Thấy “giặc bên Ngô” ngồi cắn hướng dương còn vợ bụng bầu lau nhà, chồng tôi chỉ tay mắng 1 câu khiến cô em xanh mặt
Vĩnh trở về nhà đúng lúc tôi đang hì hụi lau nhà, còn cô em chồng ngồi xem TV, cắn hướng dương. Chứng kiến cảnh ấy, anh đã rất bực mình, chỉ tay mắng thẳng mặt “giặc bên Ngô”.
Tôi và Vĩnh đã mua được chung cư riêng ngoài Hà Nội. Hiện tại, tôi đang mang thai sau gần 3 năm trời kế hoạch. Mọi người thì nói tôi sướng, không phải sống chung với mẹ chồng, rồi thì điều kiện cũng tốt… nhưng thực ra tôi chẳng thấy vậy.
Ngày xưa khi 2 vợ chồng không dám sinh con để lao đầu vào cày cuốc, kiếm tiền thì đâu có ai hay. Tới ngày mua được nhà, bạn bè, họ hàng toàn ngỏ ý cho ở nhờ mỗi khi có việc ra Hà Nội. Và rắc rối lớn nhất chính là cô em chồng năm đó cũng nằng nặc đòi mẹ cho ra Hà Nội làm việc (trước kia con bé học trường nghề, đang mở quán làm móng, gội đầu ở quê).
Ban đầu mẹ chồng tôi cũng phản đối dữ lắm nhưng sau cùng bị sự bướng bỉnh của con bé làm cho khuất phục. Tôi và Vĩnh thì đương nhiên phải dành 1 căn phòng cho cô em gái của anh rồi. Chứ làm sao mà để em ruột rà lần đầu ra Hà Nội đi thuê phòng bên ngoài trong khi anh chị đang dư phòng cho thuê được?
Nhưng mà con bé này vừa lười, vừa bẩn, lại ham chơi và khó tính. Tôi đang mang bầu mà chẳng thấy phụ gì chị dâu, toàn tôi hầu hạ nó cơm ăn, áo mặc. Đã hơn 1 lần tôi phàn nàn với Vĩnh nhưng có vẻ anh nhắc nhở nó cũng không nghe. Mọi thứ lại đâu vào đấy sau 1-2 hôm.
Mà khổ nỗi, con bé này còn ghim tôi lại nếu như nó bị anh trai mắng. Nó bóng gió trước mặt tôi kiểu “có gì khó chịu thì nói luôn, trước mặt tỏ ra hiền lành, dịu dàng, sau lưng lại đâm bị thóc chọc bị gạo”, “những người khôn khéo mới thật sự đáng sợ”, “ghét thì nói là ghét sao phải gồng mình lên rồi đi mách lẻo”…
Tôi tức điên đi ấy. Gằn giọng lên hỏi nó nói ai thì nó cũng vênh vênh: “Em có nói ai, em cứ bóng gió vậy, ai có tật thì người ta tự giật mình thôi!”
Tôi chết điếng với nó. Đúng thật con bé này không vừa. Tôi cũng quyết định lần sau sẽ thẳng thắn nhắc nhở nó thay vì nói với Vĩnh.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Nhưng cuộc sống vẫn không khá hơn chút nào. Tôi nhắc gì nó cũng cứ lì ra đó. Ví dụ ăn cơm xong, tôi nhắc nó đi rửa bát, sáng dậy kêu nó lau nhà, nó cứ mặc kệ đó. Có khi bát tới sáng hôm sau tôi dậy vẫn nguyên xi, bực quá nhưng phải nấu đồ ăn sáng nên tự rửa. Còn nhà thì nó cũng mặc kệ. Có hôm tôi dẫn bạn về nhà chơi, nhìn phòng khách lộn tung phèo, sàn nhà toàn vỏ hạt dưa thì tôi ngượng chín người.
Sau lần ấy, tôi quyết định việc gì làm được sẽ tự làm. Cố gắng coi nó như người vô hình trong căn nhà cho đỡ bực. Tôi không sai nó làm việc nhà nữa, tôi thấy hơi mệt tí nhưng bớt suy nghĩ hẳn.
Tuy nhiên, thời gian gần đây bụng tôi đã rất to, đi lại đã nặng nề nên làm gì cũng chậm chạp hơn. Hôm vừa rồi, trong lúc tôi đang hì hụi lau nhà, cô em chồng thì gác chân lên bàn xem TV, cắn hướng dương thì chồng tôi về.
Anh nhìn thấy cảnh tượng ấy nhưng đứng cửa quan sát thêm 1 hồi. Sau đó mới tiến lại hỏi:
- Hương, tại sao em không lau nhà mà để chị dâu làm?
- Chị ấy có sai em đâu? Không tin anh hỏi vợ anh mà xem?
- Không sai thì em không tự biết làm à? Chị dâu bầu 7 – 8 tháng rồi còn phải nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ cho em nữa à? Em bao nhiêu tuổi rồi mà suy nghĩ, hành động thiếu ý thức như thế? Anh biết những lần trước nhắc nhở em rồi em lại quay sang trách ngược chị dâu. Em làm gì anh biết hết nhưng vì em là em của anh nên anh muốn cho em cơ hội thay đổi. Nhưng em ngày càng quá đáng, hết tuần này thu xếp đồ về quê đi! Anh sẽ nói với mẹ!
