Thầy cô mà cứ kêu khó, thì làm gì có thành công!
Cô Nguyễn Thu Giang cho rằng: “Dạy học tích hợp thực sự gây khó khăn, bản thân giáo viên được đào tạo về chuyên sâu đơn môn nên đây là một thử thách”.
Cô giáo Nguyễn Thu Giang bên phải (ảnh Trinh Phúc).
Ngày 18/1, Báo phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Trường Trung học Phổ thông Lê Xoay (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) tổ chức Hội thảo “ Khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0″.
Bên lề hội thảo này, phóng viên đã trao đổi với cô giáo dạy hóa Nguyễn Thu Giang (giáo viên có thành tích dạy giỏi và chiến sĩ thi đua cấp tỉnh) xoay quanh chủ đề dạy học tích hợp và những đổi mới của chương trình phổ thông mới.
Trao đổi với phóng viên, cô Nguyễn Thu Giang kể rằng, cô đã thử nghiệm dạy một số chủ để tích hợp. Tuy nhiên, việc dạy không phải trong tiết dạy học bình thường thuộc chương trình chính khóa mà ngoại khóa.
Bởi vì, thời lượng 1 tiết như hiện nay không đủ để dạy một chủ đề tích hợp. Cụ thể, cô Giang đã dạy chủ đề Protein trong chương trình Hóa học lớp 12 và một số chủ đề khác.
Kể về quá trình chuẩn bị một chủ đề tích hợp của môn hóa, theo cô Giang: “Để xây dựng một chủ đề dạy tích hợp môn hóa đòi hỏi mất nhiều thời gian.
Trước tiết mình phải có ý tưởng, sau đó khâu chuẩn bị của bản thân, khâu phân công cho học sinh chuẩn bị ở nhà.
Quá trình đó, tôi phải tham khảo ý kiến của các thầy cô bộ môn khác. Ví dụ, mình dạy liên quan đến kiến thức môn sinh học thì mình phải có thời gian trao đổi với đồng nghiệp dạy môn sinh học.
Phải cầu thị học hỏi thì nắm bắt vấn đề mới sâu hơn. Vì, nếu không có kiến thức về sinh học thì không thể giúp học sinh hiểu sâu về bài học protein được”.
Thẳng thắn đánh giá về việc dạy học tích hợp liên môn, cô Nguyễn Thu Giang cho rằng: “Dạy học tích hợp hiện nay thực sự gây khó khăn với giáo viên.
Bản thân giáo viên được đào tạo về chuyên sâu đơn môn.
Tôi chỉ được đào tạo về hóa học chứ không phải đào tạo về hóa sinh hoặc là giảng dạy khoa học tự nhiên nói chung.
Video đang HOT
Vì thế, khi dạy tích hợp đó là một thử thách.
Giáo viên chưa được trau dồi kiến thức tất cả các bộ môn liên quan. Chương trình sách giáo khoa cũng chưa có nội dung về dạy học tích hợp.
Trong khi, chủ đề hầu hết do giáo viên tự nghĩ, tự chọn chủ đề, tự chọn nội dung và phương pháp.
Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất cũng như phương tiện và số lượng học sinh một lớp chưa được thuận lợi để thực hiện dạy tích hợp”.
Từ thực tiễn giảng dạy, muốn đưa dạy học tích hợp đi vào thực chất và phát huy được ưu điểm, cô Giang cho rằng:
“Để phát huy được mặt tích cực của dạy học tích hợp, trước tiên bản thân các trường đại học phải có chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tích hợp, chứ không đào tạo đơn môn.
Phải có chương trình chính thống và chương trình này phải có nghiên cứu chính thống mang tính khả thi để áp dụng được vào điều kiện Việt Nam.
Giáo viên như chúng tôi không thể nào quay trở lại 4 năm đại học để đào tạo liên môn.
Chúng tôi cần có chương trình tập huấn để làm quen một số chủ đề tích hợp thì mới dạy được. Cái này tôi nghĩ cần mất nhiều thời gian và công sức”.
So sánh giữa dạy học tích hợp và dạy học đơn môn, cô Giang thừa nhận, việc dạy học tích hợp gây hứng thú hơn cho học sinh và các em có hiểu biết toàn diện hơn về một vấn đề.
Qua thực tế giảng dạy, cô giáo này cho rằng để dạy hạy, ngoài việc tìm hiểu kiến thức các môn học khác, giáo viên biết khai thác và phát huy hiểu biết của học sinh.
Hiện học sinh học nhiều môn, hiểu biết của các em tương đối toàn diện nên cần chủ động để phát huy tính tích cực của các em.
Cũng liên quan đến giáo dục, một vấn đề giáo dục đang được dư luận chú ý đó là chương trình phổ thông mới.
Đánh giá về chương trình phổ thông mới, cô Giang cho rằng: “Chương trình mới hợp lý hơn chương trình cũ.
Đối với chương trình trung học phổ thông việc chia làm hai giai đoạn có phần đại cương và phần phân môn chuyên sâu.
Sau khi các em học phần đại cương lớp 10, các em có lựa chọn nên học sâu về khoa học tự nhiên hay học về khoa học xã hội.
