Thầy Đỗ Việt Khoa: Hình thức thi mới, Sở giáo dục sẽ lo ngay ngáy
“Theo tôi thì kỳ thi này phải làm cho nghiêm, cho tốt để thí sinh biết lượng sức mình, đỡ lãng phí cuộc đời của chúng sau này…”, thầy Đỗ Việt Khoa cho biết.
Trươc ngương ky thi THPT quôc gia năm 2015, PV bao Ngươi đưa tin đa co cuôc trao đôi vơi thây giao Đô Viêt Khoa (thây ĐVK) vê hinh thưc thi mơi đươc Bô Giao duc va Đao tao triên khai tư năm nay cung như nhưng trăn trơ cua ngươi thây tâm huyêt nay vơi nên giao duc nươc nha…
PV: Là một giáo viên tâm huyết, còn nhiều trăn trở với nền giáo dục nước nhà thầy có nhận xét gì về hình thức thi THPT quốc gia sắp diễn ra trong vài ngày tới đây?
Thầy ĐVK: Tôi luôn luôn ủng hộ mọi sự đổi mới. Thi cử theo phương pháp này nhiều sở giáo dục sẽ lo ngay ngáy vì sẽ có rất nhiều thí sinh trượt tốt nghiệp. Tuy nhiên, theo tôi, kỳ thi này nhất định phải làm cho nghiêm, cho tốt để thí sinh biết lựa sức mình, cũng là cách để các em không lãng phí cuộc đời của chính mình. Tôi hy vọng trong kỳ thi này tất cả các giám thị ở cả hai hình thức thi (cụm thi giành cho những thí sinh xét tuyển CĐ, ĐH và cụm thi giành cho thí sinh chỉ tốt nghiệp THPT) hãy giám sát thật chặt, cố gắng không để xảy ra tiêu cực để chúng ta nhìn lại một chặng đường sau năm 2007 chúng ta phát động quyết định hai không .
Thầy Đỗ Việt Khoa còn chăn trở với nền giáo dục nước nhà
Video đang HOT
PV: Theo thầy, kết quả kỳ thi này đã thực sự đánh giá được chất lượng thực của nền giáo dục nước ta hiện nay không?
Thầy ĐVK: Tôi cho rằng kỳ thi THPT quốc gia sắp tới tỷ lệ trượt tốt nghiệp ở nhiều trường sẽ rất cao vì những học sinh khá, giỏi đã về hết các cụm thi để thi đại học rồi. Những thí sinh chỉ thi xét tuyển đỗ tốt nghiệp hầu hết là những thí sinh yếu, kém. Nếu đội ngũ giám thị coi thi nghiêm khắc thì đây là một kỳ thi đánh giá chất lượng thực tế. Nhưng có lẽ tỷ lệ thí sinh trượt tốt nghiệp sẽ không cao bằng năm 2007. Năm 2014 hình thức này cũng gần như đã thi rồi, có chăng sự khác nhau là địa điểm thi các em về các cụm để thi chứ không ở lại trường mình nữa.
PV : Hiện tại các sĩ tử đang rất lo lắng và áp lực trước kỳ thi như hình thức ra đề, thay đổi về địa điểm thi… Vì sự thay đổi khiến các em gặp nhiều bỡ ngỡ. Thầy có góp ý gì để chia sẻ gì giúp các thí sinh tự tin hơn không ạ?
Kết quả xét tuyển thi tốt nghiệp cũng là kết quả kết quả xét tuyển đại học nên các em có lo lắng, chăm học hơn là điều tất yếu. Bản thân tôi chỉ khuyên các em hãy cứ làm bài thật tốt, cố gắng hết mình. Tôi vẫn muốn nhấn mạnh hơn về sự đánh giá nghiêm túc của Bộ giáo dục. Phải nhìn thẳng vào sự thật thì mới thay đổi tiến bộ hơn được trong những năm tới.
