Thầy giáo 14 năm dạy trẻ mầm non giữa Sài Gòn
Ngay từ khi học lớp 11, cậu học trò Nguyễn Phương Bình đã xác định mình sẽ theo nghề giáo viên mầm non. Đến nay, đã gần 14 năm, thầy Bình là “mẹ hiền” của trẻ mầm non.
Mới đây, thầy Nguyễn Phương Bình – giáo viên mầm non Trường Mầm non 1, quận 5 là một trong những gương mặt giáo viên tiêu biểu của TPHCM nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2019.
Thầy Nguyễn Phương Bình là giáo viên mầm non Trường Mầm non 1, quận 5, TPHCM.
Gia đình “choáng”, bạn bè bất ngờ
Lý do thầy Bình chọn nghề rất giản dị: trước đây thầy hay chơi với các cháu, với các bé hàng xóm và thật sự bị thu hút trước sự hồn nhiên, ngây thơ và thông minh của trẻ nhỏ. Tự đánh giá thấy mình có khả năng chăm sóc và dạy các cháu nên thầy xác định sẽ trở thành giáo viên mầm non.
Gia đình chưa kịp mừng khi con theo Sư phạm thì “choáng” khi nghe con chọn Mầm non. Rồi đến bạn bè cũng bất ngờ, cũng can ngăn không chỉ vì những lý do thông thường như giáo viên mầm non vất vả, thu nhập thấp mà chủ yếu cho rằng đó là nghề dành cho nữ giới.
Cho đến khi đi học Sư phạm, thầy Bình cũng là “độc đinh” trong lớp, thậm chí trong khối. Ai gặp cũng hỏi, sao thầy chọn nghề này.
Video đang HOT
Rồi đến khi thầy ra trường đi dạy, nhiều phụ huynh vừa tò mò lẫn lo lắng khi “mẹ hiền” của con mình lại một nam thanh niên, trong khi công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, nhẹ nhàng…
Nghe những điều đó, thầy Bình chỉ cười và “giải đáp” bằng chính sự tận tụy, lòng yêu trẻ và sự gắn bó với nghề của mình bao nhiêu năm qua.
Lãnh đạo Trường mầm non 1 đánh giá, thầy Nguyễn Phương Bình là người thầy làm việc có trách nhiệm. Thầy sáng tạo, sắp xếp, tổ chức công việc rất khoa học và đặc biệt, thầy rất biết chia sẻ và lắng nghe không chỉ với học trò mà với đồng nghiệp.
Khó khăn nhiều nhưng cũng lắm lợi thế
Thời gian đầu khi thầy Bình mới ra trường, lại nhận lớp nhà trẻ, việc chăm sóc phức tạp, khó khăn hơn do các cháu chưa biết tự làm vệ sinh cá nhân. Lên lớp vài hôm, thầy Bình cũng… hết hồn, trong lòng nghĩ hay thôi mình nghỉ. Nhưng rồi, tiếp xúc với trẻ, các em rất tình cảm, nhanh quý mến người khác nên đã tiếp thêm “sức đề kháng” cho thầy.
So với đồng nghiệp nữ, thầy cũng gặp những trở ngại nhất định. Có trẻ ban đầu còn lạ lẫm, cô giáo đón không sao nhưng thấy thầy là khóc thét đòi mẹ; rồi nhiều công việc như tết tóc cho các bé gái thì thầy luống cuống hơn. Rồi ngay cả phụ huynh, chủ yếu là các bà mẹ đưa đón con, lúc đầu cũng ngại trao đổi với thầy về những vấn đề của trẻ.
Nhưng “ông thầy” dạy mầm non cũng có những lợi thế nhất định. Trong lớp, trong trường, những việc cần sức “đàn ông” như bê bàn ghế, lau dọn, tháo cánh quạt, sửa đồ này nọ đã có “thầy Bình ơi”. Dần dần, thầy không còn nề hà bất cứ công việc nào, những công việc tỉ mỉ như lau dọn đồ chơi, cọ nhà vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, trang điểm, múa hát cho các bé… thầy Bình bắt nhịp hết.
Khi thật tâm yêu nghề, gắn bó với nghề, yêu trẻ thì không còn sự phân biệt giới tính. Thậm chí “ông thầy” còn có ưu điểm vừa làm mẹ nhưng cũng vừa làm người cha.
Đối với trẻ nhỏ, nhất là các bé trai, việc hiện diện vai trò của một người đàn ông mạnh mẽ, hào hiệp, gánh vác những việc nặng và không ngại những việc tỉ mỉ… hình thành cho các em một hình mẫu đẹp.
Sự yêu nghề luôn thôi thúc thầy tìm tòi, sáng tạo hướng đến những điều tốt đẹp cho trẻ. Thầy Bình sáng tạo trong các bài dạy, các hoạt động, thậm chí là “phá cách”, không đi theo những lối mòn trong giáo dục trẻ từ cách chọn đồ chơi, vật dụng làm minh họa trực quan sinh động.
Thầy Bình từng giành giải Ba cấp thành phố trong hội thi triển lãm đồ dùng đồ chơi sáng tạo khối mầm non; giải Nhất giáo viên giỏi cấp thành phố; đạt danh hiệu “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo” do Công đoàn giáo dục thành phố trao tặng.
Nhưng thành quả lớn nhất với thầy không phải là các danh hiệu. Thầy tâm sự nếu cho phép quay ngược thời gian hay có cuộc đời thứ hai, thầy vẫn sẽ chọn nghề giáo viên mầm non.
Hoài Nam
Theo Dân Trí
Giúp học sinh thêm hứng thú tới trường
Những năm gần đây, ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số (DTTS).
Bằng nhiều giải pháp thiết thực, Quảng Ninh từng bước giúp học sinh DTTS hứng thú hơn khi tới trường, tự tin hơn trong giao tiếp.
Giờ học tiếng Việt tại Trường mầm non ại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh).
Triển khai đề án tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học người DTTS, Phòng Giáo dục và ào tạo huyện Tiên Yên đã chỉ đạo các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú, hấp dẫn học sinh tham gia học tập. ối với cấp học mầm non, Phòng Giáo dục và ào tạo huyện quan tâm đặc biệt đến xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ DTTS phù hợp nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề.
Ngoài ra, các trường tổ chức các giờ học tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vào những buổi chiều trong tuần, tổ chức trò chơi ngôn ngữ, các hoạt động giáo dục khác có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô và những người chung quanh, tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động với môi trường tiếng Việt. ối với cấp tiểu học, các trường thực hiện bảo đảm đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp; tổ chức trò chơi học tập, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng.
Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS ại Dực (huyện Tiên Yên) Quách Văn Thụy chia sẻ: Nhà trường quy định các em học sinh phải dùng tiếng Việt trong giao tiếp với thầy, cô giáo và các bạn khi đến trường, hạn chế dùng tiếng DTTS, đồng thời, nhà trường cũng cố gắng sắp xếp, bố trí tăng thêm giờ học tiếng Việt cho các em khi lên lớp. Ngoài ra, các lớp kết hợp các hoạt động ngoại khóa đã giúp cho các em tự tin và hăng hái hơn khi giao tiếp bằng tiếng Việt.
Không riêng huyện Tiên Yên triển khai hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non vùng DTTS mà ở nhiều địa phương miền núi của Quảng Ninh, như: Bình Liêu, Ba Chẽ, ầm Hà, Hoành Bồ, Hải Hà... cũng đã đẩy mạnh xây dựng môi trường nâng cao tiếng Việt cho trẻ em người DTTS. Các địa phương xây dựng thư viện thân thiện, phù hợp để khuyến khích các bậc cha mẹ cùng đọc sách với trẻ tại trường, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho trẻ. Cùng với đó, nhiều địa phương cũng quan tâm phát triển mô hình nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ làm cầu nối ngôn ngữ cho trẻ tại các điểm trường vùng khó khăn, miền núi.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo Quảng Ninh Nguyễn Thị Thúy cho biết: Sau hơn hai năm triển khai, chất lượng chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ DTTS trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt. Các em hứng thú đến trường, tham gia tích cực vào các hoạt động; vốn từ của trẻ dần được mở rộng, đáp ứng nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Việt, trẻ thích giao tiếp với cô, với bạn bằng tiếng Việt, 100% trẻ DTTS ra lớp học hai buổi/ngày được chuẩn bị tiếng Việt.
Từ năm 2014 đến nay, ngành giáo dục Quảng Ninh đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc cho gần 100 giáo viên mầm non vùng dân tộc thiểu số ở các huyện Hoành Bồ, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, ầm Hà và Hải Hà. Hầu hết các giáo viên mầm non dạy tại các vùng DTTS đều có thể giao tiếp được với trẻ là người DTTS. So với mục tiêu đặt ra đến năm 2020 thì đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã đạt và vượt tỷ lệ trẻ mẫu giáo DTTS ra lớp. Trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, học sinh tiểu học người DTTS được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp độ tuổi; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học tăng cường tiếng Việt tại các trường mầm non, tiểu học vùng DTTS được đầu tư đầy đủ.
BÀI, ẢNH: QUANG THỌ VÀ THÙY DƯƠNG
Theo Nhân dân
PGS Lê Anh Vinh: 'Trẻ mầm non có thể học xác suất, thống kê' PGS.TS Lê Anh Vinh cho hay xác suất, thống kê ở chương trình tiểu học là những bài liên quan nhiều đến đời sống thực tế, có thể dạy từ mầm non. Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo " NXB Giáo dục với đổi mới chương trình và SGK phổ thông" được tổ chức tại Hà Nội sáng 8/11, PGS.TS...