Thay đổi cách kiểm tra, cho điểm từ lớp 1 đến lớp 12
Đầu năm học, Bộ GD-ĐT ban hành 2 thông tư sửa đổi về kiểm tra đánh giá học sinh, 1 dành cho tiểu học, 1 dành cho THCS và THPT.
Ngoại ngữ trở thành một trong những môn điều kiện để xếp loại học sinh
Bộ GD-ĐT cho biết sự thay đổi này hướng tới mục tiêu đánh giá thực chất hơn, đề cao sự tiến bộ của học sinh (HS) và giảm áp lực điểm số.
Từ lớp 1 đến lớp 3: Mỗi môn chỉ 2 bài kiểm tra/năm học
Theo quy định mới, giáo viên (GV) có thể sử dụng nhiều phương pháp như: quan sát; vấn đáp; đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS; kiểm tra viết dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận. GV đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học/hoạt động giáo dục của HS, về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Việc đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học/hoạt động giáo dục được thực hiện vào giữa học kỳ 1, cuối học kỳ 1, giữa học kỳ 2 và cuối năm học.
Vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc gồm: tiếng Việt, toán, ngoại ngữ 1, lịch sử và địa lý, khoa học, tin học và công nghệ, sẽ có bài kiểm tra định kỳ để đánh giá HS. Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn tiếng Việt, môn toán vào giữa học kỳ 1 và giữa học kỳ 2. Bài kiểm tra được GV sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho HS. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh HS này với HS khác.
Đa dạng hình thức đánh giá
Bộ GD-ĐT cũng ban hành Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/BGD-ĐT ngày 12.12.2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, với nhiều thay đổi như: giảm số đầu điểm, đa dạng hóa hình thức kiểm tra; bổ sung môn ngoại ngữ có tầm quan trọng như toán, văn trong xếp loại HS.
Video đang HOT
Ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết một trong những thay đổi lớn trong đánh giá HS trung học là tất cả các môn học được bổ sung đánh giá bằng nhận xét, thay vì chỉ cho điểm như trước kia. Điều này giúp GV quan tâm sát sao hơn đến từng HS, đánh giá sự tiến bộ của các em thay vì chỉ cho điểm mà bản thân HS cũng chưa biết mình cần phải cố gắng hoặc điều chỉnh ra sao để việc học tập hiệu quả hơn.
Thông tư mới cũng bổ sung quy định về kiểm tra đánh giá HS THCS và THPT, hình thức kiểm tra đánh giá gồm kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ. Hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên gồm: hỏi – đáp, thuyết trình, viết ngắn, thực hành, sản phẩm học tập. Hình thức kiểm tra đánh giá định kỳ gồm: bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính; thuyết trình; thực hành; sản phẩm học tập.
Nâng tầm môn ngoại ngữ và không còn “học sinh yếu”
Theo quy định trong Thông tư 58 về tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học, HS được xếp loại HS giỏi nếu điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó, điểm trung bình của 1 trong 2 môn toán, ngữ văn từ 8,0 trở lên. Tương tự, HS được xếp loại khá phải có điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó, điểm trung bình của 1 trong 2 môn toán, ngữ văn từ 6,5 trở lên. Tuy nhiên, quy định tại Thông tư 26 đã thêm môn ngoại ngữ trở thành một trong những môn điều kiện để xếp loại HS. Cụ thể, để đạt HS giỏi phải có điểm của 1 trong 3 môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ từ 8,0; HS khá thì phải có điểm của 1 trong 3 từ 6,5 trở lên.
Xung quanh quy định mới này, ông Sái Công Hồng cho biết bổ sung môn ngoại ngữ vì trong các kỳ thi, như thi tốt nghiệp THPT thì toán, văn, ngoại ngữ đều là 3 môn thi bắt buộc. Quy định này cũng nhằm khuyến khích, tạo động lực cho HS và các nhà trường quan tâm xứng đáng hơn cho môn ngoại ngữ.
Đáng chú ý trong quy định mới là bỏ việc đánh giá, xếp loại “HS yếu” như lâu nay vẫn áp dụng, thay vào đó là cụm từ “cần rèn luyện thêm” đối với HS có điểm số, hạnh kiểm chưa đạt yêu cầu xếp loại từ trung bình trở lên.
Từ xét tuyển ĐH bằng học bạ nghĩ về thay đổi cách đánh giá học sinh phổ thông
Năm 2020, khi Bộ GD&ĐT công bố sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, giao kỳ thi về cho các địa phương, nhiều ĐH đã chọn xét học bạ THPT như một phương thức xét đầu vào ĐH. Có câu hỏi đặt ra rằng, đánh giá qua học bạ có đảm bảo chính xác và công bằng?
Từ câu hỏi này, mới thấy sự cần thiết của những điểm mới trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT.
Nhiều ĐH tăng trọng số của xét tuyển bằng học bạ
Theo phương án tuyển sinh mà các trường ĐH đã công bố, năm nay có nhiều trường chọn phương thức xét tuyển bằng học bạ. Có trường dành tới tới 70% tổng chỉ tiêu xét tuyển ĐH bằng phương thức này.
Năm học 2020 - 2021, năm học đầu tiên trường ĐH Nông lâm TP HCM thực hiện xét tuyển bằng học bạ THPT với khoảng 40 - 50% tổng chỉ tiêu. Việc nhà trường thêm phương thức tuyển sinh này nhằm thích ứng với bối cảnh mới khi Bộ GD&ĐT không còn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Mặt khác, chất lượng giáo dục bậc học phổ thông trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây đã có sự chuyển biến rất rõ nét về chất lượng đào tạo, cũng như chất lượng giáo dục toàn diện là nguyên nhân khiến nhà trường chọn phương thức này.
