Thay đổi thời gian nộp hồ sơ đăng ký thi đại học 2014
Năm nay, thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học tại các Sở GD-ĐT sẽ muộn hơn so với các mùa tuyển sinh trước.
Ông Trần Văn Nghĩa – Cục phó Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa cho biết thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014 sẽ có một số thay đổi.
Cụ thể, những trường tham gia kỳ thi chung của Bộ GD-ĐT và tự chủ tuyển sinh nhưng thu hồ sơ qua các Sở sẽ tiếp nhận đăng ký của thí sinh từ ngày 17/3-17/4 (hàng năm thời hạn này từ 11/3-11/4). Ngoài ra, thí sinh cần lưu ý nộp hồ sơ đúng địa điểm do Sở GD-ĐT quy định.
Đối với những trường tổ chức tuyển sinh riêng, trực tiếp thu nhận hồ sơ sẽ tự quyết định thời gian này.
Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay có nhiều thay đổi như điểm sàn sẽ được thay thế bằng các tiêu chí khác, 50/420 trường có đề án tuyển sinh riêng và đưa ra các phương án rất đa dạng như sơ tuyển; vừa thi chung, vừa thi riêng; thực hiện xét tuyển từ kết quả THPT…
Trước đó, Bộ GD-ĐT công bố lịch thi cụ thể của các trường ĐH, CĐ thi tuyển theo kỳ thi chung như sau:
Video đang HOT
Đợt I: kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 sẽ diễn ra từ ngày 4-5/7, thi đại học khối A, A1 và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu Vẽ đến hết ngày 11/7.
Đợt II: Ngày 9-10/7, thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hoá (Khối H, N thi môn Ngữ văn theo đề thi khối C; Khối M thi môn Ngữ văn, Toán theo đề thi khối D; Khối T thi môn Sinh, Toán theo đề thi khối B; Khối R thi môn Ngữ văn, Lịch sử theo đề thi khối C).
Đợt III: Ngày 15-16/7, thi cao đẳng tất cả các khối thi. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa, thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 21/7.
Theo VNE
Tại sao 0% học sinh chọn thi môn Sử?!
Trường THPT Lương Thế Vinh, không có em nào chọn thi tốt nghiệp môn Lich sử. Khao sat sơ bô nhiêu trương THPT trên toan quôc cung cho thây bưc tranh u am vơi môn hoc nay.
Dựa vào quy định của Bộ, thí sinh được chọn 2 môn thi tốt nghiệp và kết quả khảo sát tại Trường THPT Lương Thế Vinh được PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng nhà trường công bố như sau: Số học sinh đăng ký thi tự chọn cao nhất là môn Vật lí với 75,6%. Kế đến là môn Tiếng Anh với 56,3% học sinh đăng ký. Đứng thứ ba là môn Hóa học với 50,8% học sinh đăng ký.
Các môn tự chọn còn lại có tỷ lệ đăng ký thi thấp là: Địa lý có 11,4% học sinh đăng ký; tỉ lệ chọn thi môn Sinh học là 5,3%. Riêng môn Lịch sử không có thí sinh nào chọn thi.
Trước thông tin khảo sát, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Học sinh không đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử không phải là học sinh của tôi dốt Sử đâu. Mấy năm trước khi môn Sử thi bắt buộc hầu hết học sinh của tôi đều đạt trên trung bình ...".
Tuy nhiên, ông cũng lo lắng với việc xếp môn Lịch sử trong số môn thi tự chọn thì toàn quốc không biết có bao nhiêu % học sinh thi?
Trước đó, trên trang xã hội của mình, PGS Văn Như Cương khẳng định ông không đoán mò khi đưa ra dự đoán kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ đạt tỉ lệ đỗ đến 99,9%.
Đây có lẽ là tín hiệu đáng mừng đối với học sinh và giáo viên khi đã "thoát" Sử. Với những "kết quả" tốt nghiệp thu được trong nhiều năm qua, Lịch sử là "nỗi lo" không chỉ của học sinh mà còn của những người làm giáo dục.
Với học sinh, đã từ lâu các em phàn nàn rằng môn học Lịch sử quá khô khan, cứng nhắc. Rằng áp lực điểm số kéo theo những suy nghĩ áp đặt trong học sinh dễ khiến môn học được cho là lý thú và đáng tự hào này trở thành gánh nặng. Giờ đây, môn học Lịch sử sẽ dễ dàng được quyết định số phận bằng việc lựa chọn thi hay không thi của học sinh.
