Thay đổi nguyện vọng thế nào để đỗ đại học?
PGS Đỗ Văn Dũng cho rằng điểm 24-25 của năm nay chỉ tương đương với 21 của năm ngoái. Để nắm chắc cơ hội trúng tuyển, thí sinh nên đăng ký khoảng 10 nguyện vọng.
Sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, không ít thí sinh băn khoăn khi đặt nguyện vọng đại học. Điều chỉnh, sắp xếp nguyện vọng thế nào để tăng khả năng trúng tuyển là điều được nhiều thí sinh quan tâm.
Thí sinh băn khoăn thay đổi nguyện vọng thế nào để có cơ hội đỗ cao nhất. Ảnh minh họa: Việt Hùng.
Điểm thi cao vẫn chưa yên tâm
Phan Nguyễn Bảo Trân, thí sinh tại TP.HCM, cho biết khi tra được điểm thi Toán (9), Ngữ văn (8,75), Tiếng Anh (7,8) em rất vui mừng. Nữ sinh tạm yên tâm vì nghĩ điểm thi này em có cơ hội trúng tuyển ngành Ngôn ngữ Anh, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).
“Khi có phổ điểm các môn và khối xét tuyển, em khá lo lắng. Điểm thi tốt nhưng số đông thi khối D đều đạt được, không cao hẳn so với mặt bằng chung”, Bảo Trân chia sẻ.
Ban đầu, Trân đăng ký 3 nguyện vọng. Ngoài nguyện vọng 1 ngành Ngôn ngữ Anh, Bảo Trân đăng ký ngành Luật của ĐH Luật TP.HCM và Sư phạm Tiểu học của ĐH Sài Gòn. Trong đợt điều chỉnh nguyện vọng, nữ sinh dự định đăng ký thêm nguyện vọng vào ngành khác của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn để có nhiều cơ hội trúng tuyển.
Tương tự, Nguyễn Văn Đức (Đồng Nai) có tổng điểm thi khối D là 25,5. Ban đầu, Đức đăng ký nguyện vọng vào ngành Ngôn ngữ Anh của ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM).
“Năm ngoái ngành này lấy 23. Năm 2017, điểm chuẩn cao nhất là 25. Với mặt bằng điểm thi cao như năm nay, em rất lo. Nếu tăng 3 điểm so với năm ngoái thì em trượt. Em đang xem thêm những ngành khác để điều chỉnh nguyện vọng”, Đức cho hay.
Giữ nguyên nguyện vọng 1, Đức đang tìm hiểu thêm ngành Quản trị Kinh doanh của ĐH Quốc tế để đặt nguyện vọng 2. Nguyện vọng 3, nam sinh dự định ghi ngành Ngôn ngữ Anh của ĐH Ngân hàng TP.HCM.
“Vẫn còn thời gian nên em sẽ cân nhắc thêm những ngành khác để đăng ký thêm nguyện vọng cho chắc chắn. Có thể em đặt 5-6 nguyện vọng”, nam sinh cho hay.
4 lưu ý khi điều chỉnh nguyện vọng
PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng điểm thi năm nay cao. Thí sinh cần so sánh kết quả thi của mình và mặt bằng chung điểm năm nay để có thông tin tham khảo. Các em có thể “ảo tưởng” về khả năng đỗ đại học nếu so sánh điểm chuẩn tương ứng với năm trước.
Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khuyên thí sinh cân nhắc trong việc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học.
“Một số ngành điểm chuẩn năm nay sẽ cao hơn năm ngoái 3,4 điểm”, PGS Dũng nhận định.
Ông khuyên thí sinh có điểm thi từ 24 trở xuống nên đăng ký khoảng 10 nguyện vọng. Trong đó, ba nguyện vọng đầu ưu tiên cho ngành mình yêu thích nhất ở trường top trên. Nguyện vọng giữa dành cho ngành có điểm chuẩn năm ngoái ngang điểm thi hiện tại. Nguyện vọng dự phòng dành cho ngành top dưới.
Khi điều chỉnh nguyện vọng, TS Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, đưa ra 4 lưu ý cho thí sinh.
Ngay khi có điểm thi và phổ điểm, thí sinh nên xem lại điểm chuẩn các ngành yêu thích ở năm trước. Điểm thi cao là tình trạng chung, thí sinh không nên quá lo lắng.
“Ngoài điểm chuẩn, thí sinh nên để ý ngành nào trường thông báo xét tuyển bổ sung nhiều đợt (bằng điểm thi) ở các năm trước. Những ngành đó được ít thí sinh quan tâm nên điểm chuẩn không cao, cơ hội trúng tuyển lớn”, TS Lưu chia sẻ.
Một điều rất quan trọng, thí sinh phải biết và hiểu ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển do các trường công bố.
“Có thí sinh sau khi điều chỉnh vẫn giữ nguyên nguyện vọng biết chắc sẽ trượt. Điểm thi của các em không bằng hoặc cao hơn sàn xét tuyển của ngành đó nhưng không đổi nguyện vọng”, trưởng phòng đào tạo ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cho hay.
Theo TS Lưu, trường đại học đưa ra ngưỡng xét tuyển cho mỗi ngành đã căn cứ trên điểm chuẩn dự kiến. Những thí sinh có điểm thi cao hơn điểm sàn hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển.
