Thấy có súng, đạn nhưng voi chết vì sao không biết
Từ năm 2008 đến nay đã có mấy chục cá thể voi chết không rõ nguyên nhân. Có vụ thấy súng, đạn nhưng vẫn không tìm ra thủ phạm.
TS Trần Thế Liên, Vụ trưởng Vụ Bảo tồn thiên nhiên (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) bày tỏ lo ngại như trên tại hội nghị “Đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp bảo tồn voi Việt Nam”, do Tổng cục Lâm nghiệp và Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWW VN) tổ chức tại Hà Nội, ngày 24-4.
Nhiều cá thể voi tại Việt Nam chết không rõ nguyên nhân (ảnh WWW cung cấp)
Ông Liên cho biết, những chính sách về bảo tồn voi không thiếu, thậm chí còn được Chính phủ đặc biệt quan tâm nhưng trên thực tế, số lượng voi lại đang bên bờ tuyệt chủng.
PGS-TS Nguyễn Xuân Đặng, chuyên gia tư vấn thực hiện nghiên cứu về bảo tồn voi châu Á tại Việt Nam cho biết, Việt Nam từng là quốc gia có nhiều voi sinh sống. Tuy nhiên do sinh cảnh bị mất và suy thoái cùng tình trạng săn bắt, sát hại voi ngày một tăng cao nên quần thể voi bị suy giảm nghiêm trọng.
Video đang HOT
“Vào giữa những năm 1980 Việt Nam có 1.000 con voi nhưng đến năm 2013 chỉ còn khoảng 70-130 cá thể. Xung đột giữa người và voi trong 10 năm gần đây càng càng gia tăng. Nhu cầu về thị trường tiêu thụ sản phẩm từ voi và xung đột giữa người và voi là hai nguyên nhân chính gây ra các vụ sát hại voi. Thậm chí voi trong khu vực bảo tồn cũng bị sát hại”, PGS -TS Nguyễn Xuân Đặng phân tích về nguyên nhân suy giảm nhanh chóng của quần thể voi ở Việt Nam.
Ông Đặng cho biết thêm, hiện nay voi phân bố ở 8 tỉnh, tập trung nhiều tại ba tỉnh Đăk Lăk, Đồng Nai, Bình Phước. Tuy nhiên, nhiều nơi lại có nhiều đàn nhỏ lẻ chỉ vài ba cá thể nên công tác bảo tồn rất khó khăn.
TS Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWW VN lo lắng: “Tê giác Việt Nam đã tuyệt chủng. Với quần thể mong manh ngoài tự nhiên loài hổ cùng đang bên bờ tuyệt chủng. Còn quần thể voi – chỉ với số lượng không quá 150 cá thể cũng giảm dần số lượng. Vì thế chúng ta phải làm mọi cách để cứu chúng. Nếu không voi sẽ cùng chung số phận như tê giác và hổ”.
TRUNG THANH
Theo_PLO
Tăng cường cứu hộ, bảo vệ gấu
Hiện nay tại Việt Nam chỉ còn khoảng 100 cá thể gấu ngoài tự nhiên. Đa số gấu còn lại đang được nuôi, nhốt tại các hộ gia đình, vườn thú và trung tâm cứu hộ.
Gấu bị nuôi nhốt trong những lồng sắt chật hẹp. Ảnh: Tổ chức Động vật Châu Á.
Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES cho biết, hiện nay trên toàn quốc còn trên 100 cá thể gấu ngoài tự nhiên, chủ yếu tập trung phân bố ở một số khu rừng đặc dụng và khoảng 1.800 cá thể gấu nuôi nhốt ở các hộ gia đình, vườn thú tư nhân, vườn thú của Nhà nước và các trung tâm cứu hộ.
"Vào năm 2005, cả nước có khoảng 4.600 cá thể gấu nuôi nhốt. Do điều kiện lúc đó không thể quy tập vào một nơi nên giao cho các tổ chức, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đến hết vòng đời của nó. Từ đó đến nay, gấu nuôi nhốt đã chết nhiều. Công tác quản lý được thực hiện tương đối tốt, không có chuyện đưa gấu từ tự nhiên vào nuôi nhốt", ông Tùng cho biết.