Với giáo viên, khi học sinh chán ghét và quay lưng với môn học này, tất nhiên thầy cô giáo cũng sẽ bị "liên đới trách nhiệm". Khi học sinh không lựa chọn môn Sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, chắc hẳn có không ít giáo viên "thở phào nhẹ nhõm".
Không thi Lịch sử, đồng nghĩa với việc tỉ lệ đỗ và điểm số tốt nghiệp sẽ được cải thiện trông thấy. Sẽ thật nhẹ lòng vì chắc chắn năm nay, không còn ai phàn nàn vể những điểm 0 môn Sử hay về cách dạy, cách học đã trở nên quá cứng nhắc, áp đặt trong nhà trường phổ thông.
Tỉ lệ 0% học sinh lựa chọn thi Lịch sử đã diễn ra với ngôi trường được đánh giá là có học lựa "trên trung bình" như trường THPT DL Lương Thế Vinh. Tuy nhiên, tỉ lệ này có lẽ sẽ còn diễn ra với nhiều trường THPT khác, khi mà từ lâu, môn sử đã trở thành gánh nặng và nhận được cái nhìn thờ ơ, lãnh đạm của cả thầy và trò.
Chắc hẳn chưa ai quên, ngày 29/3/2013, sau khi Bộ GD-ĐT thông báo sẽ không thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử, nhiều học sinh đã hẹn hò trên mạng cùng đồng loạt xé đề cương môn học này. Clip phản cảm đã được đưa lên mạng được quay tại Trường THPT Nguyễn Hiền vào ngày 30/3/2013. Phản ứng thái quá này đã khiến dư luận và nhiều chuyên gia giáo dục đặt dấu hỏi về việc dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường.
Hàng trăm học sinh trường THPT Nguyễn Hiền xé đề cương môn Lịch sử vào tháng 3/2013.
Nhiều người đã tỏ ra chua chát khi tỷ lệ trên được công bố, dù đó mới chỉ là tỉ lệ ban đầu. Câu chuyện của học Sử, thi Sử giờ đây lại được tiếp nối theo cách thật đáng buồn.
Nếu được chọn lựa dễ dàng như thế, liệu việc học Sử, dạy Sử trong trường có còn được chú trọng hay chỉ qua loa, đại khái rồi sẽ đến lúc phải nói lời "khai tử". Không chỉ môn Sử, có lẽ chúng ta còn phải nói lời tạm biệt với khối C bởi số lượng học sinh đăng ký quá ít ỏi.
Nếu ngày trước Lịch sử được xem là "vấn nạn" thi cử với hàng loạt điểm 0, điểm kém bị công bố; cách dạy và học trong nhà trường phổ thông quá cứng nhắc, nặng nề, không tạo hứng thú cho người học. Lúc này, sau khi dư luận lên án quá nhiều, các chuyên gia giáo dục và giáo viên Lịch sử mới giật mình nhìn lại và đau đầu tìm kiếm những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng "ì ạch" của môn Sử, thay đổi cái nhìn của học sinh với môn học này. Trong khi thực trạng dạy và học môn Sử chưa được giải quyết triệt để, thì nay đã phần nào được "hóa giải" chỉ với việc được chọn hay không chọn, và tất nhiên, học sinh không chọn Lịch sử.
Liệu trong kỳ thi này, có học sinh nào lựa chọn môn Lịch sử? Sau kỳ thi này, liệu có ai dám cân nhắc đi theo ngành Lịch sử? Với những người yêu Sử và tâm huyết với Sử, rõ ràng đây là một câu hỏi quá khó. Bao năm qua, họ đã buồn bởi môn Lịch sử không có vị trí đúng đắn trong tư duy của người dạy, người học; đến hôm nay, họ vẫn buồn, nhưng buồn theo một kiểu khác, nỗi buồn của việc bị bỏ rơi và phủ nhận.
Theo VNE
Giáo dục tại nhà Không cân phai đên trương, nhưng đưa tre vân đươc thu hương môt nên giao duc do chinh cha me thiêt kê. Môt buôi hoc ơ nha cua tre em My - Anh tư liêu Vào cuối những năm 1980 tại các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Anh, xuất hiện phong trào giáo dục tại nhà, trường học tại nhà...