Trong khi chương trình hiện nay, bắt buộc các em học ôm đồm tất cả các môn. Việc học như hiện nay và thi 6 môn thực sự rất vất vả cho học sinh”.
Cô Giang phân tích thêm: “Chương trình giáo dục phổ thông nếu như phân ban ngay từ lúc vào lớp 10 thì quá sớm.
Phải có thời gian một năm để các em học và định hình năng khiếu của mình. Các em có thời gian khám phá thế mạnh của mình và lựa chọn”.
Cuối cùng, cô giáo Giang khẳng đinh: “Bản thân thấy cái gì mới cũng khó khăn.
Nhưng nếu như chúng ta ngại khó thì chẳng bao giờ đổi mới và tiến bộ được. Đất nước ta cũng không bao giờ bắt kịp với thời đại.
Nên khó đến mấy cũng phải làm được”.
Theo Giaoduc.net
Đang tuyên án ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đang tuyên án các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và &'&'Tham ô tài sản".
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh được dẫn giải vào phòng xét xử nghe tuyên án
Sau 10 ngày xét xử liên tục (cả ngày cuối tuần), sáng nay, 22/1, TAND TP Hà Nội tuyên án các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Ông Đinh La Thăng tại phiên xử sơ thẩm. (Ảnh: TTXVN)
Bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN bị xét xử về tội "Cố ý làm trái". Nguyên Chủ tịch HĐQT PVC Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng Giám đốc PVC) bị truy tố về cả 2 tội "Cố ý làm trái" và "Tham ô tài sản".
Trong phần luận tội, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đánh giá, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Các bị cáo trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong những đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao quản lý vốn và thực hiện những dự án, công trình lớn của quốc gia trong đó có Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Quá trình thực hiện dự án, lợi dụng cơ chế đặc thù và nhiều ưu đãi khác của Nhà nước với PVN, vì các động cơ khác nhau, trên đó là lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, các bị cáo, trong đó đứng đầu là bị cáo Đinh La Thăng, đã thực hiện hàng loạt các hành vi sai phạm, làm trái các quy định của Nhà nước về lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng để tạo nguồn vốn tạm ứng gây thiệt hại cho PVN số tiền đặc biệt lớn.
Thậm chí, một số bị cáo còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập chứng từ khống rút tiền của Dự án để ăn chia, chiếm đoạt sử dụng cá nhân. Hành vi này của các bị cáo đã gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân.
Tại phiên tòa, hầu hết các bị cáo đều khai nhận hành vi phạm tội. Riêng bị cáo Đinh La Thăng không thừa nhận cáo buộc, cho rằng trách nhiệm là thuộc cấp dưới, chỉ thừa nhận trách nhiệm của người đứng đầu, nhưng chưa kiểm tra, giám sát thường xuyên công việc... Tuy nhiên, căn cứ vào tài liệu thu thập được, biên bản họp và lời khai của bị cáo, có thể khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo Đinh La Thăng.
Đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh, căn cứ vào các tài liệu đã thu thập được, căn cứ vào lời khai của các bị cáo, lời khai của nhân chứng, người liên quan và các bằng chứng khác có trong hồ sơ vụ án, đủ cơ sở kết luận: Dù bị cáo Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận hành vi, nhưng dựa vào lời khai của các bị cáo khác, lời khai của nhân chứng, các tài liệu chứng cứ khác, có đủ cơ sở khẳng định hành vi phạm tội của Trịnh Xuân Thanh.
Theo đại diên VKS, ngoài các thiệt hại ban đầu đã được xác định, việc làm sai trái của bị cáo đã tăng kế hoạch gấp đôi thời gian, đội vốn lên hàng trăm triệu USD, hụt vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng... gây thất thoát vốn lớn của Nhà nước. Đây là những sai phạm điển hình của PVN trong những năm vừa qua, thời điểm mà bị cáo Đinh La Thăng giữ trọng trách cao của tập đoàn.
Không chỉ bị cáo Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong vụ án này mà còn kéo theo hàng loạt cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn và các đơn vị thành viên của PVN, trong đó nhiều người có chức sắc, nhiều người từng là các nhà khoa học trong ngành dầu khí, nhiều người từ đây đã tha hóa, biến chất như Trịnh Xuân Thanh là điển hình.
Hành vi phạm tội của các bị cáo là biểu hiện một phần tệ tham nhũng lãng phí, quan liêu, cục bộ, lợi ích nhóm. Việc này không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn tác động xấu tới chính trị, xã hội, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
Thực hành quyền công tố tại tòa, đại diện VKS đã đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Đinh La Thăng từ 14-15 năm về tội "Cố ý làm trái"; Trịnh Xuân Thanh 13-14 năm tù về tội "Cố ý làm trái" và chung thân về tội "Tham ô tài sản".
Các bị cáo khác bị đề nghị từ 24 tháng tù treo đến 28 năm tù.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Quản lý tập đoàn kinh tế đừng để "ai làm rốt cuộc cũng phạm tội" TS Dương Thanh Biểu- nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao đánh giá việc đưa ông Đinh La Thăng ra xét xử cho thấy quan điểm "không có vùng cấm" trong đấu tranh chống tham nhũng. Tuy nhiên, cơ chế quản lý đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước cần phải sớm thay đổi để tránh dư luận cho rằng "ai...