Thay đổi hình thức khen thưởng, kỷ luật học sinh trong trường học
Theo đánh giá của các chuyên gia và các nhà trường, đây là điểm hạn chế, dẫn đến công tác phòng chống bạo lực học đường, phòng chống vi phạm pháp luật trong học sinh chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Giáo dục kỷ luật tích cực giúp học sinh tiến bộ hơn trên cơ sở nhận ra và sửa chữa những khuyết điểm của mình là một trong những nội dung được các giáo viên, cán bộ quản lý, chuyên gia giáo dục đề cập tại toa đam Khen thương, ky luât hoc sinh hương tơi trương hoc hanh phuc do Bộ GD-ĐT phối hợp Công đoàn Giáo dục Việt Nam tô chưc sáng 4-12, tại Hà Nội.
Tọa đàm thu hút sự tham gia của các chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học, giáo viên đến từ các tỉnh miền bắc và miền trung.
Tọa đàm thu hút sự tham gia của các chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học, giáo viên đến từ các tỉnh miền bắc và miền trung.
Theo Vụ trưởng Giao duc Chinh tri va Công tac hoc sinh, sinh viên, Bộ GD-ĐT Bui Văn Linh, hiện nay, công tác khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông trong các nhà trường nhằm mục đích khuyến khích, thúc đẩy học sinh phấn đấu vươn lên, rèn luyện bản thân; phòng ngừa và ngăn chặn học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường; phòng, chống bạo lực học đường và xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và bình đẳng.
Việc khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông hiện nay đang được thực hiện theo Điều lệ trường tiểu học và Điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học và theo Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ GD-ĐT quy định khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số quy định về kỷ luật học sinh tại Điều lệ nhà trường và Thông tư số 08/TT chưa được đồng bộ, thống nhất. Một số quy định tại Thông tư số 08/TT không còn phù hợp thực tiễn công tác giáo dục học sinh hiện nay, nhất là so quy định tại một số bộ luật mới được Quốc hội ban hành gần đây. Đặc biệt, quy định về xử lý kỷ luật học sinh hiện nay mang tính hành chính, nặng về xử lý vi phạm, chưa thể hiện được nguyên lý, mục tiêu của kỷ luật tích cực, chưa làm cho học sinh tự nhận thức được khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa.
Theo đánh giá của các chuyên gia và các nhà trường, đây là điểm hạn chế, dẫn đến công tác phòng chống bạo lực học đường, phòng chống vi phạm pháp luật trong học sinh chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Từ thực tiễn nêu trên, Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh phổ thông để thay thế Thông tư 08/TT và các nội dung về khen thưởng và kỷ luật học sinh được quy định tại Điều lệ nhà trường.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT phối hợp Công đoàn Giáo dục Việt Nam chỉ đạo các Sở GD-ĐT phối hợp Công đoàn Giáo dục các tỉnh, thành phố trên toàn quốc tổ chức tham vấn ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về các hình thức kỷ luật tích cực đối với học sinh đáp ứng đạt hiệu quả cao của công tác này. Trên cơ sở tổng hợp đề xuất của các sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu tổng hợp, khái quát để đưa vào hướng dẫn tại dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh phổ thông sẽ được ban hành trong thời gian tới.
Tai toa đam, đa số các giáo viên, cán bộ quản lý, chuyên gia giáo dục được tham vấn đồng tình quan điểm sử dụng các biện pháp kỷ luật tích cực không mang tính bạo lực, trừng phạt học sinh. Giáo dục kỷ luật tích cực giúp học sinh tiến bộ hơn trên cơ sở nhận ra và sửa chữa những khuyết điểm của mình.
Ngoài ra, các giáo viên, cán bộ quản lý, chuyên gia giáo dục cũng đề xuất áp dụng một số hình thức kỷ luật tích cực như: nhắc nhở, động viên, phê bình đối với học sinh vi phạm; tư vấn tâm lý, hỗ trợ trực tiếp để học sinh sửa chữa khuyết điểm; yêu cầu học sinh viết cảm nhận/kiểm điểm về sự việc đã xảy ra; lao động công ích; tham gia các hoạt động vì cộng đồng…
Tại tọa đàm, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục, Vũ Minh Đức cho biết, sẽ tiếp tục đón nhận các ý kiến góp ý bổ sung từ các cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên gia và xã hội về các hình thức kỷ luật tích cực đối với học sinh sao cho phù hợp nhất, đáp ứng yêu cầu của công tác khen thưởng, kỷ luật học sinh thời gian tới.
QUỲNH NGUYỄN
Theo nhandan
Hà Nội: Tập trung triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 246/KH-UBND, triển khai chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố.
Ảnh minh họa
Theo đó, thành phố chỉ đạo tích cực tham mưu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (GDPT). Thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT của thành phố; ban hành kế hoạch thực hiện chương trình GDPT trên địa bàn thành phố. Tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT; nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh và cộng đồng xã hội về chương trình GDPT; tổ chức cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu, thảo luận kỹ về nội dung chương trình GDPT 2018.
Các cơ quan truyền thông đưa tin về các hoạt động triển khai chương trình GDPT 2018 của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Tăng cường giới thiệu, viết bài trên các phương tiện truyền thông về những tấm gương người tốt, việc tốt: Những tập thể, cá nhân điển hình về đổi mới, sáng tạo, có thành tích cao trong dạy và học; những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai chương trình..
Tổ chức thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên của từng môn học, lớp học, cấp học và nhân viên để xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ hiện có, tuyển dụng và thực hiện tinh giản biên chế phù hợp với đặc thù của địa phương, đảm bảo đủ số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện chương trình GDPT 2018. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên chưa đạt chuẩn; thực hiện bổ nhiệm, thi, xét thăng hạng và xếp lương theo hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp quy định.
Căn cứ lộ trình triển khai áp dụng Chương trình giáo xác định đối tượng và số lượng giáo viên, nhân viên cần đào tạo, bồi dưỡng từng năm để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhân viên; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên, nhân viên để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhân viên thực hiện chương trình phù hợp với kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Rà soát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng kế hoạch tổng thể và từng năm thực hiện "Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và GDPT giai đoạn 2017-2025", đảm bảo phù hợp với lộ trình áp dụng chương trình GDPT 2018 và các tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường, lớp học theo quy định. Ưu tiên đầu tư phòng học đối với cấp tiểu học đảm bảo một lớp, phòng học để triển khai dạy học 2 buổi/ngày, phòng học bộ môn đối với cấp THCS và THPT, xóa phòng học bị xuống cấp; tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Ban hành kế hoạch tổ chức biên soạn nội dung giáo dục về những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của thành phố Hà Nội bổ sung cho nội dung bắt buộc theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khảo sát thực trạng về triển khai giáo dục địa phương theo chương trình giáo dục hiện hành và cộng tác chuẩn bị cho việc triển khai chương trình GDPT 2018. Tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu trước khi triển khai thực hiện.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình GDPT; tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đổi mới chương trình GDPT theo từng quý, từng năm để bổ sung kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
TQ
Theo phapluatxahoi
Đề xuất tăng mức trần học phí cho 19 trường chất lượng cao từ mầm non đến trung học tại Hà Nội, vậy đó là những trường nào? Hà Nội có 19 trường chất lượng cao vừa đề xuất tăng học phí, trong đó có 14 trường công lập (7 mầm non, 2 tiểu học, 4 THCS, 1 THPT) và 5 trường ngoài công lập. Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký tờ trình gửi HĐND TP về việc quy định mức học phí với các cơ sở...