Thầy cô lặn lội tìm trò
Là vùng dân tộc thiểu số với số đông là người Dao trắng, nên công tác vận động học sinh ra lớp ở xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái) gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ, giáo viên Trường THCS Động Quan.
Nhịn đói đi vận động trò tới lớp
Để tận mắt chứng kiến nỗi vất vả của các thầy cô giáo Trường THCS Động Quan, chúng tôi đã có buổi theo chân thầy Phùng Trung Kiên – Hiệu trưởng nhà trường và cô Lương Thị Ái – giáo viên chủ nhiệm lớp 8C, một trong những lớp có số học sinh bỏ học nhiều nhất, đến thôn 5 để vận động học sinh ra lớp. Các thầy cô đã chuẩn bị sẵn cho chúng tôi đôi dép quai hậu chắc chắn và kèm theo chai nước lọc.
Thôn 5 chỉ cách Quốc lộ 70 chừng 7km, nhưng để vào bản chúng tôi phải đi ngược dòng suối, con đường “độc đạo” để ra vào nơi này. Chiếc xe của chúng tôi lúc chồm lên rồi lại ngụp xuống trong dòng suối lổm nhổm đá. Ngồi sau xe tôi, cô Ái bảo: “Đây là ngày nắng và vào mùa khô, suối ít nước, chứ vào ngày mưa nước lũ to thì không thể vào được”.
Cố bò ì ạch được một đoạn, chiếc xe máy mới tinh của tôi bỗng “ngất xỉu” vì chưa bao giờ phải chiến đấu với con đường nào khó khăn như vậy. Dựng xe ngay giữa dòng suối, chúng tôi bắt đầu lội bộ. Đi một quãng xa, thôn 5 bắt đầu hiện ra với những mái nhà lưa thưa nằm chon von lưng chừng đồi, không khí vắng lặng và buồn tẻ. Theo thầy Kiên, thôn 5 có 27 học sinh thì tất cả đều là con em hộ nghèo.
Dù vận động thế nào, mẹ em Phối vẫn nói em không đi học nữa
Để đến được nhà em Triệu Văn Phối, chúng tôi phải vượt qua con dốc dài chừng nửa cây số. Nhìn đồng hồ đã 11 giờ 30 nhưng ngôi nhà sàn xiêu vẹo vẫn im lìm, cửa mở toang. Để chờ Phối và bố mẹ đi làm về, chúng tôi lên nhà ngồi. Kiên trì chờ đến 12 giờ, thì chị Triệu Thị Đánh – mẹ em Phối cũng đi nương về. Chị tiếp chúng tôi bằng câu nói dài: “Nhà tôi có 4 đứa con, Phối là út. Nhà không có tiền nên hiện nay bố nó đi lên Lào Cai để làm thuê. Phối năm nay 17 tuổi, nên nó không muốn đi học nữa, xuống Yên Bái làm cho quán phở rồi. Thầy cô cũng đã đến vận động nó đi học mấy lần rồi, nhưng nó bảo không đi học nữa đâu”. Bao nhiêu lời lẽ thuyết phục nhưng rồi các thầy cô cũng đành bó tay trở về.
Rời nhà em Phối, chúng tôi đến nhà em Triệu Thị Lo, may mắn là gặp được mẹ em đang bế con nhỏ ở nhà, còn Lo đã đi lên rẫy từ sáng sớm và phải đến tối mới về. Chị Triệu Thị Định (mẹ Lo) cho biết: “Nó bảo không đi học nữa đâu, học tiếng Anh khó lắm, với lại nó ăn hỏi rồi, không biết khi nào nhà chồng đòi cưới nữa. Năm nay nó 17 tuổi rồi mà”…
Video đang HOT
Vậy là các thầy cô cứ vận động, cứ thuyết phục, còn bố mẹ các em chỉ có một câu “không”. Cái đói, cộng với nỗi buồn không vận động được các em ra lớp, khiến đường về càng trở nên gian nan vất vả hơn, thầy cô ai nấy trĩu nặng nỗi buồn.
