Thấy gì qua thực nghiệm chương trình mới?: Giáo viên sẽ đuối!
Chủ biên chương trình một môn học phải thốt lên ‘Giáo viên dạy để sống chứ đâu phải dạy để… chết!’. Trong khi đó nhiều người cũng nhận ra rằng nếu không khéo học sinh sẽ bị bỏ rơi trong chương trình mới khi lớp học quá đông.
Với sĩ số lớp học quá đông thì giáo viên rất vất vả khi thực hiện chương trình mới
ẢNH: NGỌC NAM
Qua một tháng dạy thực nghiệm chương trình (CT) mới, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra, trong đó có việc dạy học tích hợp, những điều bất khả thi khi phải dạy một lớp học với sĩ số quá đông…
Có phải 3 giáo viên dạy 1 bài “tích hợp” ?
Chúng ta giải quyết vấn đề sĩ số không chỉ vì người học mà còn phải vì GV. Phải biết thương GV. Họ dạy để sống chứ đâu phải dạy để… chết”
GS ĐỖ ĐỨC THÁI Chủ biên chương trình môn toán
Một trong những điểm được dư luận xã hội quan tâm trong CT mới là việc dạy học tích hợp sẽ ra sao khi triển khai vào thực tiễn. Ngay chính các trường cũng chưa hình dung đầy đủ về điều này. PGS Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên CT môn khoa học tự nhiên ở THCS, cho biết môn khoa học tự nhiên là một trong những môn học có nhiều điểm mới nhất.
Theo PGS Tuấn, cách tích hợp của CT môn khoa học tự nhiên không phải là cộng mỗi môn một chút. Điều quan trọng là huy động kiến thức của cả 3 ngành khoa học để giải đáp những vấn đề thực tiễn. Có những bài khi đưa vào thực nghiệm, giáo viên (GV) vật lý dạy sẽ thuận lợi hơn nhưng có những bài GV sinh học hoặc hóa học dạy sẽ thuận lợi hơn. Nói như vậy để khẳng định không có chuyện một bài mà 3 GV cùng dạy. Quan niệm tích hợp như thế là không đúng, nhưng nhiều người vẫn đang hiểu theo cách này.
Video đang HOT
GS Đỗ Đức Thái, Chủ biên CT môn toán, nhấn mạnh không có môn học nào gọi là môn tích hợp, đó chỉ là cách gọi tắt làm sai lệch khái niệm về môn học. Yêu cầu tích hợp không chỉ thể hiện ở các môn khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý mà còn thể hiện ngay trong một môn học truyền thống như toán. Vấn đề là GV có tích hợp được kiến thức của các môn học với nhau và tích hợp được kiến thức lý luận với kiến thức thực tiễn hay không. Thường thì để giải quyết các vấn đề thực tiễn, sẽ phải huy động hiểu biết của nhiều môn học, chứ không thể chỉ giới hạn ở kiến thức của một môn.
Quay cuồng với lớp học quá đông
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên CT giáo dục phổ thông mới, khuyến cáo về việc sĩ số học sinh (HS) trong một lớp quá đông thì sẽ rất khó thực hiện CT mới.
GS Đỗ Đức Thái cho hay việc thực nghiệm CT môn toán ở 2 lớp sĩ số lên tới 65 HS/lớp của một trường nội thành Hà Nội khiến GV quay như… chong chóng nhưng chỉ đạt được yêu cầu ở mức chấp nhận được. Đáng lo ngại là những HS đuối trong lớp sẽ không được quan tâm đúng mức. “Chúng ta giải quyết vấn đề sĩ số không chỉ vì người học mà còn phải vì GV. Phải biết thương GV. Họ dạy để sống chứ đâu phải dạy để… chết”, GS Thái nói.
GS Thuyết cũng cho rằng: “Một lớp quá đông thì GV làm sao có thể tổ chức trải nghiệm thực tiễn? Do vậy chúng tôi không tin và không ca ngợi việc một GV dạy lớp học quá đông HS mà vẫn dạy tốt”.
TS Bùi Phương Nga, Chủ biên CT môn khoa học ở cấp tiểu học, chia sẻ: “Tôi đi dự giờ thực nghiệm ở một lớp có 60 HS. Dù GV đã rất nỗ lực, tổ chức hoạt động khá tốt nhưng cuối giờ thì GV tâm sự rất thực với chúng tôi là nếu cô mà dự giờ chúng em mấy tiết liền thì chúng em mệt lắm. Nói như vậy để thấy rằng GV chỉ có thể cố gắng được trong một thời gian ngắn”.
