Thầy cô làm cầu tạm vượt lũ cho học sinh đến trường
Hai thầy giáo cắm bản của nhà trường vẫn đang “mắc kẹt” tại các điểm trường suốt nhiều ngày nay do nước lũ tràn về.
Sau hai ngày quần quật, các thầy cô Trường trung học phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Tr’Hy (huyện Tây Giang, Quảng Nam) cùng cán bộ xã, bộ đội biên phòng đã hoàn thành cây cầu treo bắc qua con suối đỏ mùa lũ.
Các thầy cô làm cầu treo bắc qua con suối mùa lũ đến học sinh đến trường.
Đây là chiếc cầu thứ ba mà thầy cô và người dân nơi đây phải làm “thần tốc” để đảm bảo giao thông cho học sinh và giáo viên nhà trường trong mùa mưa bão.
Thầy Nguyễn Đông Vũ – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, gọi là cầu cũng không hẳn đúng, mà đó chỉ là những đoạn tre, gỗ được đan cấp tốc để nối hai bờ suối.
Chỉ trong vòng mấy ngày nhưng trên cùng đoạn suối này đã có 3 chiếc cầu bị nước lũ cuốn trôi.
“Đây là cây cầu tạm được làm lần thứ ba, nối giữa hai thôn A Banh 1 và A Banh 2 (xã Tr’Hy). Những cây cầu trước đã bị nước lũ tràn về, cuốn phăng tất cả. Không có cầu, học sinh và giáo viên không thể đến trường cũng như trở về nhà vào ngày cuối tuần”.
Theo người dân ở xã A Banh 1, thì trước đây cũng có một cây cầu sắt kiên cố bắc qua suối. Nhưng trận lũ quét vừa rồi đã phá huỷ tất cả. Dân bản cùng với nhà trường đã hai lần làm cầu tạm bắc qua suối nhưng không tồn tại được trước dòng lũ quét hung hãn.
Thầy cô cùng cán bộ xã khẩn trương làm cầu tạm nối hai bờ suối.
Lo học sinh phải nghỉ học dài ngày, quên mất mặt chữ nên thầy Vũ cùng nhiều giáo viên khác trong trường cùng người dân Cơ-tu đi đốn tre, làm tạm chiếc cầu dây võng bắc qua suối.
Trước đây có một cây cầu sắt khá kiên cố nhưng đã bị nước cuốn trôi.
“Mọi người đã phải làm việc vất vả suốt hai ngày qua mới hoàn thành chiếc cầu tạm nhưng mưa lũ lại đang ập về. Không biết cây cầu mong manh này còn bám trụ được bao lâu nữa.
Bộ đội biên phòng cùng tham gia làm cầu tạm.
Chỉ trong vòng một tháng mà trên cùng khúc sông này đã có ba cây cầu bị cuốn trôi. Ngoài đội ngũ giáo viên nhà trường thì chúng tôi cũng phải nhờ rất nhiều vào các đồng chí bộ biên phòng, cán bộ uỷ ban nhân dân xã hỗ trợ”, thầy Vũ chia sẻ.
Thầy Vũ hy vọng cây cầu sẽ tồn tại được qua mùa lũ.
Hiện Trường trung học phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Tr’Hy