Thầy cô nấu ăn phục vụ học sinh nghèo ôn thi
Mỗi buổi sáng, Hiệu trưởng Huỳnh Thị Hồng Lạc lại cố gắng thu xếp công việc để có thể xuống bếp, cùng các giáo viên của Trường THPT Trần Đại Nghĩa, huyện Tam Bình, Vĩnh Long nấu cơm trưa cho 139 học sinh lớp 12.
“ Nhường cơm sẻ áo” cho học trò
Từ đầu tháng 4/2010, Trường THPT Trần Đại Nghĩa đã vận động học sinh (HS) và giáo viên trong trường tự nguyện quyên góp để hỗ trợ ăn trưa cho những em có hoàn cảnh khó khăn. HS có em vài nghìn đồng, giáo viên từ vài chục đến một trăm nghìn đồng, tùy khả năng của mỗi người.
Lo cho bữa ăn của các em thêm đầy đủ, các thầy cô trong trường không ngại đi vận động các doanh nghiệp, những nhà hảo tâm hỗ trợ thêm. Ngày 19/4, sau khi biết m ôn thi tốt nghiệp, bếp ăn của trường bắt đầu nổi lửa.
Để tiết kiệm chi phí tối đa, thầy cô giáo trực tiếp làm đầu bếp. Mỗi ngày, từ 5 giờ sáng, cô thủ thư Trần Thị Chinh đã dậy để đi chợ mua đồ về nấu ăn cho học trò. Trong khi các em miệt mài trên lớp thì dưới bếp, các cán bộ, thầy cô không có tiết cũng hối hả nhặt rau, vo gạo, chuẩn bị bữa trưa. Hiệu trưởng, Hiệu phó nhà trường cũng tranh thủ thời gian xuống góp sức.
Mùa thi, các lớp 12 đều phải tăng cường học hai buổi mỗi ngày. Trong số này, có rất nhiều em ở xa, đi lại vất vả nên các em thường ở lại trường buổi trưa để chiều học tiếp. Năm 2006, nhìn những khuôn mặt học trò hốc hác, mệt mỏi vì áp lực học tập trong khi bữa trưa có em nhịn đói, Hiệu trưởng Huỳnh Thị Hồng Lạc không khỏi nhói lòng. Bữa trưa của tình thầy trò bắt đầu từ đó.
Học sinh Trường THPT Trần Đại Nghĩa dùng cơm trưa trong sự chăm sóc tận tình của thầy cô.
Video đang HOT
Năm nay, có 502 HS lớp 12 nhưng Trường THPT Trần Đại Nghĩa chỉ hỗ trợ được cho 139 em, là những HS có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa. Cô Phạm Thị Lệ Thủy, cán bộ phụ trách HS của trường chia sẻ: “Mặc dù vất vả hơn nhưng mọi người đều vui vẻ, nhiệt tình, miễn sao các em có điều kiện tốt nhất để ôn tập, thi đạt kết quả cao. Chúng tôi cũng mong qua đây, giáo dục được các em về tình yêu thương, sự sẻ chia để cùng nhau vượt qua khó khăn”.
Bếp ăn đầy ý nghĩa này đã được cả bốn trường THPT còn lại trong huyện Tam Bình học tập. Ủy ban Nhân dân huyện Tam Bình cũng góp sức để các bếp ăn hỗ trợ học trò nghèo của các trường trong huyện luôn đỏ lửa mỗi mùa thi tới.
Hỗ trợ tiền cho HS vùng khó đi thi
Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, nhiều Sở GD-ĐT đặc biệt chú ý tạo điều kiện cho HS nghèo yên tâm dự thi tốt nghiệp.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Cao Bằng Trần Văn Tân cho biết, năm nay, toàn tỉnh có hơn 8.600 thi tốt nghiệp lớp 12. Dù các địa bàn xa đều được bố trí điểm lẻ nhưng vẫn có HS phải đi mất cả ngày đường mới tới điểm thi do điều kiện địa hình khó khăn.
Đó là trường hợp các HS của xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm. Cả huyện chỉ có một trường cấp ba nên dù đã được tổ chức một hội đồng thi riêng, không ghép với trường nào thì HS vẫn phải đi hàng chục cây số mới đến được điểm thi. Để tạo điều kiện thuận lợi cho HS, Sở GD-ĐT Cao Bằng đã phối hợp với địa phương tổ chức vận động người dân khu vực gần trường cho các em được ở trọ những ngày diễn ra kỳ thi.