Hơn nữa, theo bà Nga, quyền lợi HS sẽ bị ảnh hưởng, bởi có những HS nằm trong nhóm bị “bỏ quên” ngay trong lớp học của mình vì lớp đông, cô giáo dễ tập trung vào những HS giỏi hoặc rất yếu, những học sinh trung bình không được rèn luyện các năng lực giao tiếp, năng lực nói trước đám đông…
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên CT giáo dục phổ thông mới, khuyến cáo về việc sĩ số học sinh (HS) trong một lớp quá đông thì sẽ rất khó thực hiện CT mới.
GS Đỗ Đức Thái cho hay việc thực nghiệm CT môn toán ở 2 lớp sĩ số lên tới 65 HS/lớp của một trường nội thành Hà Nội khiến GV quay như… chong chóng nhưng chỉ đạt được yêu cầu ở mức chấp nhận được. Đáng lo ngại là những HS đuối trong lớp sẽ không được quan tâm đúng mức. “Chúng ta giải quyết vấn đề sĩ số không chỉ vì người học mà còn phải vì GV. Phải biết thương GV. Họ dạy để sống chứ đâu phải dạy để… chết”, GS Thái nói.
GS Thuyết cũng cho rằng: “Một lớp quá đông thì GV làm sao có thể tổ chức trải nghiệm thực tiễn? Do vậy chúng tôi không tin và không ca ngợi việc một GV dạy lớp học quá đông HS mà vẫn dạy tốt”.
TS Bùi Phương Nga, Chủ biên CT môn khoa học ở cấp tiểu học, chia sẻ: “Tôi đi dự giờ thực nghiệm ở một lớp có 60 HS. Dù GV đã rất nỗ lực, tổ chức hoạt động khá tốt nhưng cuối giờ thì GV tâm sự rất thực với chúng tôi là nếu cô mà dự giờ chúng em mấy tiết liền thì chúng em mệt lắm. Nói như vậy để thấy rằng GV chỉ có thể cố gắng được trong một thời gian ngắn”.
Hơn nữa, theo bà Nga, quyền lợi HS sẽ bị ảnh hưởng, bởi có những HS nằm trong nhóm bị “bỏ quên” ngay trong lớp học của mình vì lớp đông, cô giáo dễ tập trung vào những HS giỏi hoặc rất yếu, những học sinh trung bình không được rèn luyện các năng lực giao tiếp, năng lực nói trước đám đông…
Theo thanhnien.vn
Chương trình mới: Quá lo về giáo viên
Giáo viên được xem là yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công của chương trình phổ thông mới nhưng lực lượng này đang gặp nhiều khó khăn
Giáo viên cần được bồi dưỡng để dạy tích hợp Ảnh: Tấn Thạnh
Từ nay đến khi triển khai chương trình phổ thông mới chỉ còn hơn 1 năm rưỡi. Liệu giáo viên (GV) có thể bảo đảm việc thay đổi phương pháp dạy và học, đặc biệt là dạy học tích hợp, hay không thực sự không phải là câu hỏi dễ trả lời.
Lúng túng với dạy học tích hợp
Ông Lê Hồng Vũ - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận Tây Hồ, TP Hà Nội - cho biết để chuẩn bị việc dạy học tích hợp liên môn cho chương trình mới, phòng đã tìm GV để tổ chức những tiết dạy mẫu nhưng thật sự vẫn rất lúng túng. Nhiều GV vẫn rất băn khoăn với khái niệm thế nào là tích hợp liên môn. Băn khoăn của ông Vũ cũng là tâm trạng chung của nhiều hiệu trưởng và GV khi bắt tay vào tìm hiểu, chuẩn bị cho việc triển khai chương trình phổ thông mới.
Ông Đoàn Công Thạo, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ (TP Hà Nội), cho biết điều ông quan tâm nhất chính là chất lượng đội ngũ GV. Ông Thạo đặt câu hỏi: Liệu đội ngũ GV hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu dạy học tích hợp? "Tôi nghĩ thật không đơn giản. Bản thân tôi là GV dạy vật lý nhưng không đơn giản là có thể dạy được cả kiến thức môn hóa và sinh" - ông Thạo dẫn chứng.
Trước những lo lắng về chất lượng đội ngũ, các GV khi được hỏi đều cho rằng Bộ GD-ĐT cần đẩy nhanh quá trình đào tạo cũng như sớm lên kế hoạch tập huấn cho GV các cấp để đáp ứng được chương trình một cách nhanh nhất.
