Thầy cô lập tủ sách phục vụ trò nghèo

Theo dõi VGT trên

Không phải mua sách giáo khoa cho năm học mới, có thể mượn sách tham khảo về nhà ngay cả trong dịp hè… đó là những niềm vui nho nhỏ mà nhiều học sinh nghèo ở vùng nông thôn đã có được qua các mô hình tủ sách xã hội đầy ý nghĩa.

Tủ sách “thầy cô”

Cậu bé người dân tộc Dao Lê Văn Hưng (xóm Sinh Tàn, xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) – học sinh lớp 9B Trường THCS Thượng Cửu năm học này sẽ khó có cơ hội đi học nếu phải mua sắm sách vở, đồ dùng học tập… quá nhiều. Hưng cho biết: Nhà em cách trường hơn 10km, để đến được lớp học, em đi bộ khoảng 3 giờ. Ngày nắng thì gia đình cho đi học, chứ mưa thì em phải nghỉ ở nhà vì đường sá đi lại khó khăn. Năm học này, bố mẹ bảo đi học tốn nhiều t.iền nên bắt em nghỉ ở nhà để làm. “Nhờ thầy cô vào thuyết phục và thông báo cho em được mượn sách giáo khoa, vở và cặp sách đến trường, hỗ trợ em ăn ở nội trú nên em mới được đi học lại. Học ở đây em được nhà trường tạo điều kiện cho ở nội trú, mỗi tuần đóng 3kg gạo và 50.000 đồng t.iền mua thức ăn, thông thường em về nhà 1 tuần/lần” – Hưng cho biết.

Thây cô lập tủ sách phục vụ trò nghèo - Hình 1

Các em học sinh ở Thượng Cửu tìm sách trong tủ sách do thầy cô xây dựng

Em Hà Thị Tuyến (xóm Mu, xã Thượng Cửu) vừa khoe bộ sách được mượn, vừa kể: “Nhà em nghèo, để có sách học những năm trước, em phải tìm mua sách cũ giá 45.000 đồng/bộ. Năm nay được mượn sách đi học nên em rất vui, không còn lo k.iếm t.iền mua sách đầu năm nữa”.

Thầy Nguyễn Văn Tuyến – Hiệu trưởng Trường THCS Thượng Cửu cho biết: “Đối với học sinh nghèo vùng cao, số t.iền gần 100.000 đồng/bộ sách cũng có thể trở thành rào cản khiến các em không thể đến trường. Xuất phát từ điều đó, tôi đã trăn trở, suy nghĩ và bàn bạc với các thầy cô giáo trong trường tiến hành xây dựng tủ sách miễn phí. Chỉ sau thời gian ngắn kêu gọi, chúng tôi nhận được rất nhiều sự chia sẻ từ phía ngành giáo dục, phụ huynh và chính các em học sinh. Lượng sách thu thập được chủ yếu là sách giáo khoa và bài tập của học sinh vùng đồng bằng gửi tặng, cùng các đoàn từ thiện”.

Cũng theo thầy Tuyến, sau hơn 2 năm, số sách giáo khoa toàn trường đã có 4.770 cuốn, gồm 256 bộ từ lớp 6 đến lớp 9. Năm học 2013 – 2014, nhà trường đã tổ chức cho mượn 140 – 150 bộ sách giáo khoa trên tổng số 160 học sinh toàn trường. Nếu tính trung bình 100.000 đồng/bộ sách thì tủ sách này đã giúp cho các gia đình có con em đi học tại trường tiết kiệm khoảng 14-15 triệu đồng.

