Thay đổi môn Lịch sử là ’sự xáo trộn tận tâm can’

Theo dõi VGT trên

Tại phiên chất vấn sáng 16/11 của Quốc hội, đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT trả lời việc tích hợp môn Lịch sử, cũng như đổi mới giáo dục.

Có hoãn tích hợp môn Lịch sử?

Trước khi đặt câu hỏi, đại biểu Lê Văn Lai gửi lời chúc mừng tới Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Là người công tác 10 năm trong ngành giáo dục, hệ phổ thông, đại biểu Lai cho biết, gần đây, dư luận xôn xao, hay nói đúng hơn là sự xáo trộn tận tâm can, về vấn đề nhạy cảm: thay đổi môn Lịch sử, từ vị trí độc lập thành tích hợp. Ông Lai đề nghị Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nêu chính kiến về vấn đề này.

“Bộ trưởng có dự định gì, hoặc hoãn chủ trương thay đổi chương trình sách giáo khoa giảng dạy môn Lịch sử trong trường phổ thông theo hướng tích hợp không? Nếu không dừng, không hoãn, Bộ trưởng có dám khẳng định trách nhiệm của mình trước nhân dân về tính đúng đắn của vấn đề?”, đại biểu tỉnh Quảng Nam chất vấn.

Ông Lai cũng lưu ý thêm, “sai lầm về phương pháp sẽ dẫn đến sai lệch về kiến thức, nhất là kiến thức lịch sử trong thế hệ trẻ và không có chỗ cho việc khắc phục, rút kinh nghiệm”.

Trong vài phút ít ỏi của phần đặt câu hỏi, ông Lai trao đổi thêm vấn đề liên quan phần chất vấn. Theo đại biểu này, nhân dân đánh giá cao Bộ GD&ĐT triển khai Đề án cải cách chương trình và sách giáo khoa với khối lượng đồ sộ trong thời gian ngắn. Chất lượng cải cách chương trình và sách giáo khoa cấp phổ thông cơ bản được dư luận đồng tình.

Tuy nhiên, có những thay đổi nhỏ mà không hề nhỏ, như việc bỏ bản dịch cũ bài thơ Nam Quốc Sơn Hà trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7.

Từ đó, đại biểu Lê Văn Lai đề nghị Bộ GD&ĐT cần lưu tâm đặc biệt đối với những vấn đề có hàm lượng lịch sử cao, nhạy cảm để khắc phục sai sót không đáng có.

Nhiều chuyên gia phản đối

Theo Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT công bố ngày 5/8 để tiếp thu ý kiến xã hội, nhiều môn học sẽ bị thay đổi về vị trí theo hướng giảm môn bắt buộc và tăng dần tự chọn.

Trong phần VII của Dự thảo: Định hướng xây dựng các chương trình môn học và hoạt động giáo dục khác, nhiều người quan tâm đến vị trí môn Lịch sử.

Video đang HOT

Nếu ở tiểu học, Lịch sử được tích hợp trong bộ môn khoa học xã hội theo dạng bắt buộc, thì ở cấp THPT, môn học này được phân hóa trở lại trong các môn tự chọn.

Cấp THPT sẽ chỉ còn 4 môn bắt buộc gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán, Công dân với Tổ quốc (tích hợp từ ba phân môn Giáo dục đạo đức, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng an ninh).

Nhiều ý kiến của các nhà sử học, giáo viên dạy Lịch sử không đồng tình với việc này. Ngày 3/10, thầy Trần Trung Hiếu (THPT Phan Bội Châu, Nghệ An) và nhiều giáo viên dạy Lịch sử trên cả nước đã viết thư gửi lãnh đạo Nhà nước, Bộ GD&ĐT “cầu cứu”.

Chiều 3/11, Bộ GD&ĐT làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng đại diện Ban Tuyên giáo TƯ, Liên hiệp Hội khoa học Kỹ thuật, giảng viên các trường đại học sư phạm lớn của cả nước, cùng lãnh đạo phòng trung học của một số sở GD&ĐT về Dự thảo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông. Các đại biểu tập trung vấn đề vị trí của môn Lịch sử trong hệ thống các môn học ở bậc phổ thông.

Tại buổi làm việc, GS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng, phương án như trong Dự thảo thiếu cơ sở khoa học, mang tính “chắp – vá”, gò ép, phá nát chương trình môn Lịch sử.