Theo ông Tùng, các quy định của Việt Nam đều nêu rõ, các cá nhân, tổ chức nuôi và chăm sóc động vật phải đảm bảo một số điều kiện nhất định về vệ sinh môi trường, an toàn, chăm sóc.
"Trong trường hợp các chủ nuôi gấu không đảm bảo các điều kiện nuôi nhốt ấy thì có thể tịch thu. Với năng lực cứu hộ và nuôi nhốt hiện tại, các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã trên cả nước có thể tiếp nhận thêm khoảng 200 cá thể gấu vào để nuôi dưỡng, chăm sóc", ông Đỗ Quang Tùng khẳng định.
Thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về tình trạng một số chủ trại nuôi gấu không còn lợi nhuận từ việc kinh doanh gấu do Nhà nước tăng cường quản lý chặt chẽ hơn. Nhiều chủ trại đã có biểu hiện như bỏ đói gấu nuôi, cùng với việc gấu đã già nên nhiều cá thể gấu chết trong một thời gian ngắn.
Hiện nay, Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam đã tiếp nhận 109 cá thể gấu và năng lực của Trung tâm này có thể tiếp nhận từ 50-70 cá thể nữa.
"Để giải quyết ngay đối với 25 cá thể gấu ở 3 trang trại tại TP. Hạ Long và Thị xã Quảng Yên đang trong tình trạng suy dinh dưỡng, bị bỏ đói, cần giao ngay cho Trung tâm tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại Tam Đảo hỗ trợ, cứu chữa kịp thời. Đồng thời đề nghị xử lý nghiêm những chủ trang trại bỏ đói, bỏ khát gấu dẫn đến chết một số cá thể trong thời gian vừa qua. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm tăng cường biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ số lượng gấu đang nuôi nhốt ở các trang trại để đảm bảo gấu không chết như trong thời gian vừa qua", ông Trần Thế Liên, Vụ trưởng Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) khẳng định.
Vào năm 2006, tại Quảng Ninh đã rộ lên hiện tượng nuôi nhốt và vận chuyển trái phép gấu từ các tỉnh khác đến với 365 cá thể gấu, nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và chích hút, bán mật trái phép.
Các cơ quan chức năng đã tổ chức gắn chip điện tử và tăng cường quản lý chặt chẽ. Khách du lịch bị cấm đến thăm trại gấu, cấm chích hút mật gấu nên đã xuất hiện hiện tượng một số chủ trại bỏ đói, bỏ khát dẫn đến gấu bị chết dần trong những tháng qua.
Theo số liệu thống kê, cuối năm 2013 trên địa bàn toàn tỉnh còn 152 con gấu thì đến tháng 11/2014 chỉ còn 82 con. Theo báo cáo mới nhất của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, chỉ còn 48 cá thể gấu của 18 chủ nuôi tại TP. Hạ Long (17 cá thể), TP. Cẩm Phả (7 cá thể), Thị xã Quảng Yên (19 cá thể), TP. Uông Bí (2 cá thể), huyện Vân Đồn (2 cá thể) và huyện Đông Triều (1 cá thể).
Ngày 30/01 vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đã ký và gửi Công văn số 1181/BNN-TCLN đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị liên quan của địa phương phối hợp với Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam vận động các hộ đang nuôi gấu tại TP. Hạ Long và trên địa bàn toàn tỉnh.
Cụ thể, Bộ NN&PTNT yêu cầu chuyển giao toàn bộ cá thể gấu trên địa bàn về Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Tam Đảo để cứu hộ, nuôi dưỡng. Tiếp tục giám sát xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm (nếu có) các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý bảo tồn gấu.
Trung tâm cứu hộ Gấu Tam Đảo cử cán bộ phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh để tiếp nhận, quản lý, nuôi gấu sau tiếp nhận theo quy định hiện hành và tôn chỉ mục đích bảo tồn.
Đỗ Hương
Theo_Báo Chính Phủ
Bị ngã, voi 36 tuổi chết trên đồi Con voi của gia đình ông L. được phát hiện đã chết trên đồi. Nguyên nhân ban đầu, voi chết do bị trượt ngã trong lúc đi tìm thức ăn đêm. Số lượng voi tại Đắk Lắk ngày càng giảm Ngày 21/1, ông Huỳnh Trung Luân - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk xác nhận thông tin 1 con voi...