Bên cạnh đó, trường cũng phối hợp với các tổ chức từ thiện trao quà, tặng học bổng, sách, vở ghi chép và dụng cụ học tập cho các em học sinh. Nhờ đó mà tỷ lệ chuyên cần tăng cao, kết quả học tập cũng cải tiến rõ rệt. …

Và những tủ sách “phụ huynh”

Ở nhiều vùng quê nghèo thuộc huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), những tủ sách thân thiện mang tên “Tủ sách phụ huynh” đã không còn xa lạ. Xuất phát từ nhu cầu đọc sách tham khảo, ngoài giờ học của học sinh trong khi thư viện các trường đều quá tải số người mượn, Trường THCS An Dục đã có sáng kiến xây dựng tủ sách cho từng lớp học mà người đóng góp cho tủ sách các lớp chính là các phụ huynh.

Đ.ánh giá về hiệu quả của những tủ sách đặc biệt này, ông Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: “Ngoài việc phát triển các tủ sách trong trường học, hiện nay nhiều địa phương đã xây dựng được các tủ sách lưu động, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình… Đây chính là những nhân tố phát triển giáo dục toàn diện ở các miền quê nghèo, cũng là động lực cho việc học tập suốt đời được coi trọng và nhân rộng hơn”.

Ngoài nguồn sách cũ phụ huynh huy động được, phụ huynh các lớp sẽ tự góp t.iền, lên các đầu sách cần mua để phục vụ con em mình, tham khảo ý kiến của giáo viên để xây dựng tủ sách. Mỗi “Tủ sách phụ huynh” như thế có thể huy động từ 50 – 100 đầu sách các loại: Sách tham khảo, lịch sử, văn học, truyện tranh, báo thiếu nhi… và chính học sinh trong lớp sẽ lần lượt làm “thủ thư” để quản lý tủ sách này. Một điều đặc biệt nữa là học sinh của các lớp có thể chia sách mang về đọc mỗi dịp hè để bổ sung thêm kiến thức. Cô giáo Nguyễn Hải Vân cho biết: “Nhờ có Tủ sách phụ huynh mà tất cả học sinh trong trường đều có cơ hội tiếp cận được với sách tham khảo. Mỗi năm, các tủ sách lại dày thêm do học sinh khoá trên ra trường tặng lại cho học sinh khoá dưới”.

Video đang HOT

Được biết hiện nay, hầu như tất cả các lớp học trên địa bàn huyện này đều đã có tủ sách, hàng năm giúp gần 30.000 học sinh có sách đọc bất kỳ lúc nào.

Theo TNO

Bà giáo già dạy chữ miễn phí, nuôi chị gái mù lòa

Đưa bàn tay run run, bà giáo gần 70 t.uổi đỡ cô bé liệt hai chân ngồi ngay ngắn lên ghế, rồi quay sang nhắc cậu học trò đang nghịch cuối lớp về chỗ. Chỉ vài tháng các em nhỏ hoặc người 50, 60 t.uổi đã biết đọc, biết viết.

13h30, không cần tiếng trống, tiếng kẻng, lũ trẻ trong bộ quần áo cũ mèm, nhem nhuốc ở làng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) lại cắp sách đến lớp học tình thương. Ở góc sâu nhất của căn phòng, bà giáo già có làn da sạm đen vì nắng và gió biển đã ngồi đợi sẵn.

Bà nheo đôi mắt hiền lướt nhanh điểm danh đám học trò. Đưa bàn tay run run, bà giáo đỡ cô bé liệt hai chân ngồi ngay ngắn lên ghế, rồi quay sang nhắc cậu học trò lên 10 đang ngọ nguậy nghịch kiến càng phía cuối lớp về chỗ. Khi lũ trẻ đã ngồi ngay ngắn, bà giáo bắt đầu buổi học...

Bà giáo già dạy chữ miễn phí, nuôi chị gái mù lòa - Hình 1

Bà ân cần nắn từng nét chữ, nết người cho học trò. Ảnh: Lê Hoàng.

Nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị Thông được biết đến như một "chiến sĩ tiên phong" trong phong trào "diệt giặc dốt" ở làng biển Diêm Phố. Dù đã gần 70 t.uổi, nhưng ngày ngày bà Thông vẫn miệt mài dạy chữ cho những đ.ứa t.rẻ khuyết tật, con nhà nghèo. Trong số học trò của bà còn có cả những người đã sang t.uổi U50, U60...

