Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng BCĐ quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung danh sách thành viên BCĐ 389 quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-BCĐ389 ngày 18/1/2021.
Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ 389 quốc gia Hồ Đức Phớc (ảnh trái) và Phó Trưởng BCĐ 389 quốc gia Nguyễn Hồng Diên
Cụ thể, ông Hồ Đức Phớc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Phó Trưởng Ban Thường trực.
Ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Phó Trưởng Ban.
Video đang HOT
Theo Quyết định 08/QĐ-BCĐ389, BCĐ 389 quốc gia hoạt động thường xuyên thông qua hoạt động của các thành viên, Cơ quan Thường trực và Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia; trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
Các thành viên BCĐ 389 quốc gia chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực của bộ, ngành mình và các nhiệm vụ được Trưởng ban phân công.
Bộ Tài chính là Cơ quan Thường trực của BCĐ 389 quốc gia, có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng của bộ phối hợp với Văn phòng Thường trực nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến công tác của BCĐ, đồng thời bảo đảm các điều kiện hoạt động của BCĐ và Văn phòng Thường trực; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, thực hiện các chuyên đề, kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng trọng điểm, địa bàn trọng điểm hoặc trong từng thời kỳ khi được Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực giao.
Samsung xin mua điện không qua EVN
Samsung đề xuất được triển khai thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp. Nếu đề xuất được chấp thuận thì Samsung có thể mua điện trực tiếp từ đơn vị phát điện năng lượng tái tạo mà không phải thông qua EVN.
Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ngày hôm nay 29.4, ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết hiện hai bên đang phối hợp triển khai hiệu quả các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, bao gồm: Chương trình đào tạo chuyên gia tư vấn Việt Nam trong lĩnh vực cải tiến sản xuất và chất lượng; Chương trình đào tạo nhân lực khuôn mẫu tại Việt Nam; Chương trình hỗ trợ tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp; Chương trình tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng mới.
Đặc biệt, phía Samsung cũng đề xuất được Bộ Công Thương hướng dẫn hỗ trợ Samsung Việt Nam trong việc triển khai thí điểm cơ chế DPPA (Cơ chế mua bán điện trực tiếp).
Bộ Công Thương dự kiến sẽ triển khai thí điểm cơ chế DPPA này trong giai đoạn 2021-2023 - Ảnh: Internet.
Theo cơ chế mua bán điện trực tiếp, các khách hàng sử dụng điện sẽ có quyền trực tiếp ký kết hợp đồng và thỏa thuận giá điện với đơn vị phát điện năng lượng tái tạo mà không cần phải thông qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Hồi tháng 9.2020, nguyên Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã yêu cầu Cục Điều tiết điện lực tổng hợp ý kiến các bộ ngành liên quan về dự thảo cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện để chuẩn bị trình Thủ tướng.
Bộ Công Thương dự kiến sẽ triển khai thí điểm cơ chế này trong giai đoạn 2021-2023 với công suất khoảng từ 400-1.000 MW, sau đó sẽ đánh giá, tổng kết và chính thức triển khai áp dụng (từ năm 2024).
Dự án đề xuất chính sách về cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) phối hợp cùng Bộ Công Thương thực hiện, kỳ vọng sẽ được Chính phủ phê duyệt trong năm 2020 và bước vào triển khai thương mại chậm nhất là vào tháng 3.2021 để hoàn thành chương trình thí điểm bán lẻ điện cạnh tranh vào tháng 12.2023.
Hiện nay, giới chuyên gia và các doanh nghiệp cũng đang bày tỏ kỳ vọng vào chính sách mua bán điện trực tiếp để có sự cạnh tranh về giá và đó cũng là tiền đề cho mục tiêu giảm giá điện chưa có trong tiền lệ.
Trước đề xuất của phía Samsung, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ kỳ vọng các dự án hợp tác giữa Samsung. Đồng thời khẳng định, Bộ Công Thương sẽ tạo điều kiện tốt nhất trong khuôn khổ luật pháp cho Tổ hợp Samsung mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhôm Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá từ 25/4 Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1282/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc. Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 20/4, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BCT về kết quả...