Thay đổi về hành vi ăn uống trong đại dịch COVID-19 và hệ lụy sức khỏe
Theo các báo cáo mới đây Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của chúng ta. Tuy nhiên, những thay đổi này không mang lại những điều tốt đẹp hơn.
Tăng tiêu thụ đồ ăn vặt
Một phân tích của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ cho thấy tình trạng tăng tiêu thụ đồ ăn nhanh và đồ tráng miệng không có lợi cho sức khỏe, bao gồm khoai tây chiên, bánh quy và kem, đồng thời thưởng thức nhiều đồ uống có đường hơn như cà phê và trà có đường, nước giải khát có ga và đồ uống tăng cường năng lượng.
Hơn một phần ba (36%) trong số gần 4.000 người Mỹ được khảo sát vào tháng 6 năm 2020 cho biết họ ăn đồ ăn nhanh và đồ tráng miệng không có lợi cho sức khỏe nhiều hơn so với trước đại dịch, trong khi 22% cho biết họ thỉnh thoảng uống đồ uống có đường. Tuy nhiên, 16% cho biết, họ ăn đồ ăn nhanh và đồ ngọt thường xuyên hơn, trong khi 10% cho biết họ dùng thường xuyên hơn đồ uống có đường. Những người tiêu thụ nhiều thực phẩm và đồ uống không có lợi cho sức khỏe nhất đa phần là người Tây Ban Nha hoặc da đen và dưới 65 tuổi, béo phì, nữ giới, có thu nhập và trình độ học vấn thấp hơn.
Kết quả khảo sát khác tương tự cũng hỏi về sự sẵn có và an toàn của thực phẩm. Gần 6/10 người – chủ yếu là người có thu nhập thấp, thất nghiệp, người da đen hoặc gốc Tây Ban Nha – cho biết họ lo lắng về việc không thể mua thực phẩm ở các cửa hàng gần đó hoặc lo ngại có thể bị nhiễm COVID-19 từ thực phẩm.
Chuyên gia dinh dưỡng Brianna Dumas, thành viên trong Chương trình Nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ, cho biết: “Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của các chiến lược và truyền thông giúp giảm bớt nỗi sợ hãi và ngăn chặn các hành vi tiêu cực bột phát, chẳng hạn như thu mua hoảng loạn và tích trữ thực phẩm. Ngoài ra, các nhà chức trách nên tập trung vào nhận thức của người tiêu dùng về cách lựa chọn tiếp cận thực phẩm trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm việc thúc đẩy các chương trình mạng lưới an toàn chống đói, đặc biệt là giữa các nhóm bị ảnh hưởng khác nhau”.
Giảm ăn các loại thực phẩm lành mạnh
Một nghiên cứu khác đã phân tích chế độ ăn của hơn 2.000 người Mỹ trước và trong khi đại dịch xảy ra và nhận thấy có sự sụt giảm trong việc tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh, bao gồm cả rau và ngũ cốc, trong năm qua.
Video đang HOT
Caroline Um, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cho biết: “Sự sụt giảm này rõ rệt nhất ở những người tham gia nghiên cứu là phụ nữ, người da đen và người gốc Latinh và những đối tượng nghiên cứu này đã tăng ít nhất khoảng 2,3 kg kể từ năm 2018″.
Caroline Um có kế hoạch theo dõi những người tham gia nghiên cứu để tìm hiểu chế độ ăn uống của họ sẽ tiếp tục thay đổi ra sao. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ điều tra xem những yếu tố nào, chẳng hạn như sức khỏe tâm thần hoặc các yếu tố gây căng thẳng tài chính, có thể liên quan đến sự thay đổi trong hành vi ăn uống.
Trẻ em tăng cân
Gần 30% trong số 433 phụ huynh, trong khảo sát do các nhà nghiên cứu tại Đại học Virginia Commonwealth (Mỹ) tiến hành, cho biết con của họ đã tăng trung bình 4,3 kg trong thời gian từ tháng 5/2000 đến tháng 9/2020.
Cha mẹ của trẻ từ 5 đến 18 tuổi đã được phỏng vấn trước đại dịch và phỏng vấn lại vào tháng 5 và tháng 9 năm 2020 về những lo ngại của họ liên quan đến cân nặng của con họ. Kết quả cho thấy, các gia đình có con tăng cân trong khoảng thời gian đó đều lo ngại về tình trạng này và đều cố gắng theo dõi và hạn chế thói quen ăn uống của trẻ trong cả tháng 5/2020 và tháng 9/2020. Tuy nhiên, ở những gia đình có trẻ không bị tăng cân, ban đầu phụ huynh quan tâm và theo dõi lượng ăn của trẻ trong tháng 5/2020 nhưng ngừng theo dõi vào tháng 9/2020.
Melanie Bean, phó giáo sư nhi khoa và giám đốc Trung tâm Healthy Lifestyles tại Bệnh viện Nhi Richmond thuộc Đại học Virginia Commonwealth (Mỹ) cho rằng: “Cần có nghiên cứu sâu hơn để điều tra và tìm hiểu các yếu tố hành vi, xã hội, môi trường và tâm lý xã hội khác nhau. Các yếu tố này có thể góp phần làm tăng cân ở trẻ em và thanh thiếu niên”.