Vốn yêu thích nghề "gõ đầu trẻ" nên khi vừa học hết lớp 7, cô Thông xung phong dạy lớp vỡ lòng cho đám trẻ trong thôn. Làm "cô giáo làng" hơn một năm, lãnh đạo địa phương thấy cô yêu nghề lại có kiến thức nên đã động viên đi học thêm nghiệp vụ sư phạm. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp trung học sư phạm, cô được điều về quê dạy cấp 1 (nay là tiểu học).

Cũng từ đấy, năm nào cô cũng đạt giáo viên dạy giỏi. Mấy năm nỗ lực, cô được bổ nhiệm làm Hiệu phó trường cấp 1 Đa Lộc, rồi Hiệu phó trường cấp 1 Đông Minh (Đông Sơn). Năm 1987, cô quay về trường cấp 1 Ngư Lộc 2, nhận chức Hiệu trưởng.

Sau 35 năm cống hiến cho ngành giáo dục, tháng 9/2001, cô giáo già nghỉ hưu, sống độc thân cùng với người chị gái mù lòa. Trăn trở trước lũ trẻ nghèo sớm rơi vào cảnh thất học, cô quyết định mở lớp học tình thương miễn phí.

Tâm sự về việc "vác tù và hàng tổng", bà giáo già chia sẻ, làng biển Diêm Phố vốn nghèo đói, lam lũ suốt bao đời. Người dân quanh năm đầu tắt mặt tối vươn khơi bám biển nhưng hiểm nguy luôn rình rập, đói nghèo bủa vây.

"Tôi còn nhớ như in cảnh tang tóc, tiêu điều của dân làng sau cơn bão dữ năm 1996. Mùa mưa năm đó, một cơn bão lớn ập về làng, biết bao gia đình tan nát, vợ mất chồng, con mất cha... kéo theo những đ.ứa t.rẻ nghỉ học hàng loạt để ra biển mò cua, đ.ánh lưới lao động k.iếm t.iền phụ gia đình. Cũng kể từ đó tôi ấp ủ ước mơ xóa mù chữ cho những mảnh đời bất hạnh...", bà Thông nói.

Nghỉ hưu chính là thời gian để bà giáo nghèo thực hiện tâm nguyện còn dang dở. Vài tháng sau khi nghỉ chế độ, bà bắt đầu lặn lội đến từng thôn xóm, từng gia đình để vận động phụ huynh cho con đến học chữ. Tháng 2/2002, lớp học tình thương miễn phí được khai giảng ngay tại căn nhà hai gian của bà với 16 em, đứa 8 t.uổi, đứa 13 t.uổi, cũng có người 22 t.uổi...

Bà giáo già dạy chữ miễn phí, nuôi chị gái mù lòa - Hình 2

Không chỉ dạy t.rẻ e.m nghèo, khuyết tật, cô Thông còn mở nhiều lớp bình dân học vụ để xóa mù cho người dân làng biển thất học. Ảnh: Lê Hoàng.

Lớp học những ngày đầu đối diện với rất nhiều khó khăn. Bà Thông nghĩ đủ cách xoay sở để các em có được một lớp học "hợp chuẩn". "Đêm trước ngày khai giảng, tôi cặm cụi tháo những cánh cửa gỗ kê làm bàn, nhặt những tấm ván mỏng làm bảng... Thấy học trò đến đăng ký rất đông, lớp học không đủ chỗ ngồi, cả đêm mất ngủ suy tính tìm địa điểm, tôi quyết định tận dụng con ngõ nhỏ vào nhà để làm lớp học", bà Thông nhớ lại.

Lớp học trong con ngõ nhỏ mái lợp bằng những tấm phên cũ nát, mưa dột tứ bề, nắng rọi xuyên khắp nơi, nhưng ngày ngày vẫn vang lên tiếng lũ trẻ học bài, tiếng bà giáo già ân cần giảng giải. Học sinh đều rất nghèo, có đứa mồ côi nên bà phải trích cả phần lương hưu của mình mua sách vở, đồ dùng học tập.

