Thay đổi đối tượng lựa chọn SGK: Lo xáo trộn, lãng phí
Nhà trường, giáo viên được quyền lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong năm đầu tiên triển khai Chương trình Giáo dục Phổ thông mới . Bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi, việc lựa chọn SGK thuộc UBND tỉnh khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực.
Theo các nhà quản lý giáo dục , điều này sẽ gây xáo trộn cho giáo viên, học sinh và lãng phí sách.
Giáo viên, chuyên gia cho rằng việc lựa chọn SGK nên giao cho giáo viên. Ảnh: Ngọc Châu
Giáo viên sốt ruột chờ bản mẫu SGK
Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên Trường tiểu học Chu Văn An (Hà Nội) có 15 năm dạy lớp 1 cho rằng, giáo viên mới là người hiểu SGK thế nào, phù hợp với học sinh hay không, học sinh thích cách trình bày nào. Nếu được lựa chọn, cô sẽ nghiên cứu 5 bộ sách và đưa ra nhận xét từng bộ để ban giám hiệu lựa chọn. Mọi băn khoăn, khúc mắc giáo viên sẽ trực tiếp trao đổi với tác giả trong quá trình tập huấn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cô Huyền cũng bày tỏ sự lo lắng khi đến thời điểm này, giáo viên dạy lớp 1 chưa được tiếp cận bản mẫu. Trong năm tới việc chọn SGK lại giao cho UBND tỉnh/TP, có thể sẽ nảy sinh nhiều bất cập cho giáo viên vì sẽ phải tập huấn lại từ đầu.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho rằng, Bộ GD&ĐT nên có hướng dẫn sớm để các trường chủ động trong lựa chọn SGK và việc năm nay trường chọn, năm sau tỉnh chọn SGK sẽ gây ra bất cập, lãng phí. “Học sinh năm sau không học được sách của học sinh năm trước.
Bộ GD&ĐT cho rằng, kể cả UBND tỉnh chọn và hướng dẫn sẽ có sự kế thừa, tôn trọng ý kiến các trường. Nhưng tôn trọng làm sao khi địa phương rộng, mỗi trường chọn một kiểu để dạy?”, vị này đặt câu hỏi. Vì thế, bà mong nên có sự thống nhất ngay từ chủ trương, không nên đẩy thế khó cho nhà trường, giáo viên và học sinh.
Có thể xảy ra tiêu cực
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ quan điểm, trong cùng một địa phương không nhất thiết chỉ chọn 1 bộ sách, căn cứ tình hình thực tế, có thể chọn 2-3 bộ phù hợp. Đồng thời, việc lựa chọn SGK nên có sự thống nhất ngay từ đầu, nếu giao cho các trường thì tính tự chủ của các trường sẽ lớn hơn còn giao UBND tỉnh/TP thì phải lấy ý kiến rộng rãi từ cơ sở.
“Trong Luật Giáo dục sửa đổi quy định “UBND các tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK chứ không phải quyết định lựa chọn”. Do đó, sau một năm thực hiện, UBND có thể làm văn bản giao quyền, hướng dẫn các trường tự lựa chọn bộ sách phù hợp. Thực hiện như thế sẽ phù hợp hơn, không nên để xảy ra chuyện năm nay quyết một đằng năm sau chọn nẻo khác”, GS Nguyễn Minh Thuyết
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng, nếu năm nay việc lựa chọn SGK thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, sang năm lại thực hiện theo Luật Giáo dục sửa đổi không cẩn thận sẽ gây xáo trộn trong các trường học. Theo ông Khuyến, một chương trình chỉ có 5 bộ sách vẫn là hơi ít để lựa chọn. Sắp tới, Bộ GD&ĐT nên tập trung hướng dẫn tiêu chí lựa chọn các bộ sách như thế nào.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông mới cho rằng, để nảy sinh những băn khoăn như hiện nay về lựa chọn SGK có phần trách nhiệm của Quốc hội. “Nghị quyết 88 ra đời năm 2014, lúc đó có thể Quốc hội khoá 13 đã bàn và dự kiến giao cho nhà trường, giáo viên lựa chọn. Khi đó, các đại biểu bàn, thống nhất việc giao cho các nhà trường sẽ khách quan hơn, hạn chế được tiêu cực.
Tuy nhiên, đến Quốc hội khoá này bàn thảo lại vấn đề chọn SGK và đi đến ý kiến khác là giao cho UBND tỉnh trái với Quốc hội khoá trước. Đây là điều đáng tiếc”, ông Thuyết nhìn nhận.