Cô em chồng nghe tới chuyện phải về quê nó sợ xanh mặt. Vốn dĩ mẹ chồng đã không thích, giờ thêm sự tác động từ Vĩnh chắc chắn bà sẽ lôi con bé về bằng được. Lúc này, nó ra sức quay sang nhờ tôi giải thích với Vĩnh nhưng anh không buồn nghe. Tôi thì cũng có chút hả hê lắm. Xem ra những ngày tháng chung sống với giặc bên Ngô sắp kết thúc rồi.
Miss Mông Mơ
Theo Helino
Giáng sinh không dành cho mẹ
Mẹ chỉ có hai người con, một trai, một gái. Ai mẹ cũng thương yêu, chiều chuộng. Nên đã ngoài 60, hằng ngày mẹ vẫn cặm cụi lo từ miếng ăn đến tấm áo cho các con.
Còn hạnh phúc nào hơn dựng vợ gả chồng cho con, nhìn con xây đắp gia đình nhỏ. Nhưng niềm vui đi kèm trách nhiệm. Thấm thoắt, con trai cả sinh con rồi đến con gái út mang bầu, mẹ tự khoác lên mình nhiệm vụ trông cháu, chăm con.
Các con coi đó là chuyện hiển nhiên, chẳng có gì phải lăn tăn. Rồi các con cứ hồn nhiên, vô tư nghĩ mẹ là siêu nhân.
Một tuần 7 ngày thì 5, 6 ngày mẹ chạy đi chạy lại như con thoi giữa nhà con trai và con gái cách nhau 8 cây số.
Ban ngày mẹ trông cháu nội, và làm đủ việc không tên: Nấu ăn, dọn nhà, giặt giũ, phơi phóng... Chiều tối khi con dâu, con trai vừa về đến nhà, mẹ vội vàng bắt xe ôm đến nấu cơm, dọn dẹp cho con gái đang bầu mà chồng lại đi làm ăn xa.
Sáng sớm ngày hôm sau, xe ôm đèo mẹ quay lại nhà con trai để "nhận bàn giao" cháu nội. Tiếp tục lặp lại vòng tuần hoàn những việc nội trợ.
Bố thì ở quê một thân một mình, chấp nhận cho mẹ lên thành phố giúp con cháu. Nhiều hôm ông nhớ bà gọi điện thoại còn bị bà quát "cháu đang ngủ, gọi gì ồn ào thế?".
Mẹ làm nhiều nên cũng nói nhiều vì mẹ không chịu được những gì không chỉn chu, vô trách nhiệm. Mẹ mắng con trai vô tâm chơi với con vẫn cầm điện thoại. Mẹ càm ràm con dâu tính bừa bộn, xuề xòa.
Mẹ trách con rể đã đi công tác thường xuyên lại còn mê nhậu, về nhà 3 hôm thì đã 2 hôm có hơi men trong người. Mẹ than con gái mẹ không biết khuyên nhủ chồng, lấy nhầm người đàn ông không dành cho gia đình để rồi làm khổ mình, khổ con, khổ cả mẹ già.
Rồi mẹ quát luôn cả cháu nội vì bà lao tâm khổ tứ nấu từng nồi cháo thơm ngon mà cháu không chịu ăn.
Tất cả những gì mẹ làm, mẹ nói cũng chỉ vì lo lắng và muốn con cháu tốt lên. Nhưng mẹ đâu được đọc sách về tâm lý, mẹ tất bật, vất vả, đâu có thời gian để cân nhắc nói thế nào cho nhẹ nhàng, vừa tai. Nên con cái cần mẹ giúp nhưng lại sợ ở bên cạnh mẹ.
Giáng sinh đang đến rất gần. Mấy bà hàng xóm hỏi mẹ: "Nô-en các con bà có đưa bà đi trung tâm thương mại, đi ăn uống không". Mẹ không hiểu rõ "nô en" là gì đâu, chỉ thấy rằng không khí lễ hội đang tràn ngập phố phường với những cây thông trang hoàng lung linh. Mẹ nghĩ nếu được cùng con cháu đến những nơi trang trí đẹp đẽ ấy chụp vài bức hình kỷ niệm chắc sẽ rất vui.
Rồi mẹ bần thần khi con trai thông báo dịp lễ này sẽ đưa vợ con đi du lịch. Mở điện thoại ra, mẹ thấy con gái vừa gửi ảnh cùng chồng đi ăn ở một cửa hàng sang trọng. Cô còn vô tư nhắn đây là những món ăn đặc trưng mùa giáng sinh. Mẹ nấu cho con bao nhiêu bữa ăn nhưng hiếm khi nào các con đưa mẹ ra ngoài hàng thử một món lạ.
Có lẽ các con đã quên mất mẹ cũng cần giải trí, nghỉ ngơi. Có lẽ tiềm thức các con đã vô tình ghim mẹ vào gian bếp, vào bỉm sữa trẻ con. Có lẽ câu nói đùa của các con không chỉ là đùa: "Mẹ là ôsin cao cấp".
Theo baohatinh.vn
Về nhà thấy mẹ đang rửa bát còn tôi nằm dài trong phòng, chồng liền lao vào quát mắng đến khi thấy vật để trên bàn, anh vội xin lỗi tôi rối rít Đi làm về, chồng tôi lao thẳng vào phòng chất vấn vì sao tôi dám để mẹ chồng rửa bát. Tôi không nói gì, chỉ bảo anh nhìn vật đang để trên bàn, tự khắc sẽ hiểu. Với mọi người việc sinh con là dễ dàng. Nhưng với tôi, đó là cả một quá trình gian nan, khổ cực. Vợ chồng tôi sống...