Tôi nói điều này bây giờ hơi sớm, nhưng nếu độ ngũ giám thị coi thinghiêm thì năm nay sẽ lại là năm có nhiều thí sinh thi trượt tốt nghiệp. Điều ấy chứng tỏ rằng những năm vừa rồi người ta vẫn để xảy ra tình trạng gian lận trong thi cử, nhất là những địa phương trung du miền núi bắc bộ tôi chắc chắn họ sẽ rất là sốc trước kết quả này. Nếu cứ để các địa phương tự tung tự hứng thì kết quả thi lại lên 99% đỗ tốt nghiệp hết.
PV: Thầy có thể nói rõ hơn một số ưu điểm của hình thức thi THPT quốc gia sắp tới?
Đầu tiên là chúng ta tiết kiệm được một kỳ thi, điều chúng ta lợi hơn và bền vững hơn là chúng ta đánh giá được chất lượng thực của học sinh vì kỳ thi này không phải do các trường tổ chức. Đôi khi, vì nhiều học sinh trượt tốt nghiệp, chúng sẽ tự định hướng công việc cho cuộc đời mình, đó là điều có lợi. Kỳ thi này nên duy trì ít nhất là 5 năm, kết quả của ỳ thi tốt nghiệp sẽ thấp hơn những năm trước nhưng chúng ta nên chấp nhận sự thật, học sinh sẽ học hành nghiêm túc.
Nghĩ lại năm 2007, sau năm ấy các cấp không đều tay nên chỉ 2 năm sau đó, tiêu cực quay trở lại. Các địa phương phải thật sự nghiêm túc trong việc này để có thể đánh giá đúng khả năng của con, em mình, đồng thời chúng ta sẽ có hướng xử lý tiếp theo cho những năm tới. Hiện nay ở Việt Nam, bệnh thành tích nặng quá rồi, tỉnh nào cũng muốn trẻ đỗ tốt nghiệp thật nhiều cho tất cả cùng vui vẻ, tâm lý hòa cả làng. Vì thế, chúng ta vừa lãng phí, và nền giáo dục không tiến bộ lên được, tầm nhìn hạn chế. Theo tôi, bộ giáo dục cũng nên xem xét đặt điểm sàn vào 10.
Ảnh minh họa
PV: Vậy xin thầy cho biết, với nền giáo dục VN hiện nay, chỉ đổi mới riêng với khối THPT liệu đã đủ?
Đã đặt điểm sàn vào đại học thì cũng nên đặt điểm sàn vào 10, đừng đùn hết học sinh vào cấp 3 làm gì. Như tôi được biết có nhiều trường THPT lấy điểm vào lớp 10 rất nhiều học sinh chỉ đạt 0,25 điểm 1 bài, nếu tuyển cả những thí sinh này thì đó là thảm họa. Ví dụ như trường THPT Vân Tảo, lấy cả học sinh đạt điểm thấp như vậy, làm sao giáo viên có thể dạy được?! Đến lúc thi cử, giáo viên chỉ còn cách nhắm mắt làm ngơ cho trẻ gian lận.
Chúng ta nên đặt tiêu chí điểm sàn vào 10, đối với các trường điểm có thể lấy điểm sàn cao hơn, nhưng với những trường THPT bình thường thì nên lấy 4 điểm/ bài. Nhà nước sẽ lợi rất nhiều từ việc thanh lọc được một phần thí sinh không đạt tiêu chuẩn giáo dục. Ngân sách không phải chi cho mỗi học sinh 4 triệu đồng/ năm, 1 con số khổng lồ. Lợi thứ 2 là chúng ta định hướng cho học sinh không thi vào cấp 3, chúng sẽ phân luồng ngay từ lớp 9. Các em sẽ đi học nghề tại các trường trung học chuyên nghiệp hoặc các e sẽ đi lao động.
Tôi biết sẽ có rất nhiều thầy cô sẽ phản đối ý kiến của tôi vì nếu lấy điểm sàn vào 10 thì rất nhiều trường không có học sinh để giảng dạy và giáo viên sẽ thất nghiệp, điều đó là tất yếu. Nhưng chúng ta đừng lãng phí ngân sách như hiện nay.
Theo nguoiduatin