Cũng theo ông Tân, không chỉ lo chỗ ở cho các em, thầy cô giáo và công đoàn ngành giáo dục của tỉnh cũng trích một khoản tiền để hỗ trợ những HS nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, mỗi em 100.000 đồng.
“Bên cạnh khoản tiền này, mỗi địa phương cũng sẽ trích kinh phí giúp đỡ các em, đảm bảo không HS nào vì khó khăn mà bỏ thi. Số tiền tuy ít ỏi nhưng đó là tấm lòng của thầy cô nhằm động viên, khích lệ các em trong kỳ thi quan trọng này,” ông Tân tâm sự.
Một trăm nghìn đồng mỗi em cũng là khoản hỗ trợ của nhiều địa phương ở Gia Lai cho HS nghèo trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay. Theo ông Trịnh Đào Chiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh này, có nơi, HS phải đi tới 18 km để tới trường thi nên việc đi lại của các em cũng như giáo viên được Sở đặc biệt chú trọng.
Chỉ còn hơn một tuần nữa, trên 1,1 triệu HS trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi “vượt vũ môn” đầu tiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh việc miệt mài “sôi kinh nấu sử” thì công tác chuẩn bị về tâm lý, sức khỏe cũng rất quan trọng để các em có một mùa thi thắng lợi, nhất là đối với những HS nghèo.
Theo Vietnam
Cuối năm teen có quyền đối xử tệ với sách vở?
Thi xong kì thi cuối năm làm không ít bạn HS tự cho phép mình "gác bút nghiêng" để xả hơi. Nhưng thật không tốt chút nào khi các bạn giải trí bằng cách tàn phá sách vở mà mình đã bỏ công giữ gìn cả năm học.
Giữ cả năm "tàn phá" một giờ...
Cứ thử nhớ lại những ngày đầu năm học, từ quyển vở, bao bìa đến từng nét chữ trên tờ giấy nhãn cũng được bạn chăm chút một cách tỉ mỉ, thế mà giờ đây chỉ có vài cuốn là còn "hơi" nguyên vẹn. Cuối năm, học sinh lên lớp thường rất rảnh rỗi vì đã kết thúc hầu hết các môn học. Nếu có vào lớp thì cũng chỉ có mặt cho đông đủ để khỏi phải bị trừ điểm hạnh kiểm hay chờ nghe biết điểm thi mà thôi. Và để "vui cho qua giờ", họ sẵn sàng tận dụng từng trang giấy trắng còn dư trong vở để chơi carô, oẳn tù tì cứu công chúa... hay chỉ cần vẽ bậy bạ cho đỡ chán. Những kiến thức đã ghi chép từng ngày trên bục giảng giờ chỉ như tờ giấy vụn không hơn không kém, thậm chí có bạn còn phát biểu "phải chi lúc đi học viết ít ít lại thì giờ còn nhiều giấy để... chơi carô rồi!".
Q.T (học sinh lớp 11 trường N) vui vẻ khoe cuốn vở một môn học chỉ ghi có vài trang đầu còn phần sau thì dày đặc các kí tự O, X và các dấu khoach tròn nguệch ngoạc, T bảo đây là kết quả trong hai ngày chinh chiến với thằng bạn để có những chầu nước mía sau giờ học. M. Đ (bạn cùng lớp với T) thì đang hí hửng bứt vở để... xếp máy bay phóng chơi. Những tiết không có cô giáo còn loạn hơn bởi những trò rượt bắt nhau trên bàn ghế, thậm chí giẫm cả lên tập vở và dùng sách để ném nhau... và kết quả là không ít sách xứt bìa, vở lem luốt, sàn lớp thì đầy giấy vụn nhưng hình như chẳng ai còn để ý đến những việc nhỏ nhặt ấy nữa.
Với cô bạn N.L (học sinh lớp 10 trường T) thì lại có thú vui khác, những lúc rỗi cô bạn lại lôi hộp màu thủ sẵn trong cặp ra và bắt đầu "trang trí lại" những trang của mình. Chỗ nào có hình minh họa là L hí hoáy tô màu, thêm vài câu chữ vào cho sinh động rồi đưa cho các bạn xem để cùng cười. Nhiều bạn còn mạnh tay vẽ nhiều hình "không mấy văn hóa" vào sách, vở của mình chỉ để mua vui với bạn bè. Không biết các bạn í có cảm thấy day dứt vì đã chà đạp lên những cố gắng, công sức của mình đã bỏ ra trên từng tờ giấy trắng trong suốt cả năm học hay không nữa?
Đừng đối xử tệ với sách vở của chúng ta thế này, bạn nhé! (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân và kết quả
Không phải họ "không tiếc" sách vở mà là "tiếc làm gì khi năm sau đâu có học nữa?", Đa số học sinh đều cho rằng "học mỗi năm một khác" nên chẳng cần giữ sách vở cũ năm rồi làm gì, huống hồ vở trắng còn nhiều vứt thì tiếc thôi thì "tận dụng làm bàn cờ carô cũng là cách giải quyết triệt để nhất thời" - M (học sinh trường L) thẳng thắn. Quả thật với con một như M thì việc mua một, hai bộ sách một năm học là chuyện bình thường, khi học xong thì cũng chẳng cần giữ gìn làm gì vì đâu phải nhường lại cho em út.
T.D (học sinh trường N) thì tuy em D chỉ kém D một lớp nhưng sách vở cũ của D sau mỗi năm học đều cho hàng xóm vì em D không chịu học lại vở cũ của chị mà cứ đòi mẹ mua bộ sách mới. Còn D thì không thích mẹ cho nhỏ hàng xóm sách cũ của mình nên cứ vô tư mà xé, mà vẽ vào.
Thế nhưng các teen của chúng ta không biết rằng với hành động ấy sẽ nhanh chóng biến chúng ta thành những con người thiếu ý thức trong việc học tập, từng chữ viết ra cũng dễ như xé đi sao? Đ.V(học sinh trường P) từng lâm vào cảnh chẳng biết tìm đâu ra bài vở cũ để ôn thi lại môn Sử vì chưa tới ngày thi T đã quăng vở đâu mất, hỏi mượn bạn bè thì chẳng ai còn giữ vở năm cũ nữa.
Dù cũ nhưng vẫn quý...
Những quyển sách cũ không phải mất đi giá trị của nó mà vì nó mất đi giá trị trong lòng của chúng ta. Dù nó hết giá trị sử dụng của bạn nhưng tin chắc vẫn còn rất nhiều người cần đến nó, vậy tại sao ta không đem nó tặng cho những học sinh nghèo, những người nhận thấy được giá trị của quyển sách. Thay vì tạo hình ảnh xấu xí về việc "thiếu ý thức giữ gìn sách vở" trong mắt mọi người, chúng ta hãy tạo cho mình một hình tượng đẹp bằng việc chia sẻ sách cũ mình cho những người thật sự cần nó.
Các bạn có thể đến các trung tâm hỗ trợ người nghèo để kí gửi bộ sách của mình và nhiều đồ dùng học tập, đồng phục cũ khác để giúp đỡ những học sinh khó khăn trong cả nước. Còn những trang vở trắng còn thừa, các bạn có thể tách chúng ra (nhưng nhớ bấm lại cẩn thận các trang đã viết) và đóng thành những quyển sổ tay hoặc dùng để ghi chép vào năm học sau. Nếu cần phải xem lại kiến thức cũ thì chẳng có gì phải khó khăn phải không nào?
Kết thúc một năm học mệt nhọc để có được một kì nghỉ hè thoải mái sắp tới, thay vì "tàn phá" sách vở để giải trí chúng ta có thể dành thời gian để bàn về những chuyến đi thú vị đổi gió trong hè này. Và nên nhớ rằng, sách vở là tài sản quý báu của mỗi học sinh, hãy tôn trọng nó như tôn trọng chính trách nhiệm học tập của mình, bạn nhé!
Theo PLXH
Tôi ôn thi, tôi là... số 1? Tôi ôn thi, tôi là... số 1? Mùa thi, teen luôn dành được sự quan tâm, ưu tiên của bố mẹ. Nếu biết nhìn vào sự quan tâm ấy để cố gắng, nỗ lực học tập hơn nữa thì chẳng có gì đáng nói. Đằng này, nhiều bạn vin vào đó để tha hồ lên nước. Tư tưởng "tôi ôn thi, tôi phải...