Thay đổi cách nhìn để phát huy tiềm năng của trẻ đặc biệt
Trẻ em ngày nay tới trường được giáo dục toàn diện, theo hướng giảm tải, giảm áp lực theo chủ trương vĩ mô. Tuy nhiên, những áp lực thành tích nặng nề đôi khi lại đến từ phía gia đình và không ít trẻ vì thế mà mất phương hướng, tâm lý bị đè nặng, không phát huy được thế mạnh bản thân.
TS. Vũ Thu Hương – nguyên giảng viên trường ĐH Sư Phạm Hà Nội chia sẻ quan điểm về giáo dục trẻ “đặc biệt”, cách phát hiện và bồi dưỡng thế mạnh cá nhân, giúp trẻ phát huy và tỏa sáng nhờ sự khác biệt.
Cha mẹ và thầy cô hãy phát hiện và giúp trẻ phát huy thế mạnh cá nhân để tỏa sáng. (Ảnh minh họa)
Hãy giáo dục dựa trên sự khác biệt của trẻ
Đã gần 10 năm nay, quan niệm về sự thông minh của trẻ đã có nhiều thay đổi. Có quá nhiều tài liệu và bài viết nói về các khả năng của trẻ. Trong tư duy của các con, cuộc sống là 1 sự tổng hợp hết sức đặc biệt và không tách rời.
Trí tuệ của trẻ chia thành nhiều loại khả năng: quan sát bằng đủ mọi giác quan, cảm nhận, phán đoán, phân tích, tư duy logic, …. mỗi đứa trẻ lại nổi trội ở 1 mặt khác nhau. Kiểu như sự pha trộn giữa tất cả các loại lương thực với tỉ lệ khác nhau (đỗ, lạc, gạo tẻ, ngô, gạo nếp…) sẽ ra hỗn hợp khác nhau. Nếu 1 món nào đó có tỉ lệ cao hơn, trẻ sẽ tư duy theo kiểu riêng biệt khác hẳn.
Với đám trẻ thông thường, tỉ lệ sẽ tương đối công bằng. Với trẻ đặc biệt, tỉ lệ sẽ khác biệt và con sẽ bị kết luận là dại khờ, ngu dốt. Vì thế, phải là 1 người giáo viên thông minh và thật lòng yêu trẻ mới có thể khám phá đủ để hiểu và tìm ra cách phù hợp nhất khiến trẻ hiểu được điều mà người lớn đang muốn con công nhận.
Có cậu bé học toán lớp 1 luôn rất kém khi con làm bài tập toàn sai. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kĩ, chúng tôi nhận thấy con không chấp nhận những kiến thức được dạy theo lối ép buộc: 2 = 2, 3 = 3… hoặc số 0 là nhỏ nhất. Con cần những dẫn chứng cụ thể được chứng minh bằng khoa học.
Đã nhiều năm qua, chúng ta nói với nhau về những cậu bé cô bé như vậy nhưng cách ứng xử của chúng ta vẫn không thay đổi. Cậu bé nói trên vẫn được coi là dạng đặc biệt và mẹ được cô giáo thuyết phục lấy giấy chứng nhận khuyết tật cho con dù con hoàn toàn bình thường.
Ép buộc 1 con người phải nhận bản thân khuyết tật dù thực tế chỉ là khác chút xíu so với người thường vẫn là phong cách quen thuộc mà chúng ta đã thực hiện với đám trẻ.
Video đang HOT
Trong các ngôi trường, việc ngồi học và vẫn còn tình trạng đánh giá theo 1 chiều như cũ. Dù hội nghị Trung ương 8 đã đưa ra nghị quyết phải đổi mới giáo dục từ phát triển nội dung thành tiếp cận năng lực người học. Tuy nhiên, cách làm của chúng ta vẫn không hề thay đổi. Bài học vẫn thế, cách đánh giá vẫn thế. Các nhà giáo vẫn ngạc nhiên với các cá thể đặc biệt mà trong 1 lớp 50 – 60 học sinh chỉ có 1 vài bạn.
