Thay đổi thói quen để phòng cảm cúm trong mùa lạnh
Khi thời tiết chuyển lạnh, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, làm cảm lạnh xuất hiện. Dù ít nguy hiểm hơn so với cúm nhưng nếu không có các biện pháp phòng bệnh phù hợp, thì một đợt cảm lạnh nhẹ cũng có thể là tiền đề cho các yếu tố gây bệnh cho cơ thể.
Cảm lạnh có thể là tiền đề của cúm
Theo bác sỹ Trương Hữu Khanh- Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cảm lạnh thường bắt đầu bằng triệu chứng đau họng và sẽ khỏi sau một hoặc hai ngày. Các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, cùng với ho sẽ xuất hiện khoảng ngày thứ tư và thứ năm. Người lớn bị cảm lạnh thường ít sốt cao, nhưng có thể bị sốt nhẹ. Trẻ em có nhiều khả năng bị sốt khi mắc cảm lạnh.
Phần lớn các trường hợp cảm lạnh không kéo dài ngày, triệu chứng nhẹ, ít sốt cao ít khi gây ra biến chứng và sẽ tự hết. Tuy nhiên, những ảnh hưởng kèm theo như dinh dưỡng kém, ngủ kém… sẽ là các yếu tố làm suy yếu hệ miễn dịch, suy giảm sức đề kháng; tạo điều kiện thuận lợi cho các cho virút cúm tấn công trong mùa lạnh.
So với cảm lạnh thông thường, cúm thường nguy hiểm và có thể gây nhiều biến chứng viêm phổi, hen suyễn, đặc biệt ở trẻ em, người cao tuổi, những người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, phổi hoặc hiếm gặp hơn là viêm cơ tim và cần phải nhập viện. Triệu chứng cúm xuất hiện đột ngột, như sốt rất cao (39oC- 40oC), đau nhức mình mẩy, đau hốc mắt, sổ mũi, hắt xì với tần suất nhiều, thậm chí nôn mửa và tiêu chảy.
Dưới đây là một số phương pháp giúp cho việc phòng ngừa cảm cúm có hiệu quả:
Chất lượng giấc ngủ và sự nghỉ ngơi hợp lý
Đôi khi, cảm giác quá mệt mỏi trong ngày khiến ta cảm thấy buồn ngủ, đó có thể là dấu hiệu suy yếu hệ miễn dịch. Do vậy, cần bảo đảm một giấc ngủ ngon vào ban đêm, quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu ngủ ít hơn 7 tiếng đồng hồ mỗi đêm thì nguy cơ bị cảm lạnh có thể tăng gấp ba lần, so với những người ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi đêm. Ở những người thường bị căng thẳng mạn tính, thì điều này rất bất lợi cho hệ miễn dịch vì sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn. Do vậy, nếu thường xuyên căng thẳng, cách tốt nhất để phòng bệnh là sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi hợp lý trong ngày.
Cần bảo đảm một giấc ngủ ngon vào ban đêm và chất lượng của giấc ngủ
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể và súc nước muối để kháng viêm
Cảm lạnh là bệnh lý đường hô hấp trên ở mức nhẹ, triệu chứng bệnh thường bắt đầu từ mũi. Lúc này, vi rút gây bệnh sẽ tấn công mũi và cơ thể chống lại bằng cách tiết nhiều dịch nhầy hơn để loại bỏ vi rút. Do vậy, cần giúp cơ thể chống lại những dấu hiệu bệnh ban đầu của cảm lạnh bằng cách giữ nước cho cơ thể, để làm loãng dịch nhầy, giữ ẩm màng nhầy.
Hệ thống miễn dịch sẽ phải làm việc dưới áp lực lớn khi thiếu nước, vì lúc này, quá trình trao đổi chất không thể diễn ra trơn tru, khiến cơ thể dễ dàng bị nhiễm cảm lạnh. Chú ý bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể để các cơ quan có thể làm việc hiệu quả nhất. Khi cảm lạnh, súc nước muối có tác dụng kháng viêm. Để phòng bệnh cảm lạnh, hãy súc nước muối để giảm sưng và chất nhầy tích tụ ở sau cổ họng và mũi – là những cơ quan thụ cảm gây ho.
Video đang HOT
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể để các cơ quan có thể làm việc hiệu quả nhất
Không tiếp xúc trực tiếp với vật dụng của người nhiễm bệnh
Vi rút có thể lây lan trong không khí, nó có thể có ở trên các bề mặt vật dụng xung quanh người nhiễm bệnh dưới dạng giọt nước nhầy nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Vi rút có thể vô tình được lây truyền qua việc chạm tay lên các bề mặt đó và sau khi chạm tay lên các bộ phận trên mặt như mũi và miệng của người nhiễm bệnh.