Chỉ trích về cân nặng
Một nghiên cứu khác được trình bày tại Hội nghị đã xem xét tác động đối với trẻ em khi các thành viên trong gia đình trêu chọc trẻ hoặc đưa ra những nhận xét chỉ trích khác về cân nặng của trẻ. Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Tufts (Mỹ) nhận thấy việc tiếp xúc với những nhận xét tiêu cực của gia đình về cân nặng ít nhất 3 lần mỗi tháng có ảnh hưởng đáng kể tới nội tâm của trẻ”.
Rebecca Puhl, phó giám đốc Trung tâm Rudd về Chính sách Lương thực và Béo phì tại Đại học Connecticut (Mỹ), cho biết: “Nhận thức phổ biến cho rằng một chút xấu hổ hoặc kỳ thị có thể giúp thúc đẩy ai đó giảm cân, nhưng đó không phải là những gì mà chúng ta thấy trong nghiên cứu. Trên thực tế, khi mọi người bị kỳ thị về cân nặng, điều này thực sự góp phần vào các hành vi ăn uống không lành mạnh, giảm hoạt động thể chất và tăng cân. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng khi cha mẹ chuyển cuộc trò chuyện sang thực hiện các hành vi lành mạnh, điều này có thể mang lại hiệu quả hơn nhiều”. Puhl nhấn mạnh: “Không nên tập trung vào chỉ số cân nặng bao nhiêu, mà cả gia đình nên thực hiện ăn trái cây và rau quả, thay thế nước giải khát có ga bằng nước thường, tăng cường hoạt động thể lực hàng ngày”.
Luyện tâm, luyện thể giữ cân bằng giữa đại dịch
COVID-19 gây cho đời sống của tất cả chúng ta ít nhiều sự xáo trộn trong công việc, học tập, lao đông, sinh hoạt, kế hoạch dự định...là nguyên nhân của nhiều mối căng thẳng cho các thành phần trong xã hội.
Đã có nhiều lời khuyên dưới nhiều góc độ khác nhau từ các chuyên gia để giúp cải thiện sự căng thẳng giai đoạn này.
Xin được chia sẻ thêm về những liệu pháp giảm căng thẳng của Y học cổ truyền, là những phương pháp giúp chúng ta giảm căng thẳng, giải tỏa bức xúc không chỉ cho giai đoạn khó khăn này mà còn có thể ứng dụng cho những giai đoạn về sau theo suốt cuộc sống của mỗi người để đối phó với bất kỳ sự căng thẳng nào. Y học cổ truyền có các bài tập không chỉ tăng cường sức khỏe thể chất mà còn giúp cân bằng cảm xúc, hay nói cách khác là cân bằng tâm - thể vì theo YHCT quan niệm người khỏe là" cân bằng âm dương" cụ thể " khí huyết lưu thông (Thể), tinh thần thoải mái (Tâm) đó là sức khỏe".
Luyên tâm (tâm thần, tâm lý,..)
Chú ý Tâm người lúc nào cũng động (dương) thông qua ngũ quan (mắt, mũi, tai, lưỡi, da) nên luyện thần thì luyện tĩnh ( âm) gồm luyện thư giãn, luyện thiền, luyện cách nhìn về cuộc sống. .
Luyện thư giãn: Để ổn định tâm trí, xoa dịu căng thẳng, bảo vệ hoạt động của thần kinh trung ương, hãy luyện thư giãn. Phép thư giãn, nghĩa là phương pháp bảo vệ vỏ não, chống lại cách làm việc quá căng thẳng của vỏ não để phòng chống stress, và suy nhược thần kinh. Nếu chúng ta có thể chủ động về thần kinh của mình bằng cách điều khiển các cơ đừng căng nữa mà buông xuôi, tập ý nghĩ tập trung vào thư giãn, từ từ quá trình ức chế sẽ mạnh lên và các bệnh thần kinh sẽ được giải quyết. Thư nghĩa là thư thái, trong người lúc nào cũng thư thái. Giãn nghĩa là nới ra, giãn ra. Nếu phần gốc trung tâm là vỏ não thư thái, thì ở phần ngọn là các cơ vân và cơ trơn sẽ giãn ra. Gốc thư thái tốt thì ngọn sẽ giãn tốt, mà ngọn giãn tốt thì sẽ giúp cho gốc thư thái.. Kỹ thuật thực hiện thư giãn:
Chuẩn bị: Nằm che mắt, nơi yên tĩnh.
Động tác: 3 bước
Bước 1: Ức chế ngũ quan ( nằm che mắt, nơi yên tĩnh,quần áo thoáng...)
Bước 2: Tự nhủ cho cơ mềm ra, giãn ra; từng nhóm cơ, từ trên mặt xuống dần đến ngón chân, một cách từ từ chắc chắn. Toàn thân nặng xuống ấm lên. Ta có thể tự kỷ ám thị để giúp thêm cho sự thư giãn: "tay chân tôi nặng và ấm, toàn thân nặng và ấm".