Ngày 15/11, Hội thảo khoa học “Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông” do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức, thu hút sự tham gia của hàng trăm giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia.

GS Phan Huy Lê khẳng định, dù Bộ GD&ĐT giải thích thế nào thì trên thực tế, chương trình mới đã “khai tử” môn Lịch sử. Khi một ít kiến thức Lịch sử bị cắt nhỏ rồi tích hợp tùy tiện vào một số môn học khác, nó không còn vị thế của môn học trong tính toàn bộ và hệ thống của Lịch sử.

Theo GS Trần Thị Vinh (khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội), việc xây dựng môn học Công dân với Tổ quốc bao gồm ba phân môn Giáo dục đạo đức, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng an ninh là không có tính khả thi. Đây là sự lắp ghép thiếu cơ sở khoa học do ba phân môn trên có đối tượng, mục tiêu, phương pháp giảng dạy khác nhau.

Thời gian qua, nhiều ý kiến tranh luận quanh bản dịch khác của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà tại trang 62 sách Ngữ văn lớp 7 tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở/ Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Đối với nhiều người, bản dịch trước đây thân thuộc và đi vào tiềm thức: Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng không nên thay bằng bản dịch mới .

Trao đổi với Zing.vn, giáo sư sử học Dương Trung Quốc chia sẻ: “Cá nhân tôi thấy bản dịch nào đã đi vào nhận thức của mọi người thì không nên thay đổi. Nếu dịch lại phải dựa trên một chuẩn nhất định và giải thích tại sao thay đổi”.

GS Nguyễn Khắc Phi, Tổng chủ biên sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, cho rằng, bản dịch cũ bài thơ Nam Quốc Sơn Hà có ưu điểm nghe êm tai, nhưng không đáp ứng được tiêu chuẩn cao nhất.

“Tôi nghĩ rằng, một vài người hiểu chưa đúng nên phản ứng. Khi chọn bản dịch nào, chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ”, GS Phi nói.

Theo Zing

'Nếu hợp lý, Bộ GD&ĐT sẽ tách Lịch sử thành môn học riêng'

Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ này đang lắng nghe ý kiến của toàn xã hội góp ý cho Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Gần đây, dư luận quan tâm đến vị trí môn Lịch sử trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT. Theo đó, cấp THPT sẽ chỉ còn 4 môn bắt buộc gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán, Công dân với Tổ quốc.

Các môn tự chọn bao gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn 2, Công nghệ, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, các chuyên đề học tập về Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và Nghiên cứu khoa học.

Nếu hợp lý, Bộ GD&ĐT sẽ tách Lịch sử thành môn học riêng - Hình 1

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống. Ảnh: Dũng Tiến.

Nhiều giáo viên dạy sử trong cả nước, cũng như chuyên gia nghiên cứu môn học này lo lắng, dự thảo đang từng bước "khai tử" môn Lịch sử trong chương trình học và trong cả kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.

Chia sẻ về điều này, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT - khẳng định, vị trí môn Lịch sử không có gì thay đổi và đây cũng là môn bắt buộc. Tuy nhiên, việc sắp xếp môn này ở vị trí nào là điều đang được bàn luận.

Vấn đề đào tạo giáo viên để đáp ứng được việc đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng được quan tâm.

Theo ông Đỗ Ngọc Thống, từ 3 năm trước, Bộ GD&ĐT đã mời 7 trường đại học đào tạo sư phạm trao đổi về đổi mới chương trình đào tạo và đang triển khai.

Ông Thống cho rằng, bậc THPT, mỗi tuần sẽ có một tiết Lịch sử, 3 năm học là 105 tiết. Ngữ văn và Toán cũng là môn bắt buộc, mỗi tuần có hai tiết học. Thậm chí, trong chương trình mới, các em học sử nhiều hơn, bởi học sinh theo định hướng khoa học tự nhiên, công nghệ đều học môn Khoa học Xã hội (trong đó có Lịch sử).

Những em theo định hướng chuyên ngành Khoa học Xã hội, sẽ học Lịch sử 2 (Lịch sử tự chọn). Còn ý kiến băn khoăn giờ Lịch sử ghép vào Công dân với Tổ quốc có hợp lý không thì cần bàn tiếp.