Nếu cảm lạnh kéo dài với các triệu chứng không đỡ hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường, trầm trọng, cụ thể: đau khi nuốt vì đau họng khi bị cảm lạnh hoặc cúm có thể khiến cơ thể không thoải mái khi nuốt. Tuy nhiên, khi bạn thấy đau nặng hơn nghĩa là họng bạn bị viêm. Các cơn ho liên tục, khi cơn ho không thuyên giảm sau 2 hoặc 3 tuần thì bạn có thể bị viêm tiểu phế quản và cần thuốc kháng sinh. Viêm xoang cũng có thể khiến bạn ho dai dẳng. Tình trạng đau đầu và tắc mũi không khỏi cũng nên cần có sự tư vấn của bác sỹ chuyên môn.
Vận động thường xuyên
Lười vận động là tình trạng hầu như rất nhiều người mắc phải vào mùa đông. Tuy nhiên, để ngăn ngừa cảm lạnh, nên ra ngoài vào ban ngày càng nhiều càng tốt và giữ thói quen vận động thường xuyên. Những hoạt động thể chất đều đặn có thể sẽ làm gia tăng lượng tế bào của hệ miễn dịch, giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn, virút có hại cho sức khỏe. Trong trường hợp bị nhiễm bệnh, tập luyện tuy không làm giảm mức độ nghiêm trọng hay thời gian của bệnh, nhưng sẽ giảm các triệu chứng bệnh, giúp ta khỏe hơn
Tắm vòi sen nóng để làm dịu tắc nghẽn và thay đổi tư thế ngủ
Tắm vòi sen nóng là chọn lựa tốt nhất để làm dịu tắc nghẽn. Một số cách an toàn khác để giảm các triệu chứng của mũi khi cảm lạnh, gồm có: dùng bình xịt dung dịch muối đẳng trương hay dụng cụ rửa mũi, để làm mỏng dịch nhầy của mũi. Muối và hơi nước làm co rút màng nhầy bị sưng phồng, giúp ta dễ thở hơn.
Khi bị cảm lạnh, việc nằm duỗi thẳng lưng khi ngủ là không tốt, bởi trọng lực cơ thể có thể gây nghẹt mũi, từ từ lan dần xuống cổ họng, gây ra đau và ho. Hơn nữa, nếu ho trong lúc nằm duỗi thẳng lưng còn tạo cảm giác không thoải mái và khó ngủ. Vì thế, cần thay đổi tư thế ngủ bằng cách nằm tựa lên gối để giảm sự kích thích của cơ quan thụ cảm gây ho, làm loãng dịch nhầy cho dễ thở hơn.
Vệ sinh tay vô cùng quan trọng
Virut cúm xâm nhập vào cơ thể qua các màng nhầy ở mũi, mắt, hoặc miệng, có thể lây nhiễm nếu chạm tay vào các mặt phẳng bị nhiễm bẩn. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa đầu tiên và rất quan trọng là phải giữ rửa sạch bàn tay để ngăn ngừa cả cúm và cảm lạnh.
Tủ thuốc mùa lạnh mọi gia đình cần có để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe
Mùa đông đến, các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ, người lớn tuổi có sức đề kháng yếu. Do đó, những bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, nhiệt miệng dễ mắc phải.
Vì dễ mắc bệnh vào mùa lạnh nên mọi gia đình cần chuẩn bị tủ thuốc để bảo vệ sức khỏe.
Tủ thuốc mùa lạnh cho gia đình vô cùng cần thiết vì đôi khi người thân và bạn có thể gặp phải những chấn thương nhẹ trong các hoạt động hàng ngày. Do đó, một tủ thuốc chứa một vài loại thuốc hay dụng cụ y tế có sẵn có tác dụng giúp sơ cứu vết thương trước khi tới bệnh viện thăm khám và tiếp nhận điều trị là điều cần thiết.
Đặc biệt, mùa lạnh là thời điểm mọi người dễ mắc bệnh, do đó cần chuẩn bị tủ thuốc để bảo vệ sức khỏe.
1. Bệnh thường gặp vào mùa lạnh
Mùa lạnh với nhiệt độ và độ ẩm thấp cũng kéo theo nhiều căn bệnh và đây là vấn đề sức khỏe gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Một số bệnh thường gặp mùa lạnh xảy ra như:
- Cảm lạnh xảy ra phổ biến vào mùa lạnh, triệu chứng bệnh gây ra những mệt mỏi như đau đầu, tắc mũi hay chảy nước mũi và hắt xì hơi thường xuyên.
- Viêm họng mùa đông dễ xuất hiện do nhiễm virus. Các nghiên cứu cho biết rằng sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn như từ phòng ấm sang phòng lạnh cũng trở thành nguyên nhân gây ảnh hưởng đến cổ họng.
- Hen suyễn: Triệu chứng thở khò khè, thở dốc ở bệnh hen suyễn càng trở nên trầm trọng hơn do không khí lạnh vào mùa đông.
Bệnh hen suyễn vào mùa đông sẽ trở nên trầm trọng hơn - Ảnh Internet
- Nhiệt miệng mùa đông cũng xảy ra cao. Các vết nhiệt miệng xuất hiện ở các mô mềm trong khoang miệng như môi, má và lưỡi hoặc nướu với kích thước nhỏ, nông và thường dưới 1 cm.
Bởi vì những căn bệnh phổ biến vào mùa lạnh có thể gây ra những đau đớn, mệt mỏi đối với người bệnh. Vì vậy, mùa đông đến cần chuẩn bị tủ thuốc mùa lạnh để phòng ngừa và giảm thiểu cũng như điều trị hiệu quả hơn các bệnh dễ mắc vào mùa đông.
2. Tủ thuốc mùa lạnh cần thiết cho mỗi gia đình khi mùa đông đến
Thực tế, tùy thuộc vào mỗi căn bệnh mùa lạnh và các loại thuốc và cách chăm sóc cũng có sự khác nhau rõ rệt. Do đó, để bảo vệ sức khỏe mùa đông bạn cần chuẩn bị sẵn một số loại thuốc trong tủ thuốc mùa lạnh dưới đây:
- Cảm lạnh mùa đông trong mỗi tủ thuốc mùa lạnh gia đình cần dự trữ một số loại thuốc giảm đau và hạ sốt paracetamol dạng viên (dành cho người lớn) và dạng bột nếu nhà có trẻ nhỏ.
- Đối với viêm họng hay hen suyễn cần chuẩn bị nước muối sinh lý vệ sinh khoang miệng và vòm họng thường xuyên. Nước muối sinh lý không chỉ có tác dụng giúp phòng ngừa và điều trị viêm họng, hen suyễn mà còn giúp phòng ngừa cả nhiệt miệng.
Cảm lạnh mùa đông trong mỗi tủ thuốc mùa lạnh gia đình cần dự trữ một số loại thuốc giảm đau và hạ sốt paracetamol dạng viên - Ảnh Internet
- Gel bôi điều trị nhiệt miệng. Nhiệt miệng tưởng chỉ xuất hiện ở mùa hè nhưng lại là bệnh thường gặp ở mùa đông. Muốn chữa trị nhiệt miệng, ngoài việc súc miệng bằng nước muối sinh lý thì còn cần sử dụng thuốc bôi dạng gel có chứa lidocain và dịch chiết xuất từ hoa cúc.
Đối với loại thuốc bôi trực tiếp điều trị nhiệt miệng có tác dụng giảm đau nhanh, còn có tác dụng chống viêm và bám dính tốt vào niêm mạc miệng. Đặc biệt, thuốc bôi trực tiếp phù hợp với nhiều đối tượng kể cả trẻ em và người cao tuổi. Những đối tượng trẻ em được bôi thuốc giảm đau nhiệt miệng trực tiếp là trẻ trên 2 tuổi.
3. Lưu ý khi bảo quản và sử dụng cho tủ thuốc gia đình
Tủ thuốc mùa lạnh trong gia đình vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để tủ thuốc mùa lạnh phát huy hiệu quả của mình thì cần lưu ý một số điểm sau:
- Nên đặt tủ thuốc nơi có nhiệt độ ổn định, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Đối với tủ thuốc cần đặc trên cao, ngoài tầm với của trẻ nhỏ và cần có chốt khóa.
Lưu ý thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc có trong tủ thuốc mùa lạnh - Ảnh Internet
- Chú ý lau dọn tủ thuốc và khu vực xung quanh tủ thuốc.
- Cần sắp xếp tủ thuốc gia đình một cách năn nắp, khoa học.
- Lưu ý thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc có trong tủ thuốc mùa lạnh. Thói quen này giúp tránh tình trạng sử dụng thuốc quá hạn gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ngoài việc trang bị trong gia đình một tủ thuốc mùa lạnh cần thiết thì mùa đông mọi người cũng cần chủ động trong việc giữ ấm cơ thể. Nên che kín đầu, cổ, ngực, tay, chân và gáy mỗi khi ra ngoài vào mùa lạnh.
Đặc biệt, đối với những đối tượng có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hoặc tim mạch hay nhiệt miệng càng cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe hơn bằng các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ giúp hạn chế tình trạng tái phát bệnh.
Bài thuốc trị viêm họng mùa lạnh Cuối thu, thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, do đó đây là thời điểm rất dễ mắc cảm cúm, viêm họng và thanh quản. Xin giới thiệu một số bài thuốc...