Thầy cô nấu cơm phục vụ học trò ôn thi tốt nghiệp
Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp cận kề, trong khi các em học sinh gắng sức ôn thi thì các thầy cô lại chung tay nấu bữa cơm trưa cho học trò. Cả những cựu học sinh cũng trở về trường cũ cùng thầy cô chuẩn bị bữa cơm trưa cho đàn em.
Còn hơn tuần nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra, đây là kỳ thi quan trọng đánh dấu thành quả suốt quá trình 12 năm đèn sách của các bạn học sinh (HS) lớp 12. Áp lực học tập thi cử là vậy nhưng học trò lớp 12 ở nhiều trường phổ thông thuộc đồng bằng sông Cửu Long thấy rất ấm lòng trước sự quan tâm của thầy cô trong thời gian ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
Học ôn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Mỗi bữa cơm nghĩa tình mà thầy cô giáo đi vận động về nấu cho học trò mùa ôn thi, mỗi bình nước mà nhà trường nấu để học trò uống khi học thi, những chuyến xe xã hội hóa chở HS vùng sâu, vùng xa đi thi… là nguồn động viên lớn lao, giúp nhiều bạn HS nghèo, HS ở vùng sâu vùng xa yên tâm để có kỳ thi tốt.
Đến trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Tam Bình, Vĩnh Long) – nơi duy trì bếp cơm cho HS lớp 12 ôn thi hơn 7 năm qua, điều làm chúng tôi cảm phục không phải thâm niên của bếp cơm ở ngôi trường này mà chính sự “ra tay “của các thầy cô nơi đây. Hàng ngày, những thầy thầy cô không lên lớp, các thầy cô đăng ký làm anh nuôi, người đi chợ, người ở nhà nấu cơm… hoặc có khi thầy cô hết tiết dạy cũng xuống bếp để góp công góp sức lo buổi cơm cho học trò.
Sự tiếp sức của quý thầy cô, các nhà hảo tâm… đã giúp các trò nghèo vùng sâu ấm lòng với những buổi cơm trưa đầy nghĩa tình trong suốt thời gian ôn tập tại trường.
Được biết, năm nay nhà trường có 103 HS thuộc diện nghèo, cận nghèo được hỗ trợn ăn cơm trong suốt thời gian ôn thi tốt nghiệp… Cũng từ đây bữa cơm nghĩa tình đã lan rộng ra các trường THPT trong toàn tỉnh Vĩnh Long, giúp nhiều bạn HS nhà xa, gia đình khó khăn yên tâm ôn thi và được ấm lòng sau mỗi buổi học.
Như trường cấp 2 – 3 Phú Quới (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) tuy gặp không ít khó khăn trong nguồn vận động và xã hội hóa nhưng năm nay vẫn tiếp tục duy trì buổi cơm trưa cho HS ôn thi tốt nghiệp THPT. Thầy Lê Thành Hiếu – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, năm trước tổ chức buổi cơm trưa cho HS ôn thi tốt nghiệp nhưng số tiền vận động không đủ, trường phải vận động các thầy cô để đảm bảo phần cơm cho các em. Cũng không thua kém các trường khác, trường trung học cấp 2, 3 Hòa Bình (Trà Ôn) cũng quyết tâm duy trì và thực hiện tốt việc hỗ trợ cơm nước cho học trò lớp 12 trong thời gian ôn thi tốt nghiệp. Năm nay trường có 236 HS, trong đó có 57 HS thuộc diện nghèo, đặc biệt khó khăn được nhà trường phát phiếu cơm miễn phí trong suốt 6 tuần ôn tập và 3 ngày thi tốt nghiệp.
Nằm ở địa bàn huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng, Trường THPT Đoàn Văn Tố cũng có nhiều năm liền tổ chức nấu cơm cho học trò ôn thi tốt nghiệp THPT. Do trường ở vùng sâu, nhiều em HS vượt đường xa đến trường, có khi phải qua đò nên chuyện học khá vất vả. Trước đây có nhiều HS lớp 12 phải nghỉ học giữa chừng vì gia đình quá khó khăn hay đi lại quá xa xôi.
Thầy Mai Văn Vân – phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Từ năm học 2009 – 2010, Ban giám hiệu nhà trường cùng với Ban đại diện cha mẹ HS tổ chức xây dựng mô hình hỗ trợ bữa cơm trưa cho các em ở khối lớp 12 có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đi học xa nhà. Nhờ đó các hs nghèo, nhà xa không còn vất vả ăn cơm bụi nữa, nhiều em hoàn cảnh khó khăn đã yên tâm ôn thi và đạt kết quả tốt…
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Út, người phụ trách việc nấu ăn cho các em HS của trường vui vẻ cho biết: “Trước đây gia đình mở quán gần trường, khi nhà trường bàn bạc việc nấu cơm cho HS thì gia đình đồng ý ngay. Nhìn thấy các em nhà xa phải vất vả ăn qua loa để học buổi chiều, có em phải ăn bánh mì hay mì giói nhìn thấy rất thương. Mình nấu cơm cho các em ăn xem như giúp chút ít công sức để các em thi đạt kết quả cao, qua đó góp phần làm công tác khuyến học ở địa phương…”.
Nhân kỳ nghỉ hè, bạn Trần Thanh Phương (SV năm 1 ngành Sư phạm Anh văn trường ĐH Cần Thơ) trở về Trường THPT Trần Đại Nghĩa giúp các thầy cô nấu cơm cho đàn em. Phương chia sẻ: “Nhà em khó khăn, lại ở xa trường, mỗi ngày đi học hơn 10 km. Đến thời gian ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp em lo lắng không có đủ sức để tham gia ôn tập tại trường, nhưng rất may nhờ bữa cơm trưa nghĩa tình của thầy cô ở trường mà em vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và đạt được ước mơ vào ĐH như ngày hôm nay. Bởi vậy, được phụ các thầy cô cùng nấu cơm cho “đàn em” như một sự đền ơn chân thành và nhắc nhở em phải tiếp tục cố gắng học tốt hơn nữa để không phụ lòng thầy cô và cha mẹ.”
Nguyễn Hành
Theo dân trí
Thạc sĩ tâm lý hướng dẫn ôn thi hóm hỉnh
Đơn giản, dễ hiểu và hài hước, chùm ảnh "Biết cách học thì bớt cực nhọc" hướng dẫn ôn thi của giảng viên Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu được đúc kết từ kinh nghiệm bản thân và tham khảo phương pháp của các giáo viên khác.
Thầy Hiếu cho hay, gần đây thầy thường xuyên nhận được nhiều câu hỏi của học sinh lớp 12 về phương pháp học ôn thi hiệu quả. Và giảng viên ĐH Sư phạm TP HCM đã làm chùm ảnh "Biết cách học thì bớt cực nhọc" như một món quà động viên tinh thần gửi tặng học sinh cuối cấp.
Để dễ hiểu, thầy Hiếu mô tả bằng những hình vẽ ngộ nghĩnh và ví việc học như đi câu. "Đi câu không chỉ lấy cá mà còn học cách câu, học sự kiên trì. Đi học không chỉ lấy kiến thức mà còn học cách học - cách tư duy, luyện rèn ý chí".
Trước khi đi vào từng môn thi, thầy Hiếu nêu ra nguyên tắc chung về lý thuyết.
Về lý thuyết, học phải hiểu, còn bài tập "làm nhiều thì quen". Minh họa cho phương pháp ấy, thầy Hiếu vẽ một mê cung. Đi nhiều sẽ nhớ đường ra khỏi mê cung cũng như làm nhiều bài tập sẽ quen cách.
Để có hiệu quả tốt nhất, thạc sĩ tâm lý cũng khuyên học sinh nên làm theo 5 bước. Trước đây, khi còn đi học, thầy Hiếu luôn hứng thú với các kỳ thi và háo hức đợi tới ngày trả bài để xem được bao nhiêu điểm.
Với môn học thuộc, thầy Hiếu áp dụng qui tắc "giờ vàng". Từ 4h đến 6h sáng là thời điểm giúp học thuộc nhanh. Ngoài "giờ vàng", nhớ địa điểm, ngày, tháng, năm bằng cách gán ý nghĩa cho những con số ấy. Bên cạnh đó, cũng cần lập dàn bài theo mô hình: Who (ai), What (cái gì), Where (ở đâu), When (khi nào) và How (như thế nào).
Ở môn Toán, thầy giáo này cho rằng, nên nắm chắc lý thuyết rồi áp dụng vào bài tập đến mức thuần thục.
Với môn Văn, cần nắm chắc khung xương sau đó lấp đầy bằng những chi tiết. Bản thân thầy Hiếu trước đây học môn Văn cũng nhớ bằng "khung xương" này.
Cách tốt nhất để học môn Địa hiệu quả chính là đọc Atlat.
Minh họa cho cách học môn Hóa, thầy Hiếu dùng các loại quả khác nhau.
Theo giảng viên này, có nhiều phương pháp học và trên đây chỉ là những gì thầy đúc kết, tham khảo các giáo viên khác. Mỗi học sinh nên tìm cho mình cách học phù hợp với bản thân.
Để có sản phẩm này, thầy Hiếu đã chuẩn bị nội dung trước 1-2 ngày, sau đó thức suốt đêm để hoàn thành.
"Biết cách học thì bớt cực nhọc" thu hút hàng trăm chia sẻ và gần 1.000 lượt người Like khi vừa xuất hiện sáng nay. Chùm ảnh nhận được nhiều bình luận khen hay, chu đáo và ý nghĩa. "Hay và rất dễ hiểu thầy ơi", nickname Mimi Nguyễn viết. Không chỉ tâm đắc với "tác phẩm" của thầy Hiếu, một học sinh khác chia sẻ: "Cái này thầy mới thật là thầy. Làm thầy phải có cái tâm".
Dưới chùm ảnh ý nghĩa còn "đầy ắp" lời cảm ơn của học trò. "Cảm ơn thầy vì ảnh này giữa lúc em đang đứng trong mớ hỗn độn của cả 2 chương trình học", nickname Dương Sociutâm sự. Thạc sĩ Hiếu cho hay, hiện anh dừng chơi Facebook để làm luận án nhưng thấy nhiều học sinh hỏi về học tập khẩn cấp quá trong khi ngày thi đã đến gần nên "ngồi im không đành lòng".
Bình Minh
Ảnh: Facebook Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Theo VNE
Tính chất sóng và lượng tử ánh sáng Để thí sinh ôn thi dễ dàng hơn, câu lạc bộ Gia sư thủ khoa tổng hợp kiến thức về tính chất sóng của ánh sáng và lượng tử ánh sáng. CLB Gia sư thủ khoa Theo VNE