Dù được dạy chữ miễn phí nhưng nhiều trẻ lớn t.uổi vẫn tự ti, mặc cảm... bà Thông không tiếc thời gian, công sức khuyên các con chuyên cần tới lớp. Sau mỗi buổi dạy, dân làng Diêm Phố lại thấy bà giáo đội nón rách, manh áo bạc phếch cuốc bộ khắp làng trên xóm dưới tìm những t.rẻ e.m lang thang, tàn tật "mời" đến lớp.

Em nào đột nhiên nghỉ học đến buổi thứ hai, không kể sớm tối, bà Thông liền tìm đến tận nhà thăm hỏi động viên. Nhắc đến kỷ niệm với học trò nghèo, bà Thông nhớ, có lần đang dạy, một cháu bị tụt huyết áp vì đói lả, bà phải cõng tới trạm xá cấp cứu. Sau buổi học, đến thăm gia đình mới biết mẹ cháu bị ốm liệt giường nên cơm ăn bữa đói bữa no. Hôm sau bà liền lên báo cáo với UBND xin cứu trợ gạo khẩn cấp để cháu được tiếp tục đến lớp.

Vốn có nhiều năm kinh nghiệm nên phương pháp dạy học của bà Thông rất sinh động, dễ hiểu. Đối với học sinh yếu bà chủ động dạy kèm hoặc phân công cho em khá kèm thêm nên các cháu tiến bộ rất nhanh. Có em chỉ học một năm đã xong chương trình của hai, ba lớp... Ngoài việc dạy chữ, chỉ bảo tận tâm, bà Thông còn coi bọn trẻ như con.

Học sinh đặc biệt Nguyễn Thị Thùy (9 t.uổi, thôn Nam Vượng, xã Ngư Lộc) bị liệt hai chân từ khi mới lọt lòng. Nhiều năm nằm viện nên cháu không được đi học đúng t.uổi. Nghe tin gia đình gửi Thùy sang trường mầm non nhưng bị bạn bè trêu nên bé không dám đến lớp, bà Thông đến nhà xung phong nhận dạy chữ cho em. Bà cho biết sẽ dạy Thùy đuổi chương trình lớp 1 và lớp 2 trong một năm để sang năm chuyển thẳng cháu lên lớp 3.

"Con yêu mẹ Thông lắm. Con sẽ chăm chỉ học thật tốt để không làm mẹ buồn. Sau này lớn, con muốn làm cô giáo để dạy chữ cho các em nhỏ như mẹ Thông bây giờ...", bé Thùy thủ thỉ.

Gương mặt ngây thơ và ước mơ trong sáng của con gái khiến chị Bùi Thị Tới (mẹ Thùy) ngồi kế bên rơm rớm nước mắt. Chị Tới cho biết, mới mấy tháng theo học nhưng cô bé tiến bộ rất nhanh, giờ đã biết đọc, viết thành thạo. "Gia đình tôi ơn cô Thông suốt đời. Cháu nói đi học rất vui vì cô giáo rất thương các con", chị Tới kể.

Bà giáo già dạy chữ miễn phí, nuôi chị gái mù lòa - Hình 3

Học trò của bà có nhiều người đã bước sang t.uổi 50, 60. Ảnh: Lê Hoàng.

Lớp học tình thương còn có nhiều học sinh thiểu năng trí tuệ khiến chặng đường "ươm chữ" của bà gặp khá nhiều chông gai. Bé Nguyễn Văn Dương (10 t.uổi) đi học mấy năm mà chỉ biết mặt chữ, cứ học xong lại quên ngay. Bà cho rằng, với những học sinh này phải thật kiên trì, nếu không sẽ như công dã tràng xe cát vậy.

Tuy nhiên, điều bà Thông thấy buồn nhất là không phải dạy bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm mà nhiều trò không chịu học, cứ suốt ngày mải chơi, bỏ lớp. "Nhiều lúc phát khóc vì những đứa ngỗ ngược, tôi định bỏ lớp về nghỉ dưỡng già nhưng đêm về nghĩ lại thấy không đành lòng để lũ trẻ lớn lên không có chữ", bà tâm sự.

Sau nhiều năm dạy học tạm bợ ở con ngõ, địa phương tạo điều kiện cho bà Thông mượn nhà văn hóa thôn để duy trì một lớp tình thương và một lớp xóa mù chữ cho người lớn t.uổi. Hơn 10 năm dạy học miễn phí, đã có hàng trăm em nhỏ và người lớn được bà dạy chữ. Năm 2012, bà Thông dạy hai lớp với gần 20 học sinh. Đã có nhiều em nhờ đó mà có đủ kiến thức để thi vào các trường chính quy, nhiều em trưởng thành giờ đã là nhà buôn, thợ máy giỏi...

Trong lớp học xóa mù chữ của bà Thông, có cả những cặp vợ chồng, có người đã lên ông, lên bà. Bà Nguyễn Thị Mon (58 t.uổi), một trong những học viên lớn t.uổi nhất cho biết, bao năm nay bà day dứt vì đời không có nửa chữ cắn đôi. Mỗi khi ra đường thấy mình quá thiệt thòi, rồi mỗi lần vay vốn ngân hàng không biết ký cứ phải dùng tay điểm chỉ. Xưa kia gia đình nghèo, bố mất sớm, mẹ chạy chợ không đủ ăn nên không có cơ hội đến trường. Đầu năm, được chồng và con cháu động viên, dù đã sắp sang t.uổi 60, bà vẫn quyết ghi danh xin "tấm chữ".

"Ban đầu cũng ngại lắm, vì đầu đã bạc rồi mà mới đi học lớp vỡ lòng, nhưng giờ quen rồi thấy vui lắm. Ngoài giờ lên lớp, tôi còn nhờ cháu nội, cháu ngoại dạy thêm", bà Mon tâm sự và cho biết từ khi biết chữ, suốt ngày bà cứ ôm cuốn sách rồi ê a tập đọc, đ.ánh vần. "Mới học ba tháng mà tôi đã đọc thông, viết thạo rồi. Nhờ ơn cô Thông, giờ ra đường biết đọc biển báo, ký giấy vay vốn chứ không phải điểm chỉ nữa", bà Mon khoe.

Ở lớp học bình dân này còn có vợ chồng anh Đặng Văn Bắc, chị Nguyễn Thị Hiệu, đều gần 50 t.uổi. Vì là học sinh nam duy nhất nên anh Bắc được bầu làm lớp trưởng, chị Hiệu được bầu làm quản ca. "Vài tháng nay, mấy đứa con cứ động viên, hai vợ chồng bỏ hết công việc quyết học bằng được cái chữ. Tối đến lớp, đêm về hai vợ chồng lại cùng các con tập đ.ánh vần khiến căn nhà luôn đầy ắp tiếng cười. Mới học vài tháng thôi nhưng tôi đã biết đọc báo, đọc chữ trên tivi rồi", anh Bắc tự hào và cho biết xưa bố anh mất sớm, gia đình nghèo khó lại đông anh em nên không được đi học.

Dù mang đến nhiều niềm vui, hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh nhưng bà Thông cũng có những nỗi buồn riêng. Sau mỗi tối lên lớp, bà lại thức một mình bên ánh đèn khuya miệt mài soạn giáo án cho buổi học ngày mai. Nói về gia đình riêng, đôi mắt đượm buồn, bà bảo hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ là có một tổ ấm, có người chồng để nương tựa, có những đứa con để vỗ về, nhưng điều đó đã không đến với bà. Hơn 60 năm nay bà vẫn một mình lẻ bóng...

Bà giáo già dạy chữ miễn phí, nuôi chị gái mù lòa - Hình 4

Đêm đêm, bà giáo lại một mình bên căn phòng vắng soạn giáo án cho buổi lên lớp ngày mai. Ảnh: Lê Hoàng.

