Thay đổi hình thức kỷ luật học sinh, lợi cả đôi đường!
Giáo viên sẽ phải thay đổi để có hình thức giáo dục kỷ luật phù hợp, không thái quá, gây bức xúc cho học trò và … chính bản thân mình.
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học đã được dư luận rất quan tâm trong thời gian qua.
Quan tâm và có nhiều ý kiến nhất phải kể đến vấn đề học sinh sử dụng điện thoại và bỏ hình thức kỷ luật đuổi học.
Điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có ghi rõ: Khen thưởng và kỷ luật
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, các hình thức kỷ luật: Phê bình trước lớp, trước trường; Cảnh cáo ghi học bạ; Buộc thôi học có thời hạn không còn trong trường phổ thông.
Giáo viên sẽ phải thay đổi để có hình thức giáo dục kỷ luật phù hợp với học trò và … chính bản thân mình. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Thay đổi hình thức kỷ luật, lợi cho thầy
Video đang HOT
Không ít giáo viên hiểu giáo dục kỷ luật học sinh là trừng phạt học sinh vi phạm, nên áp dụng các hình thức trừng phạt để giáo dục kỷ luật cho học trò.
Nhiều học sinh bị trừng phạt vể thể xác (đánh, véo, tát, kéo tai, nhốt trẻ vào tủ, thụt dầu …) và trừng phạt về tinh thần (la mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, chửi rủa, quỳ gối, …) đã được dư luận đưa lên mặt báo.
Hậu quả của kiểu giáo dục kỷ luật bằng trừng phạt, người gánh chịu đầu tiên không phải là học sinh mà chính là… giáo viên và nhà trường.
Giáo viên bị tổn thương về thể xác hoặc tinh thần. Mối quan hệ tình cảm thầy trò không có. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, phụ huynh bị méo mó theo hướng tiêu cực.
Nặng hơn có thể bị ảnh hưởng tới công ăn việc làm, tự do của chính mình, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, khởi tố, bị sa thải, xã hội lên án…
Với những hình thức giáo dục kỷ luật nhẹ nhàng, nhân văn được quy định trong Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT sẽ tác động tích cực đến giáo viên.
Giáo viên sẽ phải thay đổi để có hình thức giáo dục kỷ luật phù hợp, không thái quá, gây bức xúc cho học trò và … chính bản thân mình.
Giáo viên bắt buộc phải tìm ra phương pháp sư phạm tốt nhất, tích cực nhất, để giáo dục học sinh chấp hành kỷ luật.
Cái lợi cho giáo viên thấy rõ nhất là không phải gánh chịu hậu quả do giáo dục kỷ luật kiểu trừng phạt học sinh gây ra.
Thay đổi hình thức kỷ luật lợi cho trò, cho cả xã hội
Thầy cô thay đổi tích cực, học trò được hưởng lợi, học trò sẽ hạnh phúc. Cái lợi đầu tiên mà học sinh có được chính là có một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Học sinh có thể chọn bạn chơi nhưng không thể chọn thầy cô học trong trường. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Học với thầy cô tốt học sinh cũng học được tính cách tốt của thầy cô và ngược lại.
Vì vậy thầy cô thay đổi để có phương pháp giáo dục kỷ luật nhân văn, phù hợp tâm sinh lý học trò, phù hợp xu thế xã hội sẽ góp phần giáo dục nên học trò tử tế.
Khi thầy cô trở thành người tử tế, phụ huynh, học sinh có trọn vẹn niềm tin vào ngành giáo dục. Giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
Thay đổi cách ứng xử trong lớp học: Cần xử lý với thái độ động viên khuyến khích nhằm giúp học sinh có hành vi và thái độ ứng xử đúng đắn. Giáo viên phải có niềm tin vào sự tiến bộ của học sinh, việc xử lý những sai phạm một cách rõ ràng, dứt khoát, sự động viên, khuyến khích và làm gương trong cách cư xử.
Quan tâm đến những khó khăn của học sinh: Các chuyên gia tâm lý về trẻ em, những người nghiên cứu về hành vi của trẻ em ở trường học kết luận rằng những vấn đề về thái độ và cách cư xử trong trẻ em phần lớn bắt nguồn từ những vấn đề thực tế mà các em phải đối mặt trong cuộc sống.
Vì vậy giáo viên chia sẻ khó khăn với học trò là đã và đang giải quyết tận gốc hành vi vi phạm kỷ luật.
Tăng cường sự tham gia của học sinh trong xây dựng nội quy lớp học: Thông qua quá trình tham gia xây dựng nội quy, học sinh được rèn luyện khả năng bày tỏ suy nghĩ của bản thân, biết đưa ra các quyết định, phát huy tinh thần tập thể và tinh thần trách nhiệm của các em.
Xây dựng một tập thể lớp học tốt: Một tập thể lớp tốt là môi trường lý tưởng để trẻ học tập và phát triển nhân cách, là một tập thể hướng tới và hoạt động dựa trên các giá trị như: tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết các xung đột không bằng bạo lực.
Học sinh có thể học từ một tập thể lớp tốt những bài học đạo đức qua những tấm gương tốt của giáo viên và của các bạn trong lớp.
Trong tập thể đó, học sinh có cơ hội để suy nghĩ, bàn bạc, được thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc của mình về các nguyên tắc đạo đức với sự khuyến khích, cảm thông và tôn trọng của thầy cô và các bạn.
Giáo dục bằng yêu thương là cách tốt nhất để giáo dục kỷ luật. Kỷ luật học sinh vi phạm bằng lòng vị tha, lòng yêu thương là kỷ luật nặng nhất với học trò. Chỉ có đi từ trái tim người thầy đến trái tim học trò, mới là con đường ngắn nhất, thành công nhất của giáo dục.
Tài liệu tham khảo:
- Dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt Nam – PCM”.
- https://moet.gov.vn/van-ban/vanban/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=1370
Chính thức bỏ cảnh cáo ghi học bạ đối với học sinh
Từ ngày 1.11.2020 sẽ chính thức bỏ cảnh cáo ghi học bạ đối với học sinh cấp THCS và THPT.
Theo quy định cũ, học sinh khi vi phạm phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện sẽ bị xử lý bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường; cảnh cáo ghi học bạ, thậm chí ở mức cao là buộc thôi học có thời hạn.
Tuy nhiên, khi Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức có hiệu lực vào ngày 1.11.2020; hình thức xử lý đối với học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện đã có sự điều chỉnh.
Học sinh vi phạm khuyết điểm sẽ không còn bị cảnh cáo ghi học bạ. Ảnh minh hoạ: DLV
Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 38 của Thông tư này nêu rõ, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, học sinh sẽ không còn bị cảnh cáo ghi học bạ và đặc biệt không còn bị buộc thôi học có thời hạn, mà thay vào đó chỉ tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác.
Thời đại 4.0, học trò bị cảnh cáo toàn trường khác gì "bêu" trước cả thế giới Thời đại 4.0 này, nếu cảnh cáo trước toàn trường sẽ là cảnh cáo "trước toàn thế giới". Học trò mắc lỗi bị áp lực quá nặng nề, khó lòng vươn lên... Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo (lần 2) Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với...