Thay đổi nhận thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Như Xuân
Như Xuân có 16 đơn vị hành chính, với dân số gần 70 nghìn người, trong đó có 60% là người dân tộc thiểu số (DTTS).
Đa số người DTTS có thói quen sống và làm việc duy tình, coi trọng phong tục tập quán, ít quan tâm đến việc tìm hiểu kiến thức pháp luật nên am hiểu về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước còn hạn chế.
Một buổi tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai, phòng, chống tham nhũng và trợ giúp pháp lý năm 2023 tại xã Thanh Quân.
Video đang HOT
Trước thực trạng trên, Phòng Tư pháp huyện Như Xuân đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các cơ quan thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) huyện đổi mới phương pháp tuyên truyền, PBGDPL để người DTTS có thể tiếp cận với pháp luật, như thông qua các hội nghị sinh hoạt đoàn thể, các buổi tư vấn pháp luật ở cơ sở, qua đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, qua hệ thống truyền thanh di động… Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Như Xuân đã triển khai thực hiện được 67 cuộc tuyên truyền PBGDPL với 6.621 lượt người tham gia, trong đó cấp huyện tổ chức và phối hợp tổ chức được 6 cuộc với 732 lượt người tham gia; cấp xã 61 cuộc với 5.889 lượt người tham gia. Xây dựng, cấp phát được 15.412 tài liệu tuyên truyền. Bên cạnh đó, toàn huyện có 127 tổ hòa giải ở cơ sở, với 897 hòa giải viên đã góp phần quan trọng làm giảm tranh chấp, đơn, thư khiếu nại, tố cáo. Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn đã tiếp nhận 44 vụ việc, trong đó hòa giải thành là 31 vụ việc, không thành 9 vụ và đang giải quyết 4 vụ. Phòng Tư pháp huyện cũng đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thanh Hóa, thanh tra huyện, Hội Người cao tuổi, Phòng Tài nguyên – Môi trường tổ chức tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn pháp luật cho bà con Nhân dân tại 4 xã Thanh Quân, Thanh Lâm, Thanh Xuân và Thanh Sơn với hơn 400 lượt người tham gia. Phối hợp với Phòng Dân tộc, UBND xã Thượng Ninh tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy; hòa giải cơ sở; phòng, chống bạo lực gia đình cho 130 cán bộ, người làm việc không chuyên trách và bà con Nhân dân, các em học sinh. Phối hợp với Sở Tư pháp mời các báo cáo viên cấp tỉnh triển khai các quy định mới trong công tác xây dựng, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với 235 đại biểu tham dự.
Đồng chí Bùi Minh Luyến, Phó trưởng Phòng Tư pháp huyện Như Xuân, cho biết: Để đạt hiệu quả tuyên truyền cao nhất, trước khi về địa phương tư vấn pháp luật, các cán bộ tư pháp đều dành thời gian tìm hiểu nhu cầu kiến thức pháp luật của Nhân dân, từ đó xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền phù hợp với đặc thù từng xã. Đối với những xã khó khăn, các khu dân cư hẻo lánh, có nhiều đồng bào DTTS, công tác tuyên truyền tập trung vào các chính sách dân tộc, dân số, kiến thức về Luật Hôn nhân và Gia đình, bình đẳng giới. Đối với những xã có vùng thu hồi đất, tập trung tuyên truyền những nội dung liên quan đến đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, khiếu nại, tố cáo. Với Nhân dân các xã, có thôn, bản giáp với tỉnh bạn Nghệ An, chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật, cung cấp thông tin liên quan đến công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng, vận động Nhân dân không mua bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn với nhiều hình thức phong phú, đa dạng… Quá trình phổ biến pháp luật cho Nhân dân, đồng bào DTTS có sự linh hoạt và lấy những dẫn chứng cụ thể để người dân dễ hiểu, dễ hình dung.
Việc tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa ở Như Xuân đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, phát huy dân chủ của Nhân dân; ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Bài
Huy động nguồn lực, phát triển KT- XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Tỉnh Quảng Trị huy động nguồn lực để thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Trị được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Theo đó, từ năm 2023-2025, tỉnh thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện miền núi Đakrông với tổng kinh phí trên 90 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương 30 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Với nguồn kinh phí này, tỉnh hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số xây mới 589 căn nhà, sửa chữa 322 căn nhà. Nhà ở xây mới hoặc sửa chữa đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2, có tuổi thọ từ 20 năm trở lên và đảm bảo an toàn khi xảy ra bão.
Tại huyện miền núi Hướng Hóa, ngoài vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương, tỉnh Quảng Trị còn huy động hiệu quả nguồn lực từ các doanh nghiệp để làm đường giao thông, giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Điển hình là các doanh nghiệp đầu tư vào làm điện gió ở huyện miền núi Hướng Hóa đã mở trên 80km đường giao thông công vụ phục vụ thi công dự án có tổng trị giá 800 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành dự án, 80km đường giao thông công vụ này đã được bàn giao cho các địa phương quản lý, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án điện gió cũng đang tạo việc làm thường xuyên cho gần 500 lao động địa phương.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi, anh Hồ Văn Nguy, ở xã biên giới Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã phát triển chăn nuôi dê, bò và trồng 3ha rừng, thu nhập hàng năm hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Giai đoạn từ năm 2021-2025, kế hoạch ngân sách Trung ương bố trí cho tỉnh Quảng Trị là gần 1.479 tỷ đồng để thực hiện các dự án ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư những nơi cần thiết; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất; phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tỉnh đã và đang lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình xây dựng nông thôn, giảm nghèo bền vững, xóa nhà tạm... để đầu tư đường giao thông; hỗ trợ người dân kỹ thuật, giống và vốn để xây dựng các mô hình kinh tế từ rừng; di dời tái định cư cho những hộ dân sinh sống ở vùng nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống. Tỉnh cũng vận động các tổ chức quốc tế tài trợ, thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi và dân tộc như rà phá bom mìn, xây dựng các mô hình kinh tế từ rừng, xây dựng trường học.
Chị Hồ Thị Hạnh, ở thôn Cơ Tiêng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được vay vốn ưu đãi dành cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển chăn nuôi lợn. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Trị có hơn 192.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số gần 95.000 người. Đời sống ở vùng này ngày càng được cải thiện khi 100% xã, thôn, bản có điện lưới quốc gia với gần 99% hộ sử dụng điện; 100% xã được phủ sóng truyền hình, đường giao thông đến trung tâm xã, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 77% thôn, bản có đường giao thông được cứng hóa đến trung tâm xã.
Ngày hội việc làm dành cho thanh niên dân tộc thiểu số Ngày 27/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức "Ngày hội việc làm dành cho thanh niên dân tộc thiểu số năm 2022". Các công ty, doanh nghiệp tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tại Ngày hội. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN Tham gia Ngày hội có đại diện 10 đơn vị,...