Thay đổi kế hoạch thời gian năm học hướng tới quyền lợi của học sinh
Quan điểm của tôi là học bù nhưng cũng phải có thời gian hợp lý để học sinh nghỉ ngơi. Địa phương, nhà trường cần tính toán thời gian học bù phù hợp, hài hòa giữa việc học và nghỉ ngơi.
Trao đổi cụ thể về việc thay đổi kế hoạch thời gian năm học do học sinh phải nghỉ học vì dịch bệnh COVID-19, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, khẳng định tinh thần hướng tới lợi ích của người học; cơ quan quản lý giáo dục địa phương, thầy cô có thể vất vả hơn để dành thời gian cho học sinh ôn tập, có kiến thức vững chắc để đạt kết quả tốt hơn.
Ảnh minh họa/internet
Điều chỉnh nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch năm học sau
- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19, Bộ GD&ĐT sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học. Ông có thể cho biết cụ thể hơn việc này?
Bộ GD&ĐT sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn diễn biến của dịch bệnh để điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học; có thể từ 1 đến 2, thậm chí là 3 tuần nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp và thời gian học sinh tạm nghỉ học tại địa phương kéo dài, để cac đia phương xây dưng kê hoach hoc bu bao đam kha thi va thưc hiên chât lương, hiêu qua. Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để địa phương, cơ sở giáo dục điều chỉnh kế hoạch năm học, bố trí việc dạy học bù, bảo đảm yêu cầu kiến thức cho học sinh trước khi học sinh đi học trở lại.
- Nếu thời gian kết thúc năm học lùi lại, thời điểm thi THPT quốc gia liệu có muộn hơn so với năm trước?
Hiện nay, Bộ GD&ĐT vẫn chưa có hướng dẫn về tổ chức thi THPT quốc gia. Tùy tình hình diễn biến dịch bệnh và thời gian học sinh tạm nghỉ học tại các địa phương, Bộ GD&ĐT sẽ xác định thời điểm tổ chức kỳ thi phù hợp với thời điểm kết thúc năm học đã được điều chỉnh.
Trong Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017 – 2018 trong toàn quốc có quy định một số mốc thời gian như: kết thúc năm học trước ngày 31/5 hằng năm; xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 15/6 hằng năm; hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 31/7 hằng năm. Nếu lùi thời điểm kết thúc năm học thì những mốc thời gian trên cũng phải điều chỉnh, trên nguyên tắc làm sao để mốc cuối cùng không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch năm học tiếp theo.
Khi điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học, với tinh thần hướng tới lợi ích của người học, thời gian để chuẩn bị và tổ chức các kỳ thi chuyển cấp có thể ngắn hơn, các cơ quan quản lý giáo dục, thầy cô có thể vất vả hơn để dành thời gian cho học sinh ôn tập, có kiến thức vững chắc để đạt kết quả tốt hơn.
PGS Nguyễn Xuân Thành.
Video đang HOT
Có nên cho nghỉ để học thay 3 tháng hè?
- Có ý kiến cho rằng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nên chăng cho học sinh nghỉ dài và để các con học bù trong 3 tháng hè. Ông nghĩ sao?
Không đơn giản như vậy vì còn thời điểm chuyển cấp với các học sinh cuối cấp, mà việc chuyển cấp thì không thể chuyển sang năm học sau. Do đó, khi điều chỉnh thời gian năm học, Bộ GD&ĐT cũng phải tính chuyện này. Cụ thể, như thời điểm tổ chức thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT cũng phải tính toán lùi hơn các năm học trước tương ứng với việc lùi thời điểm kết thúc năm học, nhưng phải làm sao không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch năm học tiếp theo.
Trong công văn số 335/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT hướng dẫn chuân bi cac điêu kiên khi hoc sinh trơ lai trương sau thơi gian tam nghi hoc đê phong, chông dich bênh nCoV cũng ghi rõ: Căn cư tinh hinh thưc tiên tai đia phương, các sở GD&ĐT tham mưu UBND tinh, thanh phô viêc quyêt đinh thơi gian cho cac đôi tương hoc sinh đươc nghi hoc hoăc đi hoc trơ lai phu hơp vơi lưa tuôi va khu vưc; đồng thời, xây dưng kê hoach hoc bu cho hoc sinh tai đia phương theo nguyên tăc phai bao đam thưc hiên đây đu chương trinh giao duc theo quy đinh.
Bố trí thời gian học bù hợp lý, không khiến học sinh quá căng thẳng
- Có thể bố trí thời gian học bù như thế nào khi học sinh các địa phương đều phải nghỉ học dài vì dịch bệnh?
Trong khung kế hoạch thời gian năm học của Bộ GD&ĐT, mỗi học kỳ đều có một tuần đệm, như là tuần dự phòng để đảm bảo có thể linh hoạt trong xây dựng kế hoạch thời gian năm học tại địa phương (khung thời gian năm học của Bộ là 37 tuần, trong khi chương trình học thì được thiết kế chỉ 35 tuần). Do đó, các địa phương, nhà trường có thể sử dụng quỹ thời gian này và thời gian kéo dài năm học để bố trí dạy học bù.