Theo Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, Lịch sử là môn học riêng sẽ có nội dung trùng với An ninh Quốc phòng, Giáo dục Công dân. Hơn nữa, việc tách riêng sẽ không thực hiện được định hướng giảm môn bắt buộc và tăng cường môn tự chọn. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia khác, học sinh hoàn toàn học môn tự chọn.

"Thêm nữa, giáo dục Lịch sử không phải chỉ ở môn Lịch sử, mà Ngữ văn, Địa lý, Đạo đức, Công dân, Âm nhạc cũng đều có ý nghĩa giáo dục lịch sử. Hình thức giáo dục Lịch sử của chúng ta nên đổi mới, hướng học sinh trở về cội nguồn, đi thăm di tích lịch sử. Chúng ta không thể đánh đồng giáo dục Lịch sử chỉ là dạy sử", ông Đỗ Ngọc Thống nhấn mạnh.

Cũng theo quan điểm của ông Thống, môn Lịch sử không thể biến thành Khoa học Lịch sử (dành cho những nhà nghiên cứu). Một trong những hạn chế lớn nhất của chương trình giáo dục hiện hành là bê nguyên khoa học tương ứng từ đại học xuống chương trình THPT. Các môn học phải được qua bàn tay nhào nặn của nhà sư phạm để có những bài học sinh động.

Bộ GD&ĐT đang lắng nghe ý kiến của toàn xã hội góp ý cho chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. "Nếu hợp lý, Bộ GD&ĐT sẽ tách Lịch sử thành môn học riêng", ông Thống nói.

GS sử học Phan Huy Lê bày tỏ quan điểm không đồng tình việc đưa Lịch sử trở thành môn tích hợp và biến môn học này không còn là riêng biệt. Dự kiến, trong tháng 11, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo khoa học về chủ đề này.

Về vấn đề tích hợp môn học, GS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng, phương án như trong dự thảo thiếu cơ sở khoa học, mang tính chắp vá, gò ép, phá nát chương trình môn Lịch sử.

GS Bình dẫn ví dụ, các nước phát triển không xếp Lịch sử là môn tự chọn. Hàn Quốc, Nhật Bản là những nước chúng ta đang học tập về giáo dục, cũng coi Lịch sử là môn bắt buộc. Trong một cuộc hội thảo, khi nói tới tích hợp, các giáo sư Hàn Quốc cho biết, họ không thể thực hiện được tích hợp Lịch sử với môn khác.

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy sử trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, cho rằng, dạy Lịch sử còn là dạy làm người, dạy cho thế hệ trẻ giữ gìn phẩm giá, nhân cách con người, đồng thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao phông văn hóa cho học sinh. Học Lịch sử còn để biết giá trị của ngày hôm nay, từ đó biết ý nghĩa của thành ngữ "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây".

"Tôi đề nghị Lịch sử phải là môn học bắt buộc và trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia", ông Hiếu nói.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộCái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộ
19:51:53 20/12/2024
Phương Lan tiết lộ thông tin sốc căn nhà được gia đình Phan Đạt tặng trong lễ cưới?Phương Lan tiết lộ thông tin sốc căn nhà được gia đình Phan Đạt tặng trong lễ cưới?
22:30:02 20/12/2024
Gặp "người hùng" kéo hơn 10 người băng qua ban công, thoát nạn trong đám cháy dữ dội tại TP.HCM: "Bản năng thì mình làm vậy"Gặp "người hùng" kéo hơn 10 người băng qua ban công, thoát nạn trong đám cháy dữ dội tại TP.HCM: "Bản năng thì mình làm vậy"
19:11:17 20/12/2024
Anh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độAnh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độ
19:47:37 20/12/2024
Rủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồngRủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồng
22:09:31 20/12/2024
4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi
16:31:27 20/12/2024
Mẹ vợ hot nhất làng bóng đá diện áo trễ vai quyến rũ, U50 trẻ đẹp ngỡ ngàng, đọ sắc cùng Doãn Hải MyMẹ vợ hot nhất làng bóng đá diện áo trễ vai quyến rũ, U50 trẻ đẹp ngỡ ngàng, đọ sắc cùng Doãn Hải My
16:17:27 20/12/2024
HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?
17:38:04 20/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Việt đóng phim: Khen ít, tranh cãi nhiều