Người chị gái mù sống cùng bà Thông kể: "Ngày còn xuân sắc, nhiều người dạm hỏi, xin được cưới về làm dâu, nhưng vì gia đình khó khăn, hai chị lớn lấy chồng sớm, chỉ còn chị ba mù lòa, bố mẹ già yếu không người chăm sóc nên "nó cứ khất lần người ta, năm này sang năm khác, đến hết cả t.uổi xuân. Tình duyên bỏ ngỏ, nó ở vậy chăm sóc bố mẹ và tôi".

Nghe chị gái nói vậy, bà Thông gạt ngang bằng nụ cười hóm hỉnh: "Không có con riêng nhưng tôi có hàng ngàn đứa con đấy... Tôi còn khỏe, mắt còn sáng và còn những người cần chữ thì tôi còn dạy học, còn... có con".

Nói về cô giáo Thông, ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc cho biết, do là xã thuần ngư, bao đời gắn với nghề chài lưới, lênh đênh trên biển nên số người thất học, mù chữ chiếm tỷ lệ khá cao. Hơn chục năm nay, nhờ có cô Thông, hàng trăm học sinh nghèo, khuyết tật, nhiều người lớn t.uổi đã được biết chữ.

"Chính tấm gương sáng của Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thông đã khơi dậy truyền thống và phong trào hiếu học ở địa phương. Mấy năm nay, xã quyết định dành riêng một phòng ở khu nhà Trung tâm học tập cộng đồng để cô Thông tiếp tục thực hiện tâm nguyện. Lớp học tình thương của cô Thông nhiều năm nay đã trở thành địa chỉ đỏ cho những người nghèo hiếu học", ông Ngữ cho biết thêm.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Team Quang Linh bị phốt chèn ép 1 thành viên phải rời nhóm, trả lương bèo bọt?
    07:44:53 21/09/2024
    Xôn xao hình ảnh nghi Quốc Nghiệp biểu diễn tại Mỹ
    07:09:09 21/09/2024
    Hay tin bạn thân sinh con, tôi hào phóng gửi tặng 10 triệu rồi 'hóa đá' trước tin trả lời sốc hé lộ bí mật động trời
    05:42:30 21/09/2024
    Nam Em phán đúng 4 chữ ngày bà Phương Hằng ra tù, ăn mừng kẻ huỷ diệt showbiz
    07:02:30 21/09/2024
    Con gái tôi đi công tác 2 tuần, con rể liền có biểu hiện bất thường, tôi lén theo dõi và hốt hoảng khi biết đầu đuôi sự việc
    06:22:01 21/09/2024
    Hai mỹ nhân chuyển giới Vbiz nổi tiếng châu Á: Một người trở thành "phú bà", một người lâm cảnh vỡ nợ
    06:27:43 21/09/2024
    Con trai tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn diện vest bảnh bao, sánh vai bên bạn gái thông báo tin vui
    07:40:30 21/09/2024
    5 nữ chính không ai ưa nổi trong phim Hoa ngữ: Số 1 là "tiểu tam" b.ị g.hét suốt 10 năm qua
    06:01:56 21/09/2024

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    CĂNG: Thí sinh quốc tế bị ekip Miss Cosmo xúc phạm, lộ đoạn tranh cãi khó chấp nhận trên livestream!

    Sao việt

    12:45:50 21/09/2024
    Người trong cuộc đã lên tiếng xin lỗi, rút khỏi chương trình nhưng cư dân mạng vẫn rất bức xúc vì thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp.

    Chồng coi chăm sóc bố mẹ anh ấy là nghĩa vụ mà không đoái hoài đến cha mẹ tôi

    Góc tâm tình

    12:42:41 21/09/2024
    Khi tôi ngỏ ý muốn gửi biếu bố mẹ mình chút ít sửa nhà thì chồng giãy nảy nói rằng công việc đằng nhà tôi đã có con trai ông bà lo, tôi đi lấy chồng rồi thì phải lo việc nhà chồng.