Bên cạnh đó, chương trình 35 tuần được thiết kế học 1 buổi/ngày. Đối với các trường có đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày thì việc bố trí dạy bù sẽ thuận lợi hơn vì nhà trường có đủ phòng học cho tất cả học sinh học cả ngày. Đối với các trường dạy 1 buổi/ngày, tuỳ điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, có thể bố trí lần lượt cho mỗi lớp học sinh được học bù một số buổi mỗi tuần để bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình học.
- Nếu vì quỹ thời gian ít, trường hợp nhà trường phải bố trí học sinh học bù vào cả thứ 7, chủ nhật liệu quá căng thẳng với học sinh?
Quan điểm của tôi là học bù nhưng cũng phải có thời gian hợp lý để học sinh nghỉ ngơi. Địa phương, nhà trường cần tính toán thời gian học bù phù hợp, hài hòa giữa việc học và nghỉ ngơi. Trong thời gian học bù, các em có thể phải học vất vả hơn bình thường nhưng cũng không nên quá sức; vì nếu ép quá cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả việc học.
Địa phương, nhà trường cần tính toán thời gian học bù phù hợp, hài hòa giữa việc học và nghỉ ngơi. Ảnh minh họa/ INT
Trường hợp đặc thù sẽ có phương án đặc thù
- Với địa phương tâm dịch như Vĩnh Phúc, học sinh có thể phải nghỉ dài hơn các tỉnh khác thì sao, thưa ông?
Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất là phải bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng của học sinh, thầy cô giáo. Như trường hợp Vĩnh Phúc, học sinh có thể phải nghỉ dài hơn thì địa phương phải nỗ lực hơn; đến thời điểm đi học, học sinh sẽ phải cố gắng hơn so với các địa phương khác để bù lại thời gian đã nghỉ.
Bộ GD&ĐT cũng đã có đề nghị, trong thơi gian cho hoc sinh tam nghi hoc, các sở GD&ĐT chi đao cac cơ sơ giao duc duy tri liên lac giưa nha trương vơi gia đinh va sư liên lac giưa giao viên (nhât la giao viên chu nhiêm) vơi hoc sinh đê giao nhiêm vu hoc tâp va hương dân hoc sinh tư hoc qua cac hinh thưc ưng dung công nghê thông tin phu hơp vơi điêu kiên thưc tiên cua đia phương, nha trương; khuyên khich giao viên giao cho hoc sinh cac nhiêm vu hoc tâp co sư kêt hơp giưa viêc ôn tâp, hê thông hoa kiên thưc va viêc vân dung kiên thưc trong phong, chông bênh dich COVID-19.
Trong trường hợp cá biệt, học sinh phải nghỉ quá dài, Bộ GD&ĐT sẽ có phương án đặc thù theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ sẽ xin ý kiến cơ quan cấp trên để giải quyết.
- Xin cảm ơn PGS!
- Nhiều ý kiến vẫn thắc mắc về việc Bộ GD&ĐT không quyết định cho học sinh nghỉ học. Ông có thể giải thích thêm, dù Bộ đã đã từng có ý kiến về nội dung này?
Điều này phải thực hiện theo quy định của pháp luật mà cụ thể ở đây là Nghị định số 127 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục. Một trong những trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh (được quy định tại khoản 3, Điều 6, Nghị định 127) là: Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; bảo đảm đủ biên chế công chức quản lý giáo dục, đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, tiến tới tổ chức học 2 buổi/ngày ở giáo dục phổ thông; chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục, quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và người học thuộc phạm vi quản lý.
Căn cứ vào đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017 – 2018 trong toàn quốc.
Điều 4 của Quyết định 2071 ghi rõ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định: Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn của địa phương; Thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt. Dịch bệnh COVID-19 là trường hợp đặc biệt, nên Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thời gian nghỉ học của học sinh trên địa bàn.
Hiếu Nguyễn (thực hiện)
Theo giaoducthoidai
Phụ huynh, giáo viên được lựa chọn sách giáo khoa cho học sinh
"Ở cấp trường phải tham khảo ý kiến của giáo viên trong trường và phụ huynh để khi lựa chọn có sự đồng ý đạt đến mức nhất định thì mới công bố sách giáo khoa được dùng" - PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết.
Liên quan đến lựa chọn bộ SGK chương trình lớp 1, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đã tiếp nhận sách giáo khoa từ 3 đơn vị đề nghị thẩm định, gồm NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TP.HCM. Tổng số có 49 bản mẫu SGK đối với 09 môn học ở lớp 1.
Ngày 21/11/2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký quyết định số 4507/QĐ-BGD&ĐT phê duyệt danh mục SGK lớp 1 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, có 38/49 bản thảo SGK lớp 1 ở tất cả 9 môn/ hoạt động giáo dục (77,70%) được các hội đồng thẩm định đánh giá mức "Đạt"; có 11/49 bản thảo GSK lớp 1 ở 6 môn học/ hoạt động giáo dục (22,3%) được hội đồng thẩm định đánh giá "Không đạt".