Giải tỏa những băn khoăn này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình phổ thông mới, cho hay ngay từ khi xây dựng chương trình, Bộ GD-ĐT đã quan tâm đến việc kiểm tra, điều tra số lượng đội ngũ GV ở từng môn học, cấp học; rà soát xem các GV này còn cần gì để bồi dưỡng. Theo GS Thuyết, với những môn học mới, tích hợp nhiều môn như khoa học tự nhiên, lịch sử, địa lý ở THCS, các GV sẽ được học bồi dưỡng, học thêm một số tín chỉ để có thể một mình dạy một môn.
Lớp 60 học sinh, giáo viên dạy kiểu gì?
Không chỉ đội ngũ GV mà cơ sở vật chất cũng là nỗi lo của ngành giáo dục khi triển khai chương trình mới. Bà Phan Kim Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Thành Công (TP Hà Nội), cho rằng tình trạng quá tải về quy mô học sinh là khó khăn chung của giáo dục tiểu học hiện nay. Vì vậy, dù rất quyết tâm song thực tế nêu trên vẫn là rào cản không nhỏ trong quá trình triển khai của các trường.
Trên thực tế, sĩ số chung của các lớp học ở Hà Nội hiện rất đông. Lãnh đạo nhiều trường của Hà Nội cũng cho rằng sĩ số lớp học đang là trở ngại đối với việc triển khai chương trình mới. Trên lý thuyết, quy mô lớp tiểu học cao nhất là 35 học sinh nhưng thực tế, phần lớn các trường của Hà Nội đều có sĩ số lên đến 50-60 em.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng các địa phương cần bảo đảm đúng Điều lệ trường học - 35 học sinh/lớp đối với bậc tiểu học và 45 học sinh/lớp đối với THCS. "Nếu một lớp mà 60 học sinh thì rất khó cho GV trong việc dạy học, đưa các em tham quan, trải nghiệm..." - Tổng Chủ biên chương trình phổ thông nhìn nhận.
Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy cả nước có 28.177 cơ sở giáo dục phổ thông công lập, trong đó có 15.050 trường tiểu học, 10.697 trường THCS, 2.430 trường THPT, 14.883.647 học sinh, 476.924 lớp học và 419.903 phòng học. Tuy nhiên, điều kiện về phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học, thư viện hiện chưa đáp ứng được nhu cầu.
Theo Bộ GD-ĐT, cần đầu tư xây dựng bổ sung khoảng 57.084 phòng học (tiểu học 30.344 phòng, THCS 20.571 phòng, THPT 6.169 phòng). Bên cạnh đó, để kiên cố hóa các phòng học, cần đầu tư xây dựng thay thế 96.352 phòng (tiểu học 55.035 phòng, THCS 18.017 phòng, THPT 3.330 phòng).
Về phòng học bộ môn, cấp THCS (với quy mô quy ước 1 trường THCS 16 lớp là 6 phòng) cần xây dựng bổ sung khoảng 24.300 phòng còn thiếu và 10.244 phòng chưa đáp ứng quy định; cấp THPT (với quy mô quy ước 1 trường THPT 24 lớp là 6 phòng) cần xây dựng bổ sung khoảng 3.270 phòng còn thiếu và 3.195 phòng chưa đáp ứng quy định.
Bồi dưỡng giáo viên trong 8 ngày
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ GD-ĐT, cho biết bộ đã có kế hoạch chi tiết về việc bồi dưỡng GV. Cụ thể, bộ sẽ thực hiện bồi dưỡng GV theo chương trình phổ thông mới, dự kiến thời lượng khoảng 8 ngày, đều cho các môn và các cấp. Đầu tiên là bồi dưỡng GV cốt cán theo hình thức tập trung để làm nòng cốt trong quá trình bồi dưỡng đại trà, mỗi môn ở mỗi cấp sẽ có 2 GV/ tỉnh, thành.
Các GV cốt cán này phải chọn để đi hết các cấp học và được bồi dưỡng trước khi bồi dưỡng GV đại trà. Dự kiến, việc bồi dưỡng sẽ được tiến hành vào quý II năm học 2019-2020. Ngoài ra, sẽ bồi dưỡng đại trà (chủ yếu qua mạng) kết hợp bồi dưỡng tại chỗ thông qua các bài giảng trên mạng.
Theo NLĐ
6 tỉnh thành thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới Việc thực nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi và tác động của chương trình giáo dục phổ thông mới đến người dạy và người học. Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông vừa kết thúc một tháng (23/3-23/4) đi địa phương để thực nghiệm các môn học, nhằm đánh giá tính khả thi và tác động của chương trình mới...