Bước 3: Tập trung ý chí theo dõi hơi thở ra vào qua mũi 10 lần; thở thật êm, nhẹ, đều, nông. Hãy tập trung ý nghĩ vào mục tiêu theo dõi hơi thở, thở cho đều, hít vào thở ra, nghỉ, hít vào, thở ra, nghỉ... giúp việc tập trung ý nghĩ càng ngày càng mạnh lên. Có thể đi vào giấc ngủ.
Thiền là sự huấn luyện cho tâm trí
Luyện Thiền: Thiền là sự huấn luyện cho tâm trí, không cho đầu óc chúng ta suy nghĩ lan man mà có chủ đích, để lòng trống không, tâm phẳng lặng không lo sợ, mong cầu điều gì, không để cho những vấn đề lo buồn ảnh hưởng, tác động tới tâm trí. Hay nói cách khác Thiền là một tập hợp các hình thức trạng thái tâm thần để trải nghiệm quá trình nhận thức hoặc ý thức cao hơn thực tại.
Thái độ tâm thần trong cuộc sống: " người vui thì thì cảnh cũng vui" " cảnh tùy tâm chuyển" hay " giữa dòng đời ngược xuôi tấp nập, ta chợt nghe lòng giây phút thảnh thơi"
Có nhưng sự việc, hoàn cảnh không thay đổi được nhưng có cái thay đổi được đó là ta có cái nhìn về cuộc sống tích cực, sóng gió sẽ qua đi cho bình yên trởi lại cuộc sống này. Nếu có cái nhìn tích cực, lạc quan thì cuộc sống sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt, giúp chúng ta vượt qua nghịch cảnh. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Luyện thể ( thể xác, thân thể)
Khí huyết lúc nào cũng có khung hướng tĩnh (âm) sẽ gây ra ứ tắc gây nên đau, liệt hoặc rối loạn chức năng cơ thể nên phải luyện tập khí huyết lúc nào cũng động (dương) để khí huyết phải lưu thông thì cơ thể khỏe. có thể tập các tư thế nằm, ngồi đứng. tùy thời gian. Nên nhớ ngày tập 3 lần mỗi lần 30 phút: sáng tập 30 phút: Tập nằm-> ngồi ->đứng. Trưa thư giãn 30 phút. Chiều tập 30 phút: đứng-> ngồi -> năm, thư giãn ngủ. không cần tập nhiều chỉ cần tập đều và từng bước nâng mức độ khó của động tác giúp cơ thể thích nghi với mọi khó khăn cuộc sống.
Trà tâm sen có công dụng thanh tâm, hạ huyết áp, giữ cho tinh khí bền chặt, cầm máu...
Thực dưỡng: Món ăn thức uống nên sử dụng giúp dưỡng tâm an thần: Trà tâm sen: với công dụng thanh tâm, hạ huyết áp, giữ cho tinh khí bền chặt, cầm máu... mà thường được dùng để trị mất ngủ, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh. Tâm sen có vị đắng thanh nhẹ nhờ đó giúp ổn định trạng thái tinh thần, giúp bạn dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn.Trái dâu tằm (tang thầm) cũng giúp trị mất ngủ: sử dụng dưới dạng sinh tố, dầm sữa chua,....Củ sen cũng có tác dụng dưỡng tâm an thần, có thể dùng củ sen nấu canh (hầm xương, nấu với thịt bằm) hoặc nấu chè. Nhãn nhục: trị mất ngủ, hồi hộp, hay quên. Nhãn nhục thường được nấu với hạt sen và táo đỏ. Những nguyên liệu này đều có tác dụng thư giãn thần kinh rất tốt. Nó có thể dùng để hỗ trợ cho người có trí nhớ kém và người thường xuyên mất ngủ.
Để cải thiện stress hay căng thẳng thần kinh nhất là giai đoạn có dịch cần kết hợp thêm sinh hoạt điều độ, ăn uống cân bằng, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thể chất hợp lý. Phương pháp thư giãn, thiền, thái độ tâm thần trong cuộc sống, tập luyện hiệu quả và các món ăn đa dạng phong phú, uống đủ nước giúp chúng ta chủ động đối phó với sự căng thẳng ảnh hưởng thể xác, tinh thần. Sự căng thẳng là khác nhau ở mỗi người, mỗi độ tuổi, mỗi hoàn cảnh, mỗi bệnh tật. Do đó khi cảm thấy vấn đề căng thẳng của mình hoặc người thân không thuyên giảm hoặc có chiều hướng gia tăng ngày càng nặng thêm thì cần khám, tư vấn, điều trị chuyên khoa giúp cơ thể thích nghi và nâng cao chất lượng cuộc sống Tâm Thể
Hội chứng mệt mỏi mạn tính ở người trẻ tuổi- Nguy cơ đến từ COVID-19 Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, ngay cả khi bị mắc COVID-19 nhẹ, những bệnh nhân trẻ tuổi cũng có thể gặp hội chứng mệt mỏi mạn tính. Mặc dù người lớn tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do nhiễm COVID-19, nhưng kết quả nghiên cứu mới đây được đăng trên Tạp chí Frontiers in Medicine cho thấy...