GS Thuyết cho rằng, khi có nhiều bộ SGK, có thể nảy sinh chuyện “đi đêm”, “cạnh tranh không lành mạnh” giữa các NXB. Vì vậy, cơ quan quan lý nhà nước cần cầm trịch việc này để đảm bảo yếu tố khách quan. Điều quan trọng nữa là giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK, không chọn cảm tính hay chịu một yếu tố tác động nào.
Theo Tiền phong
Khi người chọn sách giáo khoa không là giáo viên
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra khi UBND các tỉnh lựa chọn SGK.
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra khi UBND các tỉnh, thành lựa chọn SGK - Ngọc Thắng
Nghị quyết 88 của Quốc hội (QH) về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới cho phép có nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) đã phân cấp cho các nhà trường lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên (GV), học sinh (HS) và cha mẹ HS.
Tuy nhiên, khi luật Giáo dục (sửa đổi) được QH thông qua vào tháng 5 vừa qua thì việc chọn SGK lại được giao UBND các tỉnh, TP. Điều này được giải thích nhằm hạn chế những rắc rối, lộn xộn khi chương trình mới của mỗi môn học có nhiều bộ SGK khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu theo tinh thần của Nghị quyết 88 của QH, giao việc chọn SGK cho các nhà trường, GV, thì việc vận hành nhiều bộ SGK sẽ giống với các nước tiên tiến đang làm. GV chính là người hiểu rõ nhất đối tượng HS mà mình giảng dạy phù hợp với cuốn/bộ SGK nào. GV nếu thực sự có năng lực và được trao quyền chủ động, có thể sẽ không chọn một SGK cụ thể nào mà họ tham khảo nhiều cuốn SGK khác nhau và các tài liệu tham khảo để biên soạn một bộ tài liệu dạy của riêng mình, phù hợp nhất với HS mà họ giảng dạy, miễn sao đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình.
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra khi UBND các tỉnh lựa chọn SGK, chẳng hạn các tỉnh, thành sẽ chọn một bộ sách gồm SGK tất cả môn học từ lớp 1 đến lớp 12 của một nhà xuất bản? GV trực tiếp đứng lớp sẽ có tiếng nói gì không trong hội đồng thẩm định, lựa chọn SGK của các địa phương? Việc lựa chọn SGK có thay đổi từng năm hay giữ ổn định lâu dài?...
Đó là chưa kể những lo ngại về tiêu cực nảy sinh khi quyền lựa chọn SGK được thu hẹp ở một hội đồng cấp tỉnh, thay vì trao quyền ấy đến từng GV và HS. Nếu quy trình không chặt chẽ, dư luận có quyền nghi ngờ về sự khách quan trong quyết định lựa chọn SGK khi quyền quyết định ấy thuộc về một nhóm người. Ai dám đảm bảo các nhà xuất bản có SGK được lưu hành trên thị trường không "tìm cách", kể cả những cách như "vận động hành lang" để bộ SGK của mình được các hội đồng ấy lựa chọn?
Theo Thanh niên
Triển khai Chương trình GDPT mới: Phải có những bộ SGK tốt nhất Bắt đầu từ năm học 2020-2021, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ được giảng dạy ở lớp 1. Để kịp tiến độ triển khai, từ ngày 1-15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) bắt đầu tiếp nhận hồ sơ thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 1 của các tổ chức, cá nhân. Xã hội mong chờ sẽ có...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Điều ít biết về người bố là NSND nổi tiếng của Soobin
Sao việt
4 giờ trước
Diễn viên Anh Đào và chồng mới cưới cãi nhau nảy lửa ngay lần đầu đóng chung phim
Hậu trường phim
4 giờ trước
Đàm Vĩnh Hưng: Cảm ơn Minh Nhiên, tôi đã có 14 bài 'Xin lỗi tình yêu' khác
Nhạc việt
4 giờ trước
Cựu 'thiên thần nội y' Karlie Kloss kể hôn nhân hạnh phúc bên chồng tài phiệt
Sao âu mỹ
4 giờ trước
Lâm Vỹ Dạ khóc nghẹn trước hai chị em mồ côi, nương tựa nhau
Tv show
4 giờ trước
Tuyên án tử hình nghịch tử người nước ngoài sát hại cha
Pháp luật
5 giờ trước
Người mẹ mua bảo hiểm 3,7 tỷ đồng vài giờ trước khi con trai qua đời, không đưa con đến bệnh viện
Thế giới
5 giờ trước
Thảm đỏ nóng nhất hôm nay: Lâm Duẫn o ép vòng 1 đọ "mỹ nữ 4.000 năm", Dương Mịch lộ mặt vuông má hóp trước cam thường
Sao châu á
6 giờ trước