Rất cần chính sách hỗ trợ
Thầy Hiệu trưởng Phùng Trung Kiên cho hay: “Nhà trường bắt đầu cho học sinh tựu trường từ 12.8, học được hơn tháng rồi nhưng hiện nay còn 9 học sinh chưa ra lớp. Nguyên nhân một phần do gia đình các em nghèo đói, do nhà xa trường đi lại khó khăn, một phần là do tuổi các em đã lớn nên không muốn đi học nữa.
Nhà trường cũng có khu bán trú cho các em, nhưng do kinh phí không có, khi nói đến chuyện phải đóng góp gạo và tiền mua thức ăn thì hầu hết các phụ huynh không đồng ý”. Thầy Kiên còn cho biết thêm: Năm 2012, theo Nghị định 49 trường có hơn 300 học sinh (trên tổng số 396 em) thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 70.000 đồng/tháng.
Sang năm 2013 này, theo Nghị định 74 sửa đổi, trường chỉ còn 200 em thuộc hộ nghèo được hưởng hỗ trợ. Mà trên thực tế, đời sống của bà con người Dao trắng nơi đây rất khó khăn, nhưng không nằm ở diện Vùng III nên mức hỗ trợ cho các em rất thấp. Do không được hỗ trợ tiền bán trú, việc vận động các em đến lớp rất khó khăn…
Theo TNO
Chàng trai dân tộc thiểu số thủ khoa HV Hàng không
Hoàng Hiệp, chàng trai dân tộc Tày là một trong 7 thủ khoa xuất thân từ trường THPT chuyên Nguyễn Du, tỉnh Đắk Lắk. Hiệp cũng đỗ vào khối A1 của ĐH Ngoại thương TP.HCM với 25,5 điểm.
Tự hào là người dân tộc
Chàng trai thủ khoa HV Hàng không TP.HCM sinh ra tại mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn, lớn lên trong gia đình có bố là công nhân viên chức, mẹ ở nhà nội trợ, chăm lo cho cuộc sống gia đình.
Trong việc học tập, bố mẹ luôn quan tâm đến Hiệp. Bố thường xuyên tìm giúp em nhiều tài liệu, sách vở để em có thể học và tự đọc thêm. Mẹ luôn là người tâm lý, nhắc nhở, động viên mỗi khi em gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như việc học hành. Sự hậu thuẫn đặc biệt từ gia đình luôn là nguồn động lực thôi thúc em chăm học và học giỏi để mang lại nguồn vui cho bố mẹ.
Hiệp (ngoài cùng, bên trái) cùng bạn bè.
Nhà cách trường 12 km, Hiệp đi học bằng bằng xe buýt, không ngại mưa nắng. Buổi sáng, Hiệp phải dậy sớm trước 5 giờ để đứng ngoài đường đón xe.
Khi nhận xét về con trai, anh Hoàng Anh Hùng chia sẻ: "Cá tính đáng quý và nổi bật nhất của Hiệp là độc lập trong cuộc sống, tự giác và tự học rất cao".
Có gốc là học sinh dân tộc Tày, thi đỗ vào trường chuyên tại thành phố Đắk Lắk, Hiệp luôn thấy tự hào về gốc gác của mình. Là chàng trai dân tộc thiểu số, Hiệp nhắn nhủ: "Dù là dân tộc Kinh hay dân tộc thiểu số thì cũng nên luôn tự hào về gốc gác của mình, giữ gìn được bản sắc văn hoá và tiếng nói quý báu của dân tộc".
Học giỏi toàn diện
Đối với Hiệp, trường học là nơi phát hiện và bồi dưỡng ý chí thủ khoa cho em. Chàng trai này chia sẻ: "Có thể bằng ý chí của mình em vẫn có thể học giỏi và thi đỗ đại học ở một trường huyện, nhưng chính trường chuyên mới có thể giúp em phát huy được năng lực và sự đam mê để thi đỗ 2 trường, giành kết quả cao trong học tập".
