Thay đổi kỳ thi, học sinh áp lực, phụ huynh “rối như canh hẹ”
Thời điểm này, chỉ cách kỳ thi THPT vài tháng nhưng nhiều phụ huynh có con học lớp 12 vẫn hoang mang, mơ hồ. Do không biết các trường ĐH sẽ tuyển sinh thế nào nên họ “rối như canh hẹ” trong việc chọn trường cho con.
Học sinh THPT của tỉnh Long An trở lại trường lớp sau đợt nghỉ học do ảnh hưởng của dịch bệnh CoVid-19. Ảnh minh họa
Có con học ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) nên chị Nguyễn Thị Duyên (Mỹ Lộc, Nam Định) không quá lo lắng về việc học của con. Từ khi bùng phát dịch Covid -19, dù không phải đến trường nhưng con gái chị vẫn tự giác, chăm chỉ học online, học trên truyền hình. Chị Duyên cho biết, nguyện vọng của con là thi ĐH Kinh tế quốc dân nên con còn đăng ký học online của các giảng viên trường này.
Ảnh minh họa
Điều khiến chị Duyên và con gái lo lắng là đến cuối tháng 4 rồi mà các trường ĐH vẫn chưa có phương án tuyển sinh rõ ràng, cụ thể. “Đến giờ, việc thi cử của các con vẫn thay đổi chóng mặt. Chúng tôi mới được biết thông tin sẽ có kỳ thi THPT để xét tốt nghiệp và làm căn cứ xét tuyển cho một số trường ĐH. Tuy nhiên, một số trường ĐH top đầu sẽ tổ chức thi riêng. Thế nhưng, cụ thể các trường nào sẽ tổ chức thi riêng, thời gian thi như thế nào… đến thời điểm này vẫn chưa có khiến phụ huynh, học sinh vô cùng hoang mang”, chị Duyên cho biết.
Theo chị Duyên, điều khiến giáo viên, học sinh lo lắng hơn khi không biết cấu trúc thi của các trường để có phương án ôn tập hiệu quả. “Nguyện vọng của con tôi là thi ĐH KTQD nên sẽ ôn luyện giảng viên ở trường này. Tuy nhiên, con vẫn còn nguyện vọng ở một vài trường khác thì việc ôn tập sẽ ra sao. Chúng tôi thực sự mong muốn các trường đưa ra phương án tuyển sinh sớm nhất, cụ thể nhất. Có như vậy, học sinh, phụ huynh mới xác định rõ phải học thế nào, chọn trường gì cho phù hợp”.
Phụ huynh cũng cảm thấy “rối như canh hẹ” khi việc thi cử của con thay đổi đến “chóng mặt”. Ảnh minh họa
Như mọi năm, việc học không bị gián đoạn vì dịch bệnh thì phụ huynh, học sinh lớp 12 đã rất căng thẳng vì kỳ thi THPTQG. Năm nay, việc học sinh không được đến trường suốt mấy tháng liền đã ảnh hưởng khá nhiều đến tinh thần học tập của các em. Chưa hết, việc thi cử lại “thay đổi như chong chóng” khiến học sinh thêm nhiều áp lực, phụ huynh lo lắng.
Video đang HOT
Điều khiến phụ huynh ở các tỉnh như chị Duyên lo lắng là các trường top đầu tổ chức tuyển sinh riêng sẽ khiến phụ huynh, học sinh lại phải “rồng rắn” kéo nhau lên Hà Nội. “Ngoài việc các con phải tham dự kỳ thi THPT để xét tốt nghiệp, các con lại phải lên Hà Nội để thi vào trường top đầu. Không ai có thể nắm chắc thi 1 trường đã đỗ nên các con phải thi 2-3 trường. Điều này không chỉ gây tốn kém, vất vả cho phụ huynh mà các thí sinh cũng rất mệt mỏi. Giá mà các con chỉ phải tham gia 1 kỳ thi THPTQG như mọi năm và việc coi thi thật nghiêm túc, lấy điểm xét tuyển ĐH thì tốt biết mấy”, chị Duyên chia sẻ.
