Thấy gì từ một lá đơn xin thôi việc?
Mấy ngày nay trên mạng xã hội lan truyền lá đơn đề nghị thôi việc của thầy giáo tiểu học ở tỉnh Đồng Nai.
Ảnh minh họa
Thực hư có hay không có lá đơn và nếu có thì trách nhiệm của người đứng đơn cũng như người nhận đơn đã hành xử thế nào, đúng đến đâu? Chắc chắn sớm hay muộn ngành Giáo dục Đồng Nai và các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để có kết luận, trả lời những bức xúc của xã hội.
Thế nhưng, trước khi có kết luận chính thức, lá đơn được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội chắc hẳn đã làm chạnh lòng, làm “đau” những người làm giáo dục. Xã hội, các nhà giáo, đặc biệt là học trò, phụ huynh nghĩ gì về giáo giới, về môi trường giáo dục? Từ ngữ trong đơn cũng có thể dẫn đến những nhận định, đánh giá cực đoan, thiếu công bằng về môi trường giáo dục, dễ gây tổn thương cho nghề giáo, nhà giáo. Câu chuyện này, vì thế không dừng lại ở khuôn khổ một ngôi trường nữa.
Video đang HOT
Riêng người viết thì băn khoăn vô cùng, khi một thầy giáo 50 tuổi đời và 24 tuổi nghề dùng những ngôn từ nặng nề như vậy trong lá đơn về nơi mình đang công tác. Viết đơn cũng phải theo quy tắc, phải đúng thể thức văn bản, từ Quốc hiệu, tiêu ngữ đến cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự… nhất là với một người thầy, một trí thức, thì lời ăn, tiếng nói càng cần sự chuẩn mực.
Có thể nếu người viết ở một thời điểm khác, bình tâm hơn, sẽ không dẫn đến sự cố đáng tiếc này. Còn người bút phê vào lá đơn của thầy giáo, tôi cho rằng cũng chưa đúng với chức trách của người thủ trưởng cơ quan; chưa đúng nguyên tắc cơ bản khi tiếp nhận đơn thư của giáo viên trong trường; xử lý còn cảm tính.
Không chỉ trong môi trường giáo dục, mà ở môi trường làm việc nào, cũng có thể có những áp lực, mâu thuẫn. Vấn đề là kĩ năng chung sống, giải pháp để tìm được tiếng nói chung, giải quyết ổn thỏa mang tính nhân văn, có văn hóa. Riêng với cơ sở giáo dục, mang lại hạnh phúc cho giáo viên và học sinh là trách nhiệm của hiệu trưởng và tự mỗi thành viên trong trường, không phải là ai khác.
Một nhà trường hạnh phúc không thể để một cá nhân nào phải buồn bã, mệt mỏi trong dạy và học. Trường học cũng chẳng thể hạnh phúc, nhà giáo an lòng khi các thành viên không nhìn về một hướng, biết thấu hiểu, sẻ chia. Nếu chúng ta đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng văn hóa nhà trường, cùng nhau rèn luyện đạo đức nhà giáo thì không thể tồn tại môi trường “nhiều điều phi giáo dục, vấn nạn dối trá”, như trong đơn của thầy giáo đã ghi. Dân chủ hóa nhà trường là một hình thức vận hành tổ chức rất quan trọng.
Thầy giáo xin nghỉ được đề nghị ở lại làm việc
Phòng Giáo dục Huyện Long Thành đề nghị thầy Lê Trần Ngọc Sơn tiếp tục dạy học; còn nếu không, sẽ phải thực hiện lại quy trình cho thôi việc.
Chiều 13/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Long Thành làm việc với đại diện Tiểu học An Lợi và ông Lê Trần Ngọc Sơn, giáo viên tiếng Anh. Buổi họp diễn ra ba ngày sau khi đơn Đề nghị giải quyết thôi việc của ông Sơn được Hiệu trưởng Tiểu học An Lợi - Nguyễn Thanh Tùng - bút phê chấp thuận.
Phòng Giáo dục Huyện xác định thủ tục giải quyết đơn xin thôi việc của ông Sơn là sai quy trình. Tại buổi làm việc, hiệu trưởng Nguyễn Thanh Tùng đã nhận sai.
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của ông Sơn, Phòng Giáo dục đề nghị ông tiếp tục ở lại, làm việc tại trường . Ông Sơn cho biết "Tôi chỉ rút đơn, ở lại dạy học nếu các cấp có thẩm quyền giải quyết rốt ráo những sai phạm của hiệu trưởng, hiệu phó". Ông cũng bảo lưu quan điểm về lý do nghỉ việc là cảm thấy không phù hợp với môi trường "có quá nhiều điều phi giáo dục... nhất là vấn nạn dối trá".
Theo ông Đặng Định Công, Phó phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện, nếu ông Sơn vẫn quyết định xin thôi việc, quy trình sẽ phải làm lại. Theo quy định, hiệu trưởng phải có văn bản trả lời cho giáo viên, không được viết trực tiếp vào đơn. Hơn nữa, cuộc họp để giải quyết đơn thôi việc cần sự có mặt của đại diện ban giám hiệu, công đoàn, ban thanh tra nhân dân, các tổ khối lớp và cá nhân ông Sơn. Nhưng hôm đó, ông Sơn không được mời.
Vì vậy, quy trình đúng phải là tổ chức cuộc họp giải quyết đơn thôi việc có mặt của giáo viên đứng đơn. Tiếp đó, hiệu trưởng có văn bản trả lời đơn xin thôi việc kèm theo các thủ tục thanh lý hợp đồng đưa lên cấp trên.
Ông Lê Trần Ngọc Sơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ông Sơn làm giáo viên 24 năm nay, công tác tại hai trường THCS ở huyện Long Thành và TP Biên Hoà trước khi về Tiểu học An Lợi. Ngày 6/10, ông nộp đơn Đề nghị giải quyết thôi việc do có một số bức xúc trong nhà trường.
Bốn ngày sau khi nhận được đơn, Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Tùng đã bút phê, chấp thuận cho ông Sơn nghỉ việc. Lá đơn sau đó xuất hiện trên mạng xã hội, gây xôn xao trên nhiều diễn đàn về giáo dục.
Trước đó, tháng 9/2019, ông Sơn có đơn tố cáo ông Nguyễn Thanh Tùng, Hiệu trưởng Tiểu học An Lợi cùng một hiệu phó do có nhiều vi phạm về thu chi, sử dụng quỹ phúc lợi không đúng quy định, vận động cha mẹ học sinh đóng góp mua sắm không đúng quy định, nhận học sinh trái tuyến... Tháng 1/2020, UBND huyện Long Thành kết luận trường Tiểu học An Lợi có nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động.
Theo ông Sơn, những sự việc tiêu cực trên không được giải quyết triệt để. Khi ông nhắc lại những sai phạm này trong các cuộc họp ở trường, ban giám hiệu không lắng nghe và có những việc làm bất lợi với ông.
Giáo dục của gia đình đóng vai trò quan trọng nhất Liên tiếp gần đây, các vụ bạo lực học đường xảy ra tại Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa... khiến dư luận xã hội vô cùng bức xúc. Làm gì để những vụ việc phản giáo dục như thế này không xảy ra trong môi trường giáo dục, dù là sau cánh cổng trường hay ngoài đường, trên không gian mạng? PV Báo...