Thầy cô ơi, sắp hết thời phải in giáo án rồi!
Sắp tới, có thể giáo viên không cần nộp hồ sơ giáo án giấy mà chỉ cần nộp hồ sơ giáo án điện tử cho lãnh đạo nhà trường giám sát, kiểm tra.
Những bài viết về giáo án trên Giáo dục Việt Nam trong thời gian qua đã thu hút được rất nhiều quan tâm của giáo giới.
Chuyện giáo án là hồ sơ bắt buộc của giáo viên khi lên lớp là không chối cãi, giáo viên nào cũng đồng tình, mà không đồng tình cũng không được vì chỉ có chuẩn bị giáo án tốt mới đảm bảo tiết dạy tốt.
Bất cứ ai đi dạy (giáo viên, hiệu trưởng, hiệu phó) khi lên lớp đều phải chuẩn bị giáo án trước.
Điều giáo viên quan tâm nhất hiện nay là với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, tại sao ngành giáo dục không có văn bản công nhận giáo án điện tử; quản lý nhà trường tại sao không kiểm tra, giám sát giáo án của giáo viên qua giáo án điện tử mà bắt phải in ra, rất lãng phí.
Đáp ứng nguyện vọng của giáo viên, của thời đại, ngày 6/5 Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Điều lệ Trường tiểu học, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi, thay thế cho Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học hiện hành.
Sắp tới, có thể giáo viên không cần nộp hồ sơ giáo án giấy mà chỉ cần nộp hồ sơ giáo án điện tử cho lãnh đạo nhà trường giám sát, kiểm tra. (Ảnh minh họa: Tailieugiangday.com)
Dự thảo có nhiều điểm mới đã được Giáo dục Việt Nam đăng tải trên các bài viết gần đây.
Có một tin vui nhất với giáo viên tiểu học mà đọc đến ai cũng vui mừng khôn xiết, như nắng hạn gặp mưa rào, đó là sắp hết thời phải “in giáo án chỉ để kiểm tra” rồi! Điều 24 trong dự thảo ghi rõ:
Điều 2 4 . Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường
1. Đối với nhà trường
a) Sổ đăng bộ.
b) Học bạ.
Video đang HOT
c) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
d) Kế hoạch năm học.
đ) Sổ quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên.
e) Hồ sơ quản lí tài sản, tài chính.
f) Sổ quản lí các văn bản.
g) Hồ sơ giáo dục học sinh khuyết tật (nếu có học sinh khuyết tật học hòa nhập).
2. Đối với giáo viên
a) Kế hoạch bài dạy (giáo án)
b) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ.
c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).
d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
3. Đối với tổ chuyên môn, tổ văn phòng: Sổ ghi chép nội dung các hoạt động của tổ.
4. Cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, dạy học được sử dụng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ giấy đảm bảo yêu cầu của công tác lưu trữ và có giá trị như hồ sơ giấy.
Theo Điều 24, Khoản 4, khi Thông tư Điều lệ Trường tiểu học mới có hiệu lực, giáo viên không cần nộp hồ sơ giáo án giấy mà chỉ cần nộp hồ sơ giáo án điện tử cho lãnh đạo nhà trường giám sát, kiểm tra.
Để đáp ứng yêu cầu thời đại, Điều lệ Trường phổ thông cũng phải thay đổi so với hiện nay.
Điều lệ Trường tiểu học đã công nhận giáo án điện tử có giá trị như giáo án giấy, chắc chắn điều này cũng sẽ được công nhận trong Điều lệ Trường phổ thông sửa đổi.
Sự thay đổi này buộc lãnh đạo nhà trường phải tự học, nâng cao trình độ quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giám sát giáo án của giáo viên; nếu không tự nâng cao trình độ công nghệ thông tin chắc chắn sẽ bị đào thải.
Thầy cô ơi, sắp hết thời phải in giáo án rồi!
Giáo án có nơi đang là vòng kim cô với giáo viên, vô tác dụng với học trò
Một số lãnh đạo đã tận dụng triệt để sức mạnh của giáo án để "ra tay" với những ai cảm thấy "ngứa mắt" bằng cách kiểm tra đột xuất, bất ngờ như kiểu tập kích.
Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, giáo án là một trong 4 loại hồ sơ sổ sách buộc phải có của giáo viên.
Hiện nhiều giáo viên lên lớp đã có giáo án trong máy tính (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Vì thế, trong bất kỳ đợt kiểm tra, thanh tra (giáo viên và thanh tra chuyên môn trường học) đều không thể bỏ qua khâu kiểm tra giáo án.