Hoa hậu Việt đóng phim: Khen ít, tranh cãi nhiều

Hậu trường phim

23:29:59 20/12/2024
Thời gian qua, nhiều nàng hậu nổi tiếng của showbiz Việt chuyển hướng khi lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh, song không phải ai cũng thành công.
When the Phone Rings tập 7: Tổng tài - tiểu kiều thê hôn nhau ngọt lịm khiến MXH bùng nổ

When the Phone Rings tập 7: Tổng tài - tiểu kiều thê hôn nhau ngọt lịm khiến MXH bùng nổ

Phim châu á

23:23:43 20/12/2024
Cuối cùng hai người trao nhau nụ hôn sâu ngọt ngào, kết thúc chuỗi những ngày dày vò đối phương và cả bản thân bởi những bí mật, hiểu lầm.
Thu Quỳnh là mẹ 2 con vẫn sexy, Quỳnh Nga quấn quýt bên Việt Anh

Thu Quỳnh là mẹ 2 con vẫn sexy, Quỳnh Nga quấn quýt bên Việt Anh

Sao việt

23:13:52 20/12/2024
Diễn viên Thu Quỳnh đăng bộ hình sexy, khoe vóc dáng mẹ 2 con miễn chê. Quỳnh Nga đăng ảnh quấn quýt sánh đôi cùng Việt Anh khi đi sự kiện.
Ông trùm 'Độc đạo' tái xuất màn ảnh nhỏ trong bộ phim 'Mật lệnh hoa sữa'

Ông trùm 'Độc đạo' tái xuất màn ảnh nhỏ trong bộ phim 'Mật lệnh hoa sữa'

Phim việt

23:09:41 20/12/2024
Mới đây, NSƯT Hoàng Hải đã tái xuất màn ảnh nhỏ trong bộ phim Mật lệnh hoa sữa nằm trong series Vì tình yêu Hà Nội.
Mẹ cô dâu trẻ đẹp, nụ cười tỏa nắng gây chú ý trong đám hỏi ở Hải Phòng

Mẹ cô dâu trẻ đẹp, nụ cười tỏa nắng gây chú ý trong đám hỏi ở Hải Phòng

Netizen

22:56:54 20/12/2024
Mới đây, video tổng hợp lại những khoảnh khắc dễ thương giữa cô dâu và mẹ ruột tại một đám hỏi ở Hải Phòng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân mạng.
Mùa Giáng sinh này hãy cùng cả nhà khám phá thế giới nhiệm màu của 'Biệt đội Tí hon'

Mùa Giáng sinh này hãy cùng cả nhà khám phá thế giới nhiệm màu của 'Biệt đội Tí hon'

Phim âu mỹ

22:50:02 20/12/2024
Biệt đội Tí hon kể về Út Cưng, một cô nàng không giống với những tí hon khác với tính cách năng động, ham người và ưa giúp đỡ.
Song Joong Ki lần đầu tiết lộ về gia cảnh của vợ

Song Joong Ki lần đầu tiết lộ về gia cảnh của vợ

Sao châu á

22:41:48 20/12/2024
Nam diễn viên Song Joong Ki bất ngờ chia sẻ thẳng thắn về hoàn cảnh gia đình của vợ mình trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Tới lúc Grealish được tháo gỡ xiềng xích

Tới lúc Grealish được tháo gỡ xiềng xích

Sao thể thao

22:40:58 20/12/2024
Để cứu Manchester City, liệu Pep Guardiola có sẵn sàng thay đổi chiến thuật và giải phóng Grealish khỏi sự kìm hãm, để anh có thể tìm lại phong độ đỉnh cao?
Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Tin nổi bật

22:17:28 20/12/2024
Một nhà máy chế biến thực phẩm tại Đài Loan (Trung Quốc) cháy lớn, khiến 9 người tử vong, trong đó có 2 nạn nhân là người Việt.
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Sức khỏe

22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Khởi tố cặp đôi đập tủ kính cướp 3 lượng vàng

Khởi tố cặp đôi đập tủ kính cướp 3 lượng vàng

Pháp luật

22:05:51 20/12/2024
Nhân xông vào tiệm vàng, dùng búa đập bể tủ kính trưng bày và lấy 8 sợi dây chuyền vàng 18K (trọng lượng gần 3 lượng) rồi nhanh chóng bỏ chạy ra xe máy do Khánh chờ sẵn để tẩu thoát.