Ngoài ra, thí sinh còn có thể tìm thấy “chỉ dẫn” quan trọng, đáng tham khảo từ điểm chuẩn xét bằng học bạ của ngành yêu thích.
Ông Trần Thiện Lưu cho rằng, mức so sánh điểm thi và điểm học bạ hoàn toàn khác nhau. Điểm chuẩn học bạ của một ngành cao vượt trội chứng tỏ ngành đó có sức hút. Nhiều khả năng điểm chuẩn xét kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ cao.
Hàng ngàn giảng viên ĐH đi tỉnh làm nhiệm vụ thi tốt nghiệp THPT 2020
Hàng ngàn cán bộ, giảng viên các trường ĐH bắt đầu di chuyển tới các địa phương khác để làm nhiệm vụ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Cán bộ, giảng viên Trường ĐH Sài Gòn xếp hàng giãn cách đo thân nhiệt đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19 - ĐÀO NGỌC THẠCH
Sáng sớm nay (7.8), cán bộ giảng viên một số trường ĐH tại TP.HCM bắt đầu di chuyển tới các địa phương khác làm nhiệm vụ kiểm tra thi tốt nghiệp THPT.
Từ 6 giờ sáng nay, Trường ĐH Sài Gòn đã bố trí 2 xe loại 30-45 chỗ đưa cán bộ, giảng viên của trường tới Đồng Tháp làm nhiệm vụ thi. Những người trong chuyến đi được kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang trước khi lên xe.
Cán bộ giảng viên Trường ĐH Sài Gòn xếp hàng đo thân nhiệt trước khi lên xe - ĐÀO NGỌC THẠCH
6 giờ sáng nay, xe chở đoàn công tác Trường ĐH Sài Gòn đã xuất phát từ trường - ĐÀO NGỌC THẠCH
Cũng từ 6 giờ 30 sáng, hơn 40 cán bộ giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM cũng bắt đầu di chuyển xuống Sóc Trăng trong sáng sớm nay. Ngoài việc trang bị nước rửa tay sát khuẩn và 10 khẩu trang/người, trường bố trí xe giường nằm có giãn cách 20 người/xe 45 chỗ. Trường cũng bố trí mỗi cán bộ giảng viên ở riêng từng phòng thay vì 2 người/phòng như các năm trước.
Xịt khuẩn trường học tại TP.HCM, sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp trong dịch Covid-19
Trường ĐH Luật TP.HCM bố trí xe giường nằm giãn cách cho cán bộ, giảng viên - Đ.N.T
Mỗi cán bộ giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM được phát 10 khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn trước khi đi làm nhiệm vụ - Đ.N.T.
Cũng trong sáng nay, hơn 30 giảng viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng xuất phát về Hậu Giang để phối hợp cùng Trường ĐH Nam Cần Thơ kiểm tra công tác tổ chức coi thi. Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, trường ĐH này khuyến cáo thầy cô phải thực hiện khai báo y tế. Ngoài ra, cũng khuyến cáo các giảng viên cài ứng dụng Bluezone trên điện thoại để được cảnh báo trong quá trình tiếp xúc.
Cán bộ giảng viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM được phân công làm nhiệm vụ thi tại Hậu Giang - NGỌC DƯƠNG
Trước khi đi, những người được phân công nhiệm vụ đã trải qua tập huấn và đạt yêu cầu bài kiểm tra theo quy định - NGỌC DƯƠNG
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM khuyến cáo cán bộ giảng viên cài ứng dụng Bluezone để nhận được cảnh báo nếu tiếp xúc gần người nhiễm Covid-19 - NGỌC DƯƠNG
Theo phân công của Bộ GD-ĐT, hàng ngàn cán bộ, giảng viên các trường ĐH trên cả nước sẽ tham gia đoàn kiểm tra công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Người được cử đi cần có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh, khách quan; không có người thân dự thi năm nay; không trong thời gian bị kỷ luật hoặc đang trong quá trình xem xét trách nhiệm liên quan tới tiêu cực thi cử. Ngoài ra, 100% cán bộ, giảng viên tham gia kỳ thi phải được tập huấn nghiệp vụ và được xác nhận đạt yêu cầu. Trưởng, phó các đoàn kiểm tra của trường đại học phải là lãnh đạo các trường.
Khác với kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm trước, năm nay Bộ GD-ĐT quy định cán bộ, giảng viên của trường ĐH chỉ tham gia kiểm tra các khâu của kỳ thi, từ việc in sao đề thi, bảo quản đề thi, đến khâu coi thi, chấm thi... Trong khi các năm trước, các trường ĐH tham gia trực tiếp vào các khâu này.
Bản tin Covid-19 ngày 6.8: Sẽ có hàng chục ca nhiễm mỗi ngày, nhiều bệnh nhân đang nguy kịch
Học phí các trường đại học tăng mạnh Gia tăng chất lượng dịch vụ phục vụ sinh viên, xây dựng hoạt động nhà trường theo cơ chế tự chủ tài chính là nguyên nhân khiến học phí nhiều trường đại học tăng mạnh trong năm học 2020-2021. Trường ĐH Luật TP.HCM có rất nhiều chính sách học bổng, quỹ khuyến học khuyến tài hỗ trợ sinh viên Tăng học phí để...