Đánh giá chung về các SGK, TS. Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, các cuốn sách đều được tác giả xây dựng công phu, cẩn thận, tâm huyết trên cơ sở tuân thủ định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông, với trọng tâm là chuyển mục tiêu giáo dục từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp học sinh hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực.
Nhiều SGK lớp 1 được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt để sử dụng trong chương trình giáo dục phổ thông mới có quan điểm biên soạn riêng, cấu trúc sách mới, hiện đại, tiếp cận với cách biên soạn sách của các nước tiên tiến trên thế giới nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với điều kiện nhà trường và học sinh tiểu học Việt Nam...
Sắp tới, phụ huynh, giáo viên sẽ tham gia lựa chọn sách của chương trình phổ thông.
Với các SGK "Không đạt", TS. Thái Văn Tài cho biết, hầu hết các tác giả đều có nguyện vọng và gửi đơn (thông qua nhà xuất bản) đề nghị về Bộ GD&ĐT để được tiếp tục chỉnh sửa, biên soạn lại theo góp ý của các Hội đồng và tiếp tục trình thẩm định lại theo quy định. Bộ GDĐT sẽ tổ chức thẩm định các bản mẫu này như thẩm định lần đầu vào tháng 12/2019.
Chia sẻ thêm về lý do chưa đăng tải công khai chi tiết từng bộ SGK đã được phê duyệt, TS. Tài cho biết: " SGK liên quan Luật Xuất bản, Luật Sở hữu Trí tuệ, trong đó có Luật Sở hữu bản quyền, quyền lớn nhất là của tác giả, tiếp đó là nhà xuất bản. Quy định công bố đối với bản sách điện tử, bản PDF sẽ được quy định trong thời gian tới".
Về quy định lựa chọn bộ SGK nào được dùng ở địa phương và các nhà trường, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ đang xây dựng Thông tư để hướng dẫn thực việc lựa chọn SGK theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học và không quy định cứng là các UBND tỉnh phải chọn tất cả SGK các môn học trong cùng một bộ hay chỉ được chọn một bộ sách cho địa phương.
" Trong hướng dẫn để các địa phương lựa chọn SGK sẽ có quy định, giao cho các thành viên hội đồng xây dựng tiêu chí; ở cấp trường phải tham khảo ý kiến của giáo viên trong trường, phụ huynh, để khi lựa chọn có sự đồng ý đạt đến mức nhất định thì mới công bố SGK được dùng. Tiếp đó mới công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng" - PGS.Nguyễn Xuân Thành thông tin thêm.
Bộ GD&ĐT cho biết, Dự thảo Thông tư lựa chọn SGK đang được xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi theo quy định biên soạn, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Sau khi tiếp thu tất cả ý kiến của các bên liên quan, Thông tư sẽ được hoàn thiện để sớm trình Bộ trưởng phê duyệt ban hành, kịp thời gian để các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu năm học mới.
Theo lộ trình của Bộ GD&ĐT, trước tháng 3/2020 các địa phương phải hoàn thành việc lựa chọn và công bố danh mục SGK sử dụng trong các trường phổ thông của tỉnh. Từ tháng 3 đến tháng 5/2020, Sở GD&ĐT cùng các NXB tổ chức tập huấn sử dụng SGK cho giáo viên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1.
Theo giadinh.net
Sách giáo khoa lớp 1: Lựa chọn theo từng môn học Trước băn khoăn của nhiều người về việc lựa chọn liệu việc lựa chọn SGK lớp 1 trong chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) tới đây, liệu các nhà trường, địa phương có nhất thiết phải chọn sách theo từng bộ hay không? PGS.TS Nguyễn Xuân Thành- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GDĐT cho hay: lựa chọn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở Bangkok
Thế giới
11:13:03 30/03/2025
Triệu tập 71 thanh niên cầm dao, mã tấu và túyp sắt hỗn chiến trên quốc lộ
Pháp luật
11:12:58 30/03/2025
Vừa quen được chưa bao lâu, mỹ nhân hơn 4 triệu follow phát hiện bị "lừa" khi biết bạn trai đã từng kết hôn
Netizen
11:12:46 30/03/2025
Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó
Lạ vui
11:07:25 30/03/2025
Tin nổi không: Kim Soo Hyun khiến Dispatch bó tay toàn tập
Sao châu á
11:05:50 30/03/2025
Tez - người cũ của Pháo bất ngờ tung bản rap diss cực khét, lời lẽ công kích ai đó lắm mồm, dạy đời
Nhạc việt
11:01:18 30/03/2025
Mbappe sắp vượt mặt Ronaldo, đi vào ngôi đền huyền thoại Real Madrid
Sao thể thao
11:00:11 30/03/2025
'Khai hoang' sân thượng tầng 5 làm vườn, mẹ đảm thu hút 117.000 người theo dõi
Sáng tạo
10:58:37 30/03/2025
SOOBIN lộ thái độ sau khi dính ồn ào fan cuồng ôm chặt không buông tại concert Anh Trai Chông Gai
Sao việt
10:58:34 30/03/2025
Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe
10:16:45 30/03/2025