TS. Vũ Thu Hương
Hiểu để không tự đẩy con mình thành “đặc biệt”
Tiếc thay, nếu có trẻ đặc biệt ở trong lớp, cô giáo sẽ mặc định trẻ bị tự kỉ hoặc tăng động hay khiếm khuyết 1 nét gì đó. Họ rất mong muốn được dồn trách nhiệm giáo dục đó lên vai người khác như phụ huynh, giáo viên phụ thay vì tìm hiểu và giúp các con phát triển.
Bên cạnh đó, nhân tố ngăn cản đứa trẻ đặc biệt phát triển chính là phụ huynh. Dù thế nào, mong muốn thành tích, mong muốn khoe và tự hào với các chuẩn mực đã được xã hội công nhận đã khiến rất nhiều phụ huynh phủ định chính con đẻ của mình. Mặc nhiên coi đứa trẻ như 1 dạng khuyết tật tâm hồn sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái thanh thản hơn là phải học cách chấp nhận và hiểu về con.
Họ sẵn sàng thuê gia sư để nhồi nhét đứa trẻ theo xu thế đám đông. Họ dễ dàng lắng nghe cô giáo, chấp nhận đi xin giấy khuyết tật để đứa trẻ được hưởng quyền ưu tiên dạng như được lên lớp dù điểm kiểm tra không đủ. Họ sẵn sàng bỏ quên (theo nghĩa bóng) những đứa trẻ đặc biệt để tìm cách đẻ đứa con khác hòng tìm kiếm người lo cho tuổi già của mình thay vì tìm hiểu và trợ giúp cho con. Thời đại nào, những đứa trẻ đặc biệt vẫn luôn cô độc trong chính gia đình của mình.
Để đáp ứng yêu cầu phát huy năng lực và thế mạnh cá nhân của người học, đồi hỏi mô hình giáo dục phải có sự uyển chuyển và thay đổi phù hợp. Những đứa trẻ đặc biệt dù muốn hay không cũng phải đi học trong trường học truyền thống, không có không gian riêng hay mô hình riêng dành cho các con.
Đi học hay nghỉ ở nhà, các con vẫn phải lo lắng đến bằng cấp, đến các kì thi và mọi thứ như bạn bè. Chính điều đó đã khiến những đứa trẻ đặc biệt không sao phát huy được năng lực tự thân. Đôi khi, các năng lực đó bị thui chột theo thời gian với sự gò ép của người lớn hoặc phát tác theo hướng xấu. Phải chăng trẻ em Việt vẫn có nhiều cháu không tìm thấy “nhà” trong chính nơi ở của mình.
Cá tính, “không đổ vừa khuôn”, “không giống ai”, hay “tự kỉ”, “thần kinh”, “bất thường”, “dị dạng”… là những gì người đời gán cho những người đặc biệt. Chọn cách hiểu nào để trẻ phát triển, chọn cách ứng xử nào để những đứa trẻ tội nghiệp không bị tống ra bên lề của xã hội, đó chính là nhiệm vụ của cha mẹ học sinh và các giáo viên.
Kim Thoa ghi
Theo GDTĐ
Camera lớp học: Hỗ trợ hay giám sát?
Gần đây, một phụ huynh tại trường Tiểu học Phan Chu Trinh (Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) bí mật gắn camera trong lớp học.
Clip thu được trong 4 ngày (từ 27 - 30/8) cho thấy cảnh cô giáo cô đánh, véo tai liên tục các học trò. Bên cạnh sự bất bình về hành vi của giáo viên, cũng có nhiều ý kiến tranh luận về việc "nên hay không nên lắp camera trong lớp học".
