưởng nhà trường thông báo gia đình cô Liên đã làm đơn xin trường, Phòng GD, Phòng Nội vụ và UBND huyện Thiệu Hóa với lý do chăm chồng ốm ở nước ngoài nên xin nghỉ dạy không hưởng lương và thông báo cấp trên cắt lương không cấp về trường. Gần đây nhất là tháng 11/2011, cô Liên vẫn có tên trong bảng lương hàng tháng và có danh sách nhận tiền thâm niên với số tiền trên 2,5 triệu đồng.
Mặc dù cô Liên đã nghỉ gần 2 năm nay không sinh hoạt Đảng tại trường nhưng vẫn được ông Phạm Xuân Dũng - hiệu trưởng đưa vào bình xét đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vấn đề này khi được hỏi, ông Dũng lý giải vì cô Liên vẫn nộp tiền Đảng phí đầy đủ.
Xin nghỉ dạy nhưng hàng tháng cô Liên vẫn có tên trong danh sách nhận lương.
Tại Trường THCS xã Thiệu Khánh còn có nhiều quy định vô lý được ông hiệu trưởng ban hành khiến GV trong trường bức xúc như yêu cầu rất khắt khe đối với các GV khi xin nghỉ có việc đột xuất của gia đình; bố trí GV không hợp lý, gây tâm lý không tốt trong tập thể GV nhà trường...
"Vì cấp trên có tí tình!"
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Xuân Dũng, hiệu trưởng Trường THCS Thiệu Khánh, thừa nhận từ ngày xin nghỉ (năm học 2009 - 2010) đến nay, cô Liên vẫn có tên trong danh sách nhận lương hàng tháng: "Cô Liên là GV bộ môn Văn, hiện cô Liên vẫn đang xin nghỉ dạy để đi chữa bệnh. Gia đình cùng nhà trường có lên Phòng Nội vụ, UBND huyện báo cáo và hỏi vấn đề lương thì cấp trên nghĩ do cô Liên phải đi chữa bệnh ở nước ngoài, hoàn cảnh khó khăn vì các anh có "tí tình" nên cho nghỉ hưởng lương. Trong các tháng hè thì cô Liên được nhận tiền đầy đủ, các tháng còn lại thì nhập vào quỹ nhà trường. Cho cô Liên hưởng lương là để cô được đóng bảo hiểm và bỏ vào quỹ nhà trường".
Tuy nhiên ông Dũng lại không chứng minh được số tiền lương của cô Liên mà nhà trường nói nhập vào quỹ được chi vào những khoản gì và chi như thế nào, ông Dũng chỉ nói chung chung và cho biết do kế toán nhà trường đang nghỉ nên ông không nắm được. Theo danh sách cấp lương hàng tháng, hiện cô Liên đang hưởng lương bậc 5, mỗi tháng trừ tất cả các khoản cũng còn hơn 3 triệu đồng.
Ông Phạm Xuân Dũng - hiệu trưởng Trường THCS Thiệu Khánh.
GV xin nghỉ không lương nhưng Trường THCS Thiệu Khánh không báo cáo cấp trên mà vẫn cố tình lấp liếm để chiếm đoạt số tiền của nhà nước. Việc làm của ban giám hiệu Trường THCS Thiệu Khánh mà cụ thể là ông hiệu trưởng cần được cơ quan chức năng làm rõ.
Theo Điều 78, Bộ luật Lao động, người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây: Kết hôn, nghỉ ba ngày; con kết hôn, nghỉ một ngày; bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ ba ngày. Điều 79 quy định, người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Còn theo Luật Bảo hiểm xã hội quy định, đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh mục Bệnh dài ngày của Bộ Y tế), tối đa 180 ngày/năm trong một năm; sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
Theo DT