    Em dâu Trương Mỹ Lan sửng sốt khi biết hậu quả gây ra với người dân

    Pháp luật

    12:33:40 21/09/2024
    Qua quá trình làm việc tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Nhã thấy Tập đoàn thành lập rất nhiều công ty. Ngoài các công ty mà bà Nhã được tham gia để thiết kế, quản lý nhà hàng, khách sạn thì các công ty còn lại thành lập để làm gì bà Nhã ...

    Giá vàng vượt 2.600 USD, phá vỡ mọi kỷ lục

    Tin nổi bật

    12:23:19 21/09/2024
    Lần đầu tiên giá vàng nhẫn chạm mốc 80 triệu đồng/lượng. Đà tăng phi mã của vàng nhẫn trong nước cùng diễn biến đi lên của thế giới. Kim loại quý trên thị trường quốc tế đã vượt 2.600 USD.

    Hướng dẫn nhận quà siêu giá trị của Wuthering Waves - thời gian có hạn

    Mọt game

    12:18:50 21/09/2024
    Không thể phủ nhận Wuthering Waves đã có màn ra mắt tương đối khó khăn khi quá nhiều biến cố xảy ra khiến các fan hâm mộ không khỏi phàn nàn.

    Miss Cosmo 2024: Choáng ngợp Hello Cosmo From Vietnam, thí sinh catwalk mãn nhãn

    Sao châu á

    11:54:39 21/09/2024
    Sau đêm thi Trang phục Dân tộc đầy ấn tượng, chiều 20/09/2024, các thí sinh Miss Cosmo 2024 tiếp tục tham gia trình diễn trong Fashion Show Hello Cosmo From Vietnam diễn ra tại Khê Cốc, thuộc Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình.

    "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4.000m2 nhưng quý tử chỉ chọn ở nơi nhiều người chê

    Netizen

    11:50:30 21/09/2024
    Mới đây, đoạn clip trò chuyện giữa Mailisa và con trai thứ 2 bất ngờ viral vì quý tử có tính cách khá đối lập với độ giàu có của gia đình. Nhiều người cũng bày tỏ sự nể phục với cách dạy con nghiêm khắc nhưng vẫn tâm lý của bà trùm thẩm...

    Áo len là 'chìa khóa' giúp bạn ấm áp và thời thượng trong mùa thu đông

    Thời trang

    10:59:03 21/09/2024
    Đối với môi trường công sở, kết hợp món đồ này với quần âu dáng suông sẽ mang lại vẻ thanh lịch và chuyên nghiệp. Đừng quên hoàn thiện bộ trang phục với một chiếc túi xách nhỏ xinh để thêm phần hoàn hảo.

    Chỉ một lần khoe dáng, nữ coser này khiến người xem muốn "chơi" Wuthering Waves ngay lập tức

    Cosplay

    10:45:17 21/09/2024
    Ra mắt chưa đầy 2 tuần, thế nhưng Wuthering Waves đã thật sự trở thành một hiện tượng mới ở thị trường game Việt. Trên khắp các diễn đàn lớn, nhỏ, không khó để bắt gặp những bài đăng tranh luận

    Katy Perry: Vật lộn tìm lại ánh hào quang

    Nhạc quốc tế

    10:27:11 21/09/2024
    Katy Perry từng là Nữ hoàng mùa hè với hàng loạt bản hit sôi động mỗi năm, thế nhưng ở hiện nữ ca sĩ đã hoàn toàn thất bại.

    Nữ ca sĩ 46 t.uổi phản đối Trấn Thành khi bị nói tán tỉnh đàn em

    Tv show

    10:24:29 21/09/2024
    Thu Minh cũng nói với đàn em: Tôi nói thẳng với các em. Tôi tỏ rõ trong chương trình này, tại thời điểm này, tôi đúng nghĩa là đầu gấu .