Hoang mang về ứng xử trong lớp học
Hầu như đa số phụ huynh đều đồng tình với việc trang bị camera trong các lớp học, với lý do chính là để "giám sát các hành vi bạo lực học đường". Chị Nguyễn Thị Thanh Hoà (phố Hoa Bằng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) nêu quan điểm: "Do có quá nhiều vụ việc giáo viên bạo hành học sinh ngay trong lớp học, nên tôi nghĩ cần có sự giám sát". Bên cạnh đó, chị Hoà cũng cho rằng việc lắp đặt camera giám sát cũng là phục vụ công tác quản lý của nhà trường, giúp các bên liên quan kịp thời xử lý các tình huống và có giải pháp khắc phục kịp thời.
Cô giáo đánh nhiều học sinh tại trường Tiểu học Phan Chu Trinh (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Chụp từ clip.
"Tôi cho rằng, việc có camera sẽ giúp giáo viên và học sinh tự điều chỉnh, đồng thời cũng là một bằng chứng quan trọng khi cần thiết, để xử lý kịp thời, chính xác các vi phạm trong nhà trường hoặc để cung cấp cho cơ quan chức năng khi cần. Bên cạnh đó, phụ huynh sẽ yên tâm hơn vì có thể kiểm tra, giám sát việc học tập, sinh hoạt của con em mình" - chị Thanh Hoà cho biết.
"Đúng là việc lắp camera sẽ tốt hơn cho công tác điều hành, quản lý, chứ không chỉ để phụ huynh giám sát con em hay cách hành xử của giáo viên", một phụ huynh khác đồng tình.
Tuy nhiên, việc lắp camera lớp học cũng không được sự đồng thuận của tất cả các phụ huynh. Cũng có ý kiến cho rằng không cần thiết phải "giám sát"các hoạt động của cô và trò trong lớp học. "Đã gửi con đến trường thì cần tin tưởng, chẳng lẽ cha mẹ không đi làm mà cả 8 tiếng ngồi quan sát lớp học hay sao", chị P.H.A (quận Ba Đình) cho biết.
Còn với ngành giáo dục, việc lắp camera lớp học cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Bà Phạm Thị Minh Tuyết, Hiệu trưởng trường Tiểu học An Dương, Hà Nội cho biết: Khi bắt đầu triển khai lắp camera lớp học, nhà trường vấp phải nhiều khó khăn bởi giáo viên phản đối. Nhưng việc lắp đặt camera lớp học vẫn được tiến hành, nhằm giúp nâng cao trách nhiệm của giáo viên, cũng như bảo vệ họ trong những tình huống bất ngờ.
Trong khi đó, bà Nguyễn Công Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng trường Tiểu học An Hoà, Hà Nội cho biết: Hiện tại, nhà trường triển khai việc lắp camera trong khu vực của trường, khu ngoại cảnh, hàng lang... Việc này có hiệu quả tốt là nhà trường bao quát được hoạt động chung, kịp thời giúp đỡ được học sinh khi có vụ việc xảy ra. Nhưng để triển khai lắp trong lớp học thì cần phải xem xét, lấy ý kiến nhiều chiều và còn phụ thuộc vào tính chất mỗi trường nữa.
"Phụ huynh cũng nên có niềm tin vào các thầy cô bởi họ đã quá áp lực rồi. Thực ra không yêu thương con trẻ thì giáo viên sẽ không đi dài được với nghề", bà Nguyễn Công Thị Thu Huyền nhấn mạnh.
Về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, Khoa giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội phân tích: "Tôi phản đối hành vi xâm phạm trẻ của cô giáo nhưng tôi cũng muốn phân tích khía cạnh này. Cách đây gần 10 năm, xuất hiện phong cách giáo dục "không phạt". Phụ huynh lên án cả chép phạt, phạt tập thể dục... hậu quả thì trẻ phải gánh chịu. Cùng với phong cách "soi và can thiệp nhà trường ở mọi chi tiết", các phụ huynh đã làm hỏng môi trường giáo dục trẻ", TS Vũ Thu Hương nhấn mạnh.
