Thay đổi nơi tiếp nhận điều chỉnh thông tin tiêm vắc xin Covid-19
Từ cuối tháng 8 đến ngày 10/9, HCDC tiếp nhận 350.000 lượt gửi cần điều chỉnh thông tin tiêm vắc xin trên sổ Sức khoẻ điện tử.
Hiện kênh tiếp nhận này của HCDC đã đóng, thời gian tới sẽ chuyển qua Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.
Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC) cho biết, cuối tháng 8 Trung tâm đã triển khai kênh tiếp nhận thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của người dân TP để thực hiện điều chỉnh trên Sổ Sức khỏe điện tử.
Tính đến hết ngày 10/9 đã có hơn 350.000 lượt gửi thông tin điều chỉnh. HCDC đang phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và điều chỉnh thông tin tiêm chủng của người dân đã cung cấp qua kênh tiếp nhận của Trung tâm, khi thông tin đảm bảo tính chính xác và có “Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19″ đúng quy định.
Bên cạnh đó, trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 cũng đã cho phép người dân gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin liên quan đến việc tiêm chủng vắc xin. Đây là Cổng thông tin do Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện, cho phép người dân, tổ chức đăng ký tiêm, tra cứu chứng nhận tiêm. Ngoài ra, người dân cũng được đăng ký cơ sở tiêm chủng.
Công khai thông tin về số lượng vắc xin, phân bổ vắc xin, số lượng đối tượng đăng ký, đã tiêm, kết quả tiêm chủng.
Video đang HOT
Bảng hướng dẫn đăng ký trên Sổ Sức khỏe điện tử.
Để tạo thuận lợi và thống nhất trong việc tiếp nhận, điều chỉnh thông tin, HCDC thông báo thay đổi phương thức tiếp nhận thông tin điều chỉnh trên Sổ Sức khỏe điện tử. Cụ thể, đóng kênh tiếp nhận của HCDC và thực hiện tiếp nhận thông tin điều chỉnh thông qua Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.
Để gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, người dân cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn, chọn mục “Phản ánh thông tin” (màu cam, phía bên phải giao diện website) hoặc truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report.
Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân (CMND/CCCD), tỉnh/thành phố, … và lựa chọn loại phản ánh phù hợp.
Bước 3: Điền thông tin mũi tiêm và tải hình ảnh/file “Giấy xác nhận đã tiêm vắc-xin COVID-19″.
Bước 4: Nhập mã xác nhận và bấm “Gửi phản hồi”.
Bước 5: Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần “Xác thực OTP” và bấm “Xác nhận” để kết thúc phản ánh.
HCDC lưu ý, những mục có dấu sao (*) màu đỏ bắt buộc phải điền thông tin, không được bỏ trống.
Việt Nam vượt mốc 26 triệu mũi vắc xin được tiêm
Sáng 10/9, theo thông tin từ cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia, số mũi vắc xin đã tiêm toàn quốc lên hơn 26 triệu mũi.
Dữ liệu cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia, sáng 10/9, vừa cập nhật thêm gần 1,1 triệu mũi vắc xin Covid-19 trong ngày 9/9, nâng tổng số vắc xin đã được tiêm trên cả nước lên hơn 26 triệu liều.
10 địa phương có tỷ lệ tiêm cao nhất (tính theo số mũi tiêm/ số vắc xin phân bổ) là Đồng Tháp, Bình Phước, Vĩnh Long, Cà Mau, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Cao Bằng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lào Cai và Hậu Giang.
Tiêm vắc xin cho người dân Hà Nội tối 9/9. Ảnh: Phạm Hải
Tại Hà Nội, số mũi tiêm mới trong ngày 9/9 là hơn 280.000 liều, nâng tổng số mũi vắc xin được thực hiện đến nay là hơn 4,06 triệu. Tỷ lệ đã tiêm mũi 1 (cho người từ 18 tuổi trở lên) là 70,43%.
Hà Nội đã nhận hơn 4,3 triệu liều trên hơn 11,3 triệu liều được Bộ Y tế phân bổ. Để tăng tốc độ tiêm chủng, Hà Nội sẽ tổ chức tiêm vào buổi tối cho người dân, mở thêm điểm tiêm tại nhà văn hóa, trường học. 11 tỉnh, TP sẽ tham gia hỗ trợ Hà Nội tiêm chủng và xét nghiệm trong đợt này, gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng.
Tại TP.HCM, theo số liệu cập nhật, địa phương này đã tiêm được 7,2 triệu liều trên tổng số 10,5 triệu liều được Bộ Y tế phân bổ. 90% người dân từ 18 tuổi ở TP.HCM đã tiêm vắc xin Covid-19. Ở Bình Dương hơn 1,5 triệu liều vắc xin đã được tiêm. Đồng Nai cũng đạt 1,63 triệu người đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin.
Để thuận tiện, hiệu quả trong việc tiêm vắc xin, trước đó, các địa phương đã triển khai nền tảng quản lý công tác tiêm chủng và ứng dụng Sổ Sức khoẻ điện tử.
Sổ sức khỏe điện tử giúp cho người dân đăng ký tiêm chủng, khai báo y tế online, qua đó người dân nhận được thông tin về địa điểm tiêm, thời gian dự kiến tiêm.
Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho người đến tiêm, hạn chế tập trung đông người tại cơ sở tiêm cùng một thời điểm đảm bảo giãn cách phòng chống dịch. Mỗi người dân sẽ được cấp một mã QR code nên khi đến tiêm chỉ cầm quét mã rất nhanh, thay vì phải khai giấy tờ mất thời gian.
Cũng qua ứng dụng này, người đi tiêm được cung cấp thông tin về tiêm chủng, các lưu ý cũng như biện pháp phối hợp tổng thể.
Bên cạnh đó, các thông tin khám sàng lọc (nhiệt độ, huyết áp, tim mạch, tiền sử bệnh tật, thuốc đang sử dụng...) của mỗi người được tiêm cũng được nhập vào Sổ sức khỏe điện tử của mỗi người để giúp đối chiếu các triệu chứng sau tiêm.
Sau khi tiêm, nếu có triệu chứng bất thường về sức khỏe, người được tiêm chủng có thể phản ánh qua ứng dụng này để được nhân viên y tế tại các cơ sở tiêm liên hệ tư vấn, hướng dẫn khám và điều trị kịp thời.
Có nên lo lắng khi nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin? Hiện tại, trong số những người tiêm đã vắc xin Covid-19 vẫn có một tỷ lệ mắc bệnh. Nhìn bề ngoài, điều này có vẻ đáng lo ngại nhưng bạn đừng quên mục đích của các loại vắc xin Covid-19 hiện tại không phải giúp miễn dịch với virus mà để ngăn ngừa bệnh trở nặng. Ngoài ra, không có vắc xin nào...