Thầy cô ơi, đừng dại tin vào bói toán
Hôm qua em gọi nhờ thầy coi, thầy bảo hai ngày đầu năm học phải đúng 6 giờ rưỡi mới được ra khỏi nhà; chỉ được quẹo phải, không được quẹo trái,…
Đã vào tiết học được hơn chục phút, mọi người mới thấy H. hớt hải đến trường; đây không phải lần đầu tiên trong tuần đầu năm này H. vào trễ tiết.
Vậy mà mấy hôm trước, H. đến trường rất sớm, bảo vệ lúc đó chưa mở cổng.
Cũng may, hiệu trưởng cùng bộ môn với H. nên lấp kịp vào chỗ trống.
H. là giáo viên có nhiệt tâm, năng lực tốt, việc vào trễ, ra sớm chưa hề có từ khi chuyển về công tác tại trường.
Thấy biểu hiện của cô giáo H. không bình thường, hiệu trưởng giao tôi tìm hiểu, có biện pháp giúp đỡ.
Đến nhà H., thật bất ngờ bởi bộ sưu tập những vật “phong thủy”, nào là đá, nào là vòng, nào là các bộ tượng v.v…
Thầy cô ơi, đừng dại tin vào bói toán. (Ảnh minh hoạ của LAP đăng trên Giaoducthoidai.vn)
Thấy tôi “say sưa” ngắm các tác phẩm, H. kéo tôi ra, mở máy tính và huyên thuyên giới thiệu về những trang coi bói online miễn phí trên mạng internet, Facebook v.v…
Tôi hỏi “Tại sao hôm thứ 2 và thứ 3 em đến lớp trễ vậy?”, H. huyền bí trả lời:
“Hôm qua em gọi nhờ thầy coi, thầy bảo hai ngày đầu năm học phải đúng 6 giờ rưỡi mới được ra khỏi nhà; chỉ được quẹo phải, không được quẹo trái, em phải đi vòng vòng, nên mới đến trễ.
Nếu em đi sai giờ là bị tai nạn đó, may thật, đi dạy về đến nhà bình an.
Hôm thứ hai tuần trước, thầy bảo, phải đi từ lúc 5 giờ, nên em lên trường sớm. Hôm rằm, thầy coi, biết ngay em dọn bàn thờ, đụng chạm bát nhang, may mà em mua đồ cúng, giải được”.
H. say mê kể về từng vật phong thủy mình “mua rẻ”, được thầy “làm phép”, linh nghiệm vô cùng.
Nghe H. kể, tôi biết cô giáo bị “bệnh” nặng lắm rồi, làm sao gỡ ra khỏi cơn mê đây?
Tôi đành mở máy, tra Google giá cả các loại đồ “phong thủy” mà H. mua rẻ được của “thầy bói online” cho H. xem; đọc đến đâu, cô giáo há hốc mồm đến đó; cái này em mua gấp đôi, gấp ba v.v…
Tôi gọi điện đến “thầy” của H. nhờ xem giúp, ngày mai lên trường đi giờ nào, hướng nào, mở cho H. cùng nghe; sắc mặt của H. đỏ dần, biết mình bị “trúng quả lừa”. Chỉ có thấy sự thật, mới tỉnh cơn mê.
Bói toán, một hoạt động mang tính xã hội, thế nhưng quá tin, mụ mị vào bói toán để sống, đó là mê tín, dị đoan, thiếu hiểu biết.
Nếu đã quan niệm “có số”, điều gì đến với mình, sẽ đến, vậy bói toán có ích chi; phong thủy sao đổi được số mệnh đã an bài? Giờ giấc xuất hành, sao thay được số phận?
Dân ta có câu “Đức năng thắng số”; làm việc thiện, đầu óc thảnh thơi, vui tươi, dễ dàng phát hiện chướng ngại vật; nhìn trước, ngó sau, nhường người khác, thế là giảm thiểu tai nạn.
Nhà thơ Nguyễn Du có viết “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”.
Cuộc sống của chúng ta hôm nay, do chính mỗi người quyết định; không chọn được nơi sinh ra, ta có quyền chọn cách sống cho riêng mình.
Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật; mình vì mọi người là cách sống “phong thủy” nhất.
Không ít người “cả tin” vào bói toán, nên bị lừa; nhẹ thì mất tiền bạc; nặng thì chuốc tội, tù. Thầy, cô giáo là người có học, thế nhưng không ít người phó thác cuộc sống mình cho “ông thầy, bà cô” nào đó.
Mỗi thầy cô giáo, tấm gương cho học trò, cho cộng đồng; sống có văn hóa, không mê tín, dị đoan; giúp mình sống tốt, cũng là hành động giáo dục, giúp đỡ người khác.
Hồ Oanh
Theo giaoduc.net.vn
Khoảnh khắc đám đông chen lấn giật 'cô hồn' Rằm tháng 7 ở Sài Gòn khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán
Theo phong tục ngày Rằm tháng 7, nhiều gia đình thường bày mâm cỗ cúng "cô hồn". Trong đó, cảnh chen lấn giật '"ô hồn" ngày càng trở nên "xấu xí", một số thanh niên bất chấp để lấy được đồ cúng, khiến nhiều người phải lắc đầu ngao ngán.
Theo phong tục Rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) được coi là ngày rằm lớn nhất trong năm. Ngay này, nhiều người còn gọi là ngày "Xá tội vong nhân" hoặc "Lễ Vu Lan".
Trong ngày này, nhiều người thường hay đi chùa cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất đến với đáng sinh thành. Bên cạnh đó, nhiều nhà thường bày mâm cỗ cúng với ý định mời vong lính người thân đã khuất, một nét văn hóa truyền thống thể hiện tính đặc trưng của người Việt.
Cảnh tượng bát nháo dễ bắt gặp mỗi dịp Rằm tháng 7. (Ảnh: VTC News).
Ngày xưa, việc "giật cô hồn" thường là trò chơi của trẻ nhỏ. Người ta quan niệm đồ cúng bị trẻ con tranh giành sạch sẽ được coi như điều may mắn cho gia chủ. Bữa tiệc cúng càng có nhiều người tranh giành càng may mắn.
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, phong tục này ngày càng được coi là "xấu xí" khi nhiều người có hành động "cướp cô hồn" sẵn sàng tranh giành, xô đẩy, tấn công nhau để giành được đồ cùng.
Trong ngày Rằm tháng 7 vừa qua, theo nghi nhận trên báo Thanh Niên, nhiều người tụ tập trước một khách sạn trên đường Nguyễn Trãi (Q.5, TP.HCM) để chờ giật "cô hồn". Hành động của đám thanh niên càng khiến nhiều người ngao ngán khi trèo lên cả nốc nhà để giật tiền cúng.
Trong lúc gia chủ đang tiến hành lễ cúng thì phía ngoài sân, bên lề đường tấp nập người đến chờ sẵn để khi gia chủ rải đồ cúng thì giật. (Ảnh: Báo Thanh Niên).
Nhiều người bất chấp leo hàng rào nhà dân để lấy tiền vướng vào tường. (Ảnh: Báo Thanh Niên).
Khi gia chủ bắt đầu rải tiền, cảnh hỗn loạn, xô đẩy nhau xảy ra. (Ảnh: Báo Thanh Niên).
Đám đông lao vào giật tiền cúng gây náo loạn đường phố Sài Gòn. (Nguồn clip: Báo Lao Động).
Cảnh tưởng của đám thanh niên khiến những người dân xung quanh phải lắc đầu ngao ngán.
Ngọc Phượng (Tổng hợp)
Theo saostar
Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Dịch vụ đồ cúng cô hồn tháng 7 trọn gói giá rẻ Cúng cô hồn tháng 7 là một trong những tục lệ có từ lâu đời. Phong tục truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xét từ góc độ văn hóa, tục cúng cô hồn tháng 7 ẩn chứa nhiều nét đẹp tâm linh của người dân Việt Nam. Một nét đẹp mang đậm tính nhân đạo và ý...