Tạo môi trường minh bạch
Tại Hà Nội, một số trường tiểu học học bắt đầu tính tới phương án lắp camera ở khuôn viên trường, thậm chí ở từng lớp học, nhưng triển khai còn khá dè dặt.
Trường Tiểu học An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội là một trong những trường tiểu học ít ỏi trên địa bàn Hà Nội triển khai việc lắp camera lớp học. Cô Phạm Thị Minh Tuyết, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Giáo viên không muốn có cảm giác bị theo dõi. Nhưng ban lãnh đạo nhà trường đã phân tích cho giáo viên hiểu việc lắp camera lớp học có hiệu quả như thế nào. Ví dụ, chính giáo viên có thể tự vệ khi có sự viện diễn ra theo chiều hướng tiêu cực khiến học sinh hay phụ huynh hiểu lầm. Camera lớp học chính là căn cứ để thực hiện tốt các nhiệm vụ minh bạch trong môi trường học đường, giúp phụ huynh, học sinh hiểu giáo viên hơn, ban giám hiệu nắm được tình hình hơn".
Cô Nguyễn Thanh Nhàn, giáo viên trường Tiểu học An Dương cho biết: "Khi mới bắt đầu triển khai việc lắp camera lớp học, giáo viên cảm thấy rất áp lực và e ngại. Nhưng sau đó thì áp lực này giảm đi. Đến nay, mọi việc vẫn diễn ra bình thường". Được biết, trường Tiểu học An Dương lắp camera lớp học từ năm 2018. Sau 1 năm triển khai, trường đã thu được những hiệu quả rõ nét: Dù lực lượng ban giám hiệu mỏng nhưng việc quản lý vẫn thuận lợi. Giáo viên từ cảm giác không thoải mái đã thích nghi được.
Trước ý kiến về việc nếu triển khai việc lắp camera lớp học sẽ gặp phải sự can thiệp thái quá của phụ huynh, lãnh đạo trường Tiểu học An Dương cho rằng cần có giới hạn phù hợp. Điều này là thoả thuận giữa nhà trường và phụ huynh. Tạo môi trường minh bạch, thân thiện, tiết học hiệu quả là điều mà nhà trường muốn hướng tới.
Phân tích về xu hướng này, TS Trần Thu Hương, Khoa tâm lý học, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội phân tích: Điều quan trọng là giảm thiểu, hạn chế hiện tượng tiêu cực xảy ra trong môi trường giáo dục, ví dụ chất lượng giảng dạy, mối quan hệ thầy cô và các con, không gian an toàn trong nhà trường. Cũng cần giảm tối đa tình trạng bắt nạt ở học đường, trên cơ sở xây dựng tinh thần cộng đồng trong nhà trường với sự lành mạnh trong mối quan hệ học trò - giáo viên và mối quan hệ giữa các học trò với nhau của mỗi lớp học.
Trao đổi với PV Báo Tin tức, ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết: Hiện nay chưa có quy chuẩn về việc lắp đặt camera trong lớp học. Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến của các nhà trường, các chuyên gia giáo dục về việc có nên triển khai việc lắp đặt camera trong lớp học đồng bộ hay không. Đây là vấn đề cần phải được bàn thảo kỹ lưỡng.
Theo Lê Vân/ Báo Tin tức
Vụ phụ huynh lắp camera phát hiện cô giáo đánh học sinh, chuyên gia Vũ Thu Hương chia sẻ về "một khía cạnh khác" nguy hiểm không kém Đang có vụ việc "giáo viên TP.HCM đánh trẻ", tôi đương nhiên phản đối hành vi xâm phạm trẻ của cô giáo, nhưng tôi muốn phân tích một khía cạnh khác về Phong cách giáo dục "không phạt" đã hủy hoại trẻ em thế nào? Các đây gần 10 năm, ở nước ta xuất hiện phong cách giáo dục "không phạt". Người ta...