Có câu hỏi đặt ra rằng, có thể tin tưởng vào phương thức xét tuyển này hay không khi chất lượng đào tạo ở phổ thông còn chưa được kiểm soát chặt chẽ? Theo GS.TS Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, nếu trường ĐH lấy chất lượng thí sinh làm tiêu chí hàng đầu khi tuyển sinh thì cần cân nhắc, tránh chỉ dùng điểm học bạ làm căn cứ xét tuyển, bởi một số trường trường phổ thông không quá khắt khe khi đánh giá, cho điểm học sinh. Khi đó, xét tuyển căn cứ bằng học bạ sẽ có yếu tố thiếu chính xác, không công bằng về học lực và có thể có yếu tố thiếu khách quan.
Nhưng ở một chiều khác, cũng có ý kiến cho rằng: Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT được Bộ GD&ĐT giao cho các địa phương, việc học sinh được sử dụng nhiều phương thức để xét tuyển vào ĐH là hoàn toàn đúng. Đánh giá năng lực, kết quả học tập phải trải qua một quá trình chứ không thể phụ thuộc vào điểm của một kỳ thi.
Có thể, việc "làm đẹp học bạ" vẫn có nguy cơ xảy ra, tuy nhiên không thể là đa số và về cơ bản, đánh giá học sinh vẫn phải dựa vào cả quá trình. Như vậy, muốn xét tuyển bằng học bạ có cơ sở, đảm bảo tính chính xác, đánh giá được cả 3 năm học tập THPT của các em thì phương án thay đổi cách đánh giá học sinh THCS, THPT mà Bộ GD&ĐT vừa công bố được xem là phù hợp với thực tiễn và cần thiết cho quá trình đổi mới thi cử và giáo dục các năm tới.
Nếu đánh giá đúng quá trình học tập của học sinh những năm phổ thông thì phương án xét tuyển ĐH bằng học bạ sẽ không còn gây băn khoăn nữa. Ảnh: Khánh Huy
Đánh giá học sinh theo cả quá trình
Mới đây, Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT vừa được Bộ GD&ĐT công bố với nhiều thay đổi.
Theo đó, Dự thảo bổ sung một số hoạt động kiểm tra đánh giá vì sự tiến bộ của người học, coi kiểm tra đánh giá như một hoạt động học tập, để phát triển năng lực tự học của người học, trong đó, coi trọng kiểm tra đánh giá quá trình học tập.
Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá; tăng cường kiểm tra đánh giá quá trình, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá. Bước đầu sử dụng một số biểu hiện về năng lực, phẩm chất trong Chương trình GDPT 2018 để thực hiện kiểm tra đánh giá hành vi, thái độ, nhiệm vụ học tập của học sinh.
Đồng thời, hướng tới việc khen thưởng toàn diện hơn, khen thưởng các năng lực chuyên biệt của người học.
Trước đây, chú trọng kiểm tra đánh giá bằng điểm số, đánh giá định lượng nhiều hơn; chủ yếu kiểm tra đánh giá bằng các bài kiểm tra viết, kiểm tra hỏi đáp (miệng). Nay, hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên có: Hỏi - đáp, thuyết trình, viết ngắn (trên giấy hoặc trên máy tính), thực hành, sản phẩm học tập. Hình thức kiểm tra đánh giá định kỳ có bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính; thuyết trình; thực hành; sản phẩm học tập.
"Đánh giá thường xuyên là cách theo dõi và khích lệ sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập nên quy định mới sẽ không khống chế số lần đánh giá thường xuyên. Những học sinh được đánh giá nhưng chưa đạt điểm tốt có thể có cơ hội để đánh giá lại bằng các hình thức khác nhau" - ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo học trung học, Bộ GD&ĐT, cho biết.
Cách đánh giá này sẽ tạo ra những điểm mới: Khích lệ học sinh tiến bộ, đánh giá đúng hơn về năng lực phẩm chất của các em. Và khi cách đánh giá này chính xác, thì sẽ tạo ra được sự tin tưởng về chất lượng giáo dục phổ thông. Nhìn vào đánh giá và học bạ của các em qua các năm THPT, các trường ĐH sẽ có thông số chính xác, tin tưởng và thống nhất hơn trong việc lựa chọn xét tuyển bằng hình thức này.
Thực tế là những băn khoăn dành cho phương án xét tuyển học bạ hiện nay là do tiêu chí đánh giá học sinh ở mỗi địa phương chưa thống nhất, chưa tạo được sự tin tưởng cho công tác tuyển sinh đầu vào của nhiều trường.
Nếu thay đổi cách đánh giá, làm nổi bật quá trình học tập của học sinh các năm phổ thông, tạo ra sự tin tưởng, thì phương án xét tuyển dựa vào học bạ không có gì phải bàn cãi nữa. Vì thế, trong quá trình đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp đánh giá, đổi mới thi cử đều là những công việc cần thiết, tạo ra sự thông suốt về chất lượng giáo dục phổ thông.
TS Nguyễn Tùng Lâm: Tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh chưa khách quan Trao đổi về dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh của Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Đinh Tiên Hoàng Nguyễn Tùng Lâm nhận xét: Quy định cụ thể hơn nhưng chưa khách quan. Ông có ý kiến gì về dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ...