‘Thay da đổi thịt’ từ truyền thống hiếu học
Người Mông ở vùng du kích Tả Ngảo đang tích cực học tập, góp sức xây dựng những dòng họ hiếu học.
Học sinh Trường Phổ thông DTBT THCS Tả Ngảo.
Họ hun đúc, kế thừa những truyền thống hào hùng của cha ông để xây dựng Tả Ngảo ngày càng tươi sáng.
Vùng đất cách mạng…
Trong tiết trời se se lạnh của những ngày đầu Thu, chúng tôi về thăm xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Mảnh đất này đã đánh dấu những ngày hoạt động của Đội du kích Tả Ngảo vào những năm 50 của thế kỷ trước. Tả Ngảo là cửa ngõ quan trọng để tới được trung tâm huyện Sìn Hồ.
Nằm trong khu vực này có hai xã: Làng Mô và Sà Dề Phìn – nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nhận thấy tầm quan trọng của khu vực, thực dân Pháp đã lập đồn tại đây nhằm kiểm soát cả cao nguyên này.
Từ những năm 1950, phong trào cách mạng ở huyện Sìn Hồ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Đội du kích Tả Ngảo khi ấy dưới sự chỉ huy trực tiếp của bộ đội nhiều lần chiến đấu đánh chặn địch trên đường Sìn Hồ đi bản Tù Cù Phìn (nay thuộc xã Làng Mô, huyện Sìn Hồ), cắt đường giao thông của địch từ Lai Châu lên Sìn Hồ. Qua đó, góp phần tiêu hao sinh lực địch, kiểm soát được một số khu vực quan trọng trên tuyến Tỉnh lộ 128, tạo thuận lợi cho bộ đội chủ lực tiến vào giải phóng Sìn Hồ ngày 19/12/1953.
Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Sìn Hồ có ghi: “Do cán bộ, chiến sĩ trong các đội đoàn kết một lòng dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, đồng cam chịu khổ, biết cách tổ chức vận động nên đã gây dựng được một số cơ sở cách mạng và giác ngộ được nhiều đồng bào theo cách mạng, xây dựng được lực lượng ta trong vùng địch, tạo điều kiện thuận lợi khi bộ đội giải phóng quê hương…”.
Sìn Hồ được giải phóng, đội quân du kích xã Tả Ngảo với lớp thanh niên sau này lại lần lượt khoác súng ra chiến trường, từ Điện Biên Phủ đến đường 9 nam Lào, Khe Sanh, Quảng Trị và chiến dịch Hồ Chí Minh 30/4/1975. Nhiều người đã hy sinh. Những người may mắn trở về lại tiếp tục nhiệm vụ với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979.
Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, người dân xã Tả Ngảo đã chung tay làm kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy điều kiện của xã vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với truyền thống cách mạng vốn có, người già làm gương giáo dục người trẻ. Bởi thế trên địa bàn xã Tả Ngảo người dân đồng lòng, chịu khó, không tin, không nghe theo kẻ xấu.
Ông Sùng A Binh – Chủ tịch UBND xã Tả Ngảo cho biết: “Đến nay, Tả Ngảo có 13 bản, với hơn 4.700 nhân khẩu, chủ yếu là người Mông, Dao. Những năm qua, xã được xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm, hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua các chương trình dự án như: 134, 135, 30a, xây dựng nông thôn mới”.
Video đang HOT
Qua đó, diện mạo nông thôn ở xã Tả Ngảo ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng cao. Những ngôi nhà mọc lên san sát. Điện lưới quốc gia được kéo đến tận bản xa. Trường học, trạm y tế được đầu tư, xây dựng khang trang.
Học sinh Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Tả Ngảo vui chơi sau giờ học.
Phát huy truyền thống
Theo thầy Lường Văn Thi, hằng năm, vào những ngày truyền thống, nhà trường vẫn tổ chức cho những học sinh tiêu biểu đến các thôn bản để lắng nghe lịch sử hào hùng của đội du kích Tả Ngảo. Qua đó, giáo dục truyền thống cách mạng và định hướng cho các em học tập, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương.
Theo ông Sùng A Binh chia sẻ, xã Tả Ngảo đã quyết tâm thực hiện thắng lợi tiêu chí về giáo dục từ năm 2021. Để đạt được tiêu chí này, ngoài việc sử dụng các nguồn lực được hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất, việc duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng dạy và học có vai trò quan trọng.
Chung tay xây dựng nông thôn mới, các trường học trên địa bàn đã tăng cường thi đua dạy tốt, học tốt. Tất cả đều huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi tới trường. Đồng thời, tổ chức tốt công tác bán trú, đổi mới nâng cao chất lượng dạy học.
Qua đó, phong trào học tập, xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học ở Tả Ngảo đã được đẩy mạnh. Nổi bật là dòng họ Mùa – dòng họ hiếu học tiêu biểu của xã cũng như toàn huyện.
Anh Mùa A Thào, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Ngảo, Thư ký dòng họ Mùa chia sẻ: “Dòng họ Mùa ở xã Tả Ngảo có 45 hộ với gần 250 khẩu. Trong đó, tập trung ở bản Hải Hồ với 27 hộ. Phong trào học tập luôn được dòng họ duy trì. Gia đình nào cũng tạo điều kiện cho con, cháu tham gia học tập. Nhiều con, em của dòng họ đã theo học các trường chuyên nghiệp và đỗ đạt thành tài”.
Anh Thào cũng cho biết, hiện dòng họ Mùa ở Tả Ngảo có 17 cháu học hết lớp 12. Trong đó, có 4 người theo học trung cấp, 1 học cao đẳng và 5 người theo học tại các trường đại học.
Trong đó, tính riêng bản Hải Hồ có 5 người theo học chuyên nghiệp. Bản thân anh Thào cũng có 2 con đang theo học tại Trường Phổ thông DTBT THCS Tả Ngảo. “Tôi luôn nhắc nhở các con cố gắng học tập. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất để có thể cho con theo học”, anh Thào nói.
Chị Mùa Thị Vác, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Tả Ngảo tự hào: “Không quá khi nói chúng tôi là con em của dòng họ hiếu học tiêu biểu nhất trong xã. Bởi lẽ, trong số các cháu tham gia thi vào các trường chuyên nghiệp thì dòng họ Mùa có số học sinh đông nhất. Dòng họ luôn coi trọng việc học tập của các cháu bằng cách con đi học đầy đủ”.
Thầy Lường Văn Thi, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT THCS Tả Ngảo chia sẻ: “Con em dòng họ Mùa theo học tại trường chiếm gần 20% tổng số học sinh. Đa số các em trong dòng họ có tỷ lệ chuyên cần tốt, chất lượng cũng đảm bảo. Một số em có thành tích cao trong học tập và rèn luyện”.
Nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, Mùa Thị Thảo, học sinh lớp 9A2 chia sẻ: “Em rất tự hào khi được sinh ra, lớn lên tại mảnh đất có truyền thống lịch sử cách mạng. Chúng em luôn được dòng họ, gia đình nhắc nhở phải kế thừa những truyền thống hào hùng cha ông để lại. Em sẽ cố gắng học thật tốt để góp sức nhỏ của mình trong xây dựng quê hương phát triển”.
Chị Mùa Thị Vác nói thêm: “Không chỉ xây dựng dòng họ Mùa, địa phương đang cố gắng tuyên truyền. Chúng tôi mong muốn nơi đây sẽ có thêm ngày càng nhiều dòng họ hiếu học. Qua đó, đưa phong trào học tập của Tả Ngảo đi lên”.
Lai Châu: Học trò đồng bào dân tộc Mông háo hức ngày tựu trường
Ngày tựu trường đến gần, thầy và trò Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Tà Tổng (Lai Châu) với chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Mông theo học đến nay cơ bản hoàn thành các công tác chuẩn bị, sẵn sàng chào đón năm học mới.
Chỉ 2 ngày nữa là đến ngày tựu trường, không khí tại khu vực trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Tà Tổng (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu) những ngày qua đều cho thấy sự hân hoan của những ngày cận kề năm học mới, cả bản làng vùng cao biên giới trở lên rộn ràng hơn bao giờ hết.
Điều kiện sinh hoạt vùng núi vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, cùng với ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong hơn hai năm qua, năm nay sẽ là một năm học thật đặc biệt đối với thầy và trò nơi đây.
Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Tà Tổng có tổng số 854 học sinh (trong đó 380 học sinh bán trú) chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Mông trải dài trên 12 bản trên địa bàn xã. Toàn trường có 31 lớp ở tất cả các cấp học và 58 giáo viên.
Ngoài điểm trường chính đóng tại trung tâm xã với 25 lớp học được xây dựng khang trang, trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Tà Tổng hiện còn có 4 điểm trường ở các bản với 6 lớp học.
Các điểm trường bản có 3 lớp (gồm: Lớp dành cho học sinh mầm non, lớp 1 và lớp 2). Khi các em lên lớp 3 sẽ về điểm trường chính học và được ở bán trú. Mỗi học sinh ở bán trú còn được nhà nước hỗ trợ 596.000 đồng tiền ăn/tháng, gạo được cấp riêng. Chế độ dinh dưỡng được bảo đảm, trường có cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe cho học sinh và giáo viên.
Năm học mới đến gần, các em học sinh của trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Tà Tổng (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu) dành cả tháng vừa qua để chuẩn bị những tiết mục văn nghệ cho ngày khai giảng.
Thầy, cô giáo mỗi người mỗi chân, mỗi tay cũng đang hối hả chăng cờ, kết hoa, dọn dẹp, vệ sinh trường lớp.
Thầy Lê Quốc Phòng, Phó hiệu trưởng Nhà trường, cho biết, đối với trường vùng sâu, vùng xa như Tà Tổng, trang thiết bị hỗ trợ việc học trực tuyến không bảo đảm, thì việc năm nay các em được trực tiếp đến trường khiến cả thầy và trò đều rất vui mừng.
Năm nay, được sự hỗ trợ của Quân khu 2, trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Tà Tổng đã có 16 phòng bán trú kiên cố, khang trang để học sinh có chỗ ăn ở, yên tâm học tập.
Tại Lai Châu, việc đi lại còn nhiều khó khăn, hành trình theo đuổi con chữ dường như còn biết bao gian nan. Mỗi năm học mới về, thầy cô với nỗ lực "đến từng nhà, rà soát từng bản" đã vận động được các em học sinh đến trường đầy đủ.
Có lẽ, đối với mỗi người thầy, đặc biệt là những người thầy nơi biên cương, niềm vui đơn giản chỉ là mỗi ngày đứng trên bục giảng, là mỗi ngày nhìn thấy các em học sinh đến trường đẩy đủ và ngày càng trưởng thành.
Chuyện khuyến học ở miền núi Yên Bái Nhiều năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài được triển khai rộng khắp tại các đơn vị trường học, các xã, thị trấn của tỉnh Yên Bái, qua đó hình thành nhiều mô hình gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, từng bước thúc đẩy phong trào học tập, góp phần nâng cao...