Đau đầu chọn trường cho con
Không phải ở tỉnh, con cũng không thi vào trường top đầu nhưng chị Nguyễn Thu Trang (Cầu Diễn, Hà Nội) những ngày này cảm thấy vô cùng “tá hỏa”. Chị không thể tập trung vào làm việc gì vì lúc nào cũng tìm thông tin chọn trường cho con. “Con tôi có sức học khá nên con sẽ thi vào trường top giữa. Cũng chính vì các trường chưa có thông tin tuyển sinh cụ thể nên tôi không biết chọn trường nào phù hợp cho con. Tôi mong muốn Bộ GD-ĐT thông tin thật rõ ràng về phương án tuyển sinh của các trường, về cách thức thi hay tính điểm thế nào để phụ huynh, học sinh không còn mơ hồ”, chị Trang bày tỏ.
Ảnh minh họa
Như mọi năm, thí sinh có thể thi và được tính điểm ở 2 khối nhưng với phương án tuyển sinh chưa rõ ràng như năm nay khiến việc ôn thi của các em rất bị động. “Thời điểm này các năm trước, các con đã hoàn thành hồ sơ thi ĐH. Năm nay, các trường có phương án tuyển sinh riêng cần thông báo sớm. Chỉ còn hơn 3 tháng là đến kỳ thi, nhiều con học khối A1 (Toán, Lý, Anh), giờ quay sang học thêm Hóa, Sinh chẳng biết có kịp không. Hay những con không xác định được khối thi mà chỉ đợi thầy cô ôn thì sẽ rất hoang mang”, anh Nguyễn Văn Ngọc (Q.Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.
Như PNVN phản ánh, Bộ GD&ĐT đã có thông tin, năm nay sẽ không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia như mọi năm mà tổ chức Thi tốt nghiệp THPT. Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là tổ chức an toàn, nghiêm túc lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường.
Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Thế nhưng, ở thời điểm này, nhiều phụ huynh có con năm nay thi ĐH vẫn mong muốn Bộ GD&ĐT chỉ nên tổ chức 1 kỳ thi THPT QG như mọi năm để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH.
N.Minh
Ống nhựa 'chở' con chữ cho học sinh vùng cao mùa COVID-19
Nhiều sáng kiến của thầy cô đã giúp học sinh không đến trường nhưng vẫn cập nhật được kiến thức mới trong mùa dịch COVID-19.
Học sinh nhận bài tập trong ống nhựa
Thời gian qua, việc học tập của học sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng lớn do đại dịch COVID-19 gây ra.
Để duy trì kiến thức cho học sinh, ngoài việc tiếp sóng các chương trình dạy học trên truyền hình dành cho học sinh lớp 9 và lớp 12, Sở GD&ĐT tỉnh tổ chức biên tập 33 bài giảng, chuyên đề ôn tập dành cho học sinh lớp 12, đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Cổng Thông tin điện tử và Fanpage của Sở.
Kể từ khi nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19, học sinh Trường tiểu học và THCS số 2 Hồng Ca, huyện Trấn Yên vẫn đều đặn nhận bài tập qua chiếc ống nhựa treo trước cửa nhà vào sáng thứ hai hằng tuần.
Đây là sản phẩm sáng tạo của các thầy cô trong trường đối với việc cố gắng giúp học sinh không đến trường nhưng không dừng việc học.
Dù mỗi tuần chỉ một buổi, nhưng các em đều hào hứng và làm bài tập rất đầy đủ. Hoạt động giao bài tập vào ống nhựa treo trước cửa nhà các em học sinh được triển khai điểm từ đầu tháng 3/2020, tại các tuyến đường thuận tiện gần trường học.
Hồng Ca là một xã vùng đặc biệt khó khăn, sóng điện thoại phập phù, nhiều gia đình người H'Mông không có mạng viễn thông, nên việc dạy học qua truyền hình hoặc internet là không tưởng.