Khi Hiệp thi vào trường chuyên Nguyễn Du, em đều đỗ với điểm nằm trong top đầu của 2 lớp chuyên Anh và chuyên Toán. Sau đó, Hiệp đã chọn vào học lớp chuyên Toán. Điều khá thú vị là, em đã cùng với người bạn thân của mình suốt 12 năm học. Đó là Nguyễn Trần Sang, cùng Hiệp thành "đôi bạn ngồi cùng bàn", "đôi bạn thủ khoa", góp phần vào một lớp học có 5 thủ khoa của một mái trường có 7 thủ khoa trong nùa tuyển sinh năm nay.
Hoàng Hiệp và cô giáo chủ nhiệm lớp 12.
Hiệp có thành tích học tập rất đáng nể, ngay từ lớp 5 em đã giành giải nhất học sinh giỏi môn Toán của huyện Krong Ana. Mặc dù học lớp chuyên toán, nhưng Hiệp học rất giỏi tiếng Anh. Hai năm học liên tục ở lớp 11 và 12, em đều đạt giải Nhì học sinh giỏi tiếng Anh của tỉnh, đạt giải Nhất Học sinh giỏi tiếng Anh trên Internet.
Nói về người thầy dạy chuyên Toán của lớp, em rất tự hào: "Thầy Mai Đức Thanh là một giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm hay trong việc phân tích và giải bài tập. Khi chuẩn bị cho lớp ôn thi đại học môn Toán, thầy rất đặc biệt chú ý đến kỹ năng, phương pháp làm bài sao cho chặt chẽ, rõ ràng".
Bí quyết để đạt danh hiệu thủ khoa
Trên lớp, Hiệp luôn chú ý và tập trung cao độ lắng nghe bài giảng của các thầy cô, nắm vững kiến thức cơ bản. Hiệp củng cố kiến thức bằng các bài tập trong sách giáo khoa trước khi làm thêm các bài tập bên ngoài trong các tài liệu tham khảo.
Hoàng Hiệp chia sẻ về kỹ năng làm bài: "Đối với môn chuyên là môn Toán, khi học em luôn có một cuốn vở để ghi lại các phần lý thuyết cần nhớ để thuận tiện cho việc ôn luyện kiến thức. Em luôn xác định rõ và ôn kỹ các dạng bài tập thường gặp và củng cố các dạng mà em thấy mình chưa nhuần nhuyễn. Khi làm bài thi, em chủ trương những câu dễ làm trước, khó làm sau. Với các câu hỏi khó, cần cố gắng biến đổi về các dạng dễ hơn, quen thuộc hơn. Câu nào chưa thể ra kết quả có thể ghi các bước biến đổi ra giấy để có thể giành được từng phần điểm của câu đó".
Hiệp cho biết, em luôn cố gắng hoàn thành sớm bài tập về nhà. Ngoài ta, trong lúc rảnh rỗi, em hay nghe nhạc hoặc rèn luyện kỹ năng học, đọc, nghe hiểu tiếng Anh qua việc nghe hay đọc các bản tin tức quốc tế.
Khi làm bài thi, cần đọc kỹ các yêu cầu của các phần. Những phần mình cảm thấy tự tin hơn thì làm trước, câu nào mình chắc chắn thì khoanh cẩn thận vào phiếu làm bài thi. Các phần khó hơn thì nên chú ý đánh dấu trên giấy nháp để quay lại sau, dùng phương pháp suy luận và loại trừ để có thể dễ dàng lựa chọn đáp án chính xác hơn.
Chính nhờ phương pháp học tập và kỹ năng làm bài tốt nên Hiệp đã trở thành thủ khoa của trường HV Hàng không, mang lại niềm vui, vinh dự cho gia đình và quê hương.
Theo VNE
Nghe học sinh dân tộc thiểu số chia sẻ đam mê học Sử "Hãy học Sử để biết! Hãy học Sử giống như khi mình chơi một trò giải trí gì đó thì sẽ thấy rất hiệu quả...". Đó là chia sẻ của em Mông Thị Bích Vân, người dân tộc Nùng, học sinh lớp 11A3, Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Phóng viên Dân trí vừa có cuộc trò...