Lên lớp có buộc phải mang theo giáo án?
Nếu thầy cô giáo ấy nhận được lời phê có nội dung như: "Giáo án soạn đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định" là xem như an toàn.
Bằng không, chỉ cần nhận được lời phê soạn thiếu tuần nọ, tuần kia hay chưa thực hiện đúng quy định thì xem như bao công phấn đấu dạy dỗ trong năm của thầy cô ấy có tốt đến nhường nào, cũng trở thành công cốc.
Vì sức mạnh của giáo án nên một số lãnh đạo đã tận dụng triệt để lợi thế được kiểm tra của mình để "ra tay" với những ai cảm thấy "ngứa mắt" bằng cách kiểm tra đột xuất, bất ngờ như kiểu tập kích.
Đó là khi giáo viên vừa đến trường đã đọc được thông báo "...giờ giáo viên nộp giáo án" (tuy thế, cách này ít được áp dụng hơn do thông báo công khai thì tất cả giáo viên từ sơ đến thân đều phải nộp).
Vì thế, cách mà lãnh đạo hay áp dụng chính là tới thẳng lớp thầy cô giáo (mình không ưa) đang dạy nói rằng cần mượn giáo án để xem.
Dù giáo án bạn đã soạn đầy đủ và đã có ngay trong máy tính (nhưng máy tính để ở nhà) thì bạn vẫn sẽ bị đưa vào dạng không có giáo án khi lên lớp. Nếu đã bị kết luận như thế thì bạn hiểu cái loại thi đua nào đang đợi mình rồi đấy.
Giáo viên có dạy tốt khi không có giáo án?
Muốn dạy tốt, thầy cô đương nhiên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Nhưng nghiên cứu kỹ không có nghĩa là phải chép ra bằng lời trên trang giáo án.
Có những thầy cô lên lớp không cầm giáo án nhưng giảng bài rất hay và học sinh rất dễ hiểu vì đã nghiên cứu kỹ bài.
Ngược lại, có những thầy cô cứ nhìn chằm chằm vào cuốn giáo án trên bàn lại gây cảm giác khó chịu cho người dự giờ hay người học.
Khi giảng bài nhìn giáo án, điều chúng ta dễ dàng nhận ra nhất là sự lúng túng, thiếu tự tin trong từng lời giảng của những thầy cô giáo.
Đã không ít lần, chúng tôi nghe được chính học sinh nói chuyện với nhau, chê cô này thầy kia chỉ biết nhìn chằm chằm vào giáo án để nói, để đọc nên giờ học tẻ nhạt và khá chán.
Trong thực tế, những thầy cô giáo giảng bài (đặc biệt là thầy cô bậc trung học) mà không cần đến giáo án sẽ rất hay, dẫn chứng rõ ràng, lời giảng bay bổng thoát khỏi những điều đã nói trong sách.
Ngược lại, thầy cô dạy không thoát khỏi giáo án dễ dẫn đến chuyện chỉ biết nói những điều sách đã nói nên ít gây hứng thú cho học sinh.
Sử dụng giáo án điện tử, tại sao không?
Việc quy định giáo án là hồ sơ bắt buộc của giáo viên cũng là điều hợp lý. Điều cần thay đổi chính là không nên bắt buộc giáo viên in giáo án ra chỉ để ký như nhiều trường học hiện nay đang áp dụng.
Cũng không nên quy định kiểu kiểm tra, đột xuất bất ngờ như "đánh trận" để lấy căn cứ xếp loại giáo viên.
Nhà trường cần có hộp thư điện tử cho từng giáo viên ở từng khối lớp. Sau khi hoàn thành xong giáo án, các thầy cô sẽ chuyển vào hộp thư của mình. Khi cần, nhà trường chỉ cần kích chuột vào sẽ nắm được giáo án đã soạn đến tuần bao nhiêu? Nội dung soạn thế nào?
Điều này vừa theo dõi được việc soạn giáo án của giáo viên và cũng tránh được sự lãng phí không đáng có như hiện nay.
Giáo án, nói lại cho rõ! Giáo viên nói chung muốn dạy học tốt phải có chuẩn bị giáo án trước, không có trường hợp ngoại lệ nào dành riêng cho phó hiệu trưởng, hiệu trưởng. Chuyện giáo án của giáo viên không phải là chuyện mới với nhà giáo, giáo án thật ra được xếp vào ... "biết rồi, khổ lắm, nói mãi"; hôm nay tôi lại tiếp...