Sau khi họp nhà trường, các giáo viên đã hiến kế dùng ống nhựa đựng bài tập, giáo viên trực tiếp đưa đến treo ngoài cổng từng nhà, sau đó lại thu lại để kiểm tra kiến thức học sinh.
Việc làm này được đồng bào phấn khởi ủng hộ, bởi con em phải nghỉ học cách ly xã hội, nhưng không gián đoạn kiến thức.
Nhờ vậy, hơn 400 học sinh của cả hai khối lớp đều được tiếp nhận kiến thức đều đặn, không bị đứt đoạn, giúp các em không đi chơi tụ tập rất dễ mất an toàn trong thời kỳ dịch bệnh, vừa thực hiện đúng theo quy định giãn cách xã hội. Với tâm huyết và trách nhiệm, những giáo viên bám bản luôn cố gắng, nỗ lực mỗi ngày nhằm hoàn thành tốt công việc, đem ánh sáng tri thức tới bản làng xa xôi.
Sau khi thấy hoạt động này hiệu quả, nhà trường đã nhân rộng ra cả bốn thôn, gồm: Khe Ron, Khe Tiến, Khuôn Bổ, Hồng Lâu. Đến nay, 100% học sinh nhà trường đều nhận bài tập vào mỗi sáng thứ hai, một tuần sau đó số lượng bài tập ôn luyện được các thầy cô thu lại để chấm, chữa và hướng dẫn tiếp cho học sinh.
Tặng điện thoại cho học sinh có phương tiện học trực tuyến
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn rất nhiều trường hợp học sinh thuộc diện khó khăn không thể tham gia các lớp học trực tuyến vì thiếu phương tiện như máy tính, điện thoại thông minh...
Chính vì thế việc "lên lớp" qua mạng của thầy cô xứ Nghệ cũng gặp không ít khó khăn. Trước thực tế trên, nhiều trường học, nhiều giáo viên ở Nghệ An đã làm điều "chưa từng có tiền lệ" khi quyên góp mua điện thoại, máy tính tặng học sinh nghèo để các em có thể tham gia những lớp học trực tuyến.
Tại Trường THPT Nghi Lộc 4, huyện Nghi Lộc, Nghệ An chỉ sau 1 ngày phát động, nhà trường đã vận động được 7 chiếc điện thoại thông minh và 13 chiếc sim 3G để tặng cho học sinh trong trường.
Món quà đến kịp thời đã giúp cho tất cả học sinh trong trường có đủ thiết bị để học trực tuyến và giúp nhà trường triển khai việc dạy học trong mùa dịch hiệu quả.
Trong khi đó, tại kết quả khảo sát thực tế tại Trường THCS Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An vẫn còn khoảng 10-15% học sinh không có các phương tiện hỗ trợ để học và chủ yếu đều rơi vào những học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.
Nhà trường đã nghĩ đến việc quyên góp mua điện thoại thông minh, máy tính... để tặng cho học sinh của mình.
Một số giáo viên cũ của trường còn tặng luôn chiếc máy tính xách tay mà thường ngày vẫn hay dùng giúp học sinh nghèo. Chỉ sau 2 ngày kêu gọi, người có ít ủng hộ ít, người có nhiều ủng hộ nhiều, nhà trường đã quyên góp được 20 triệu đồng và một số máy tính, máy Ipad cũ.
Hiện đã có 4 học sinh trong trường đã được nhận những món quà này và trong những ngày tới sẽ có khoảng 10 học sinh nữa được nhận điện thoại.
Nghiêm Huê
Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao môn tiếng Anh: Cấu trúc đề thi Vào lúc 15 giờ hôm nay 20.4, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 môn tiếng Anh tại địa chỉ thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên. Bắt đầu từ hôm nay, ngày 20.4, vào các khung giờ 15 giờ và 19 giờ hằng ngày từ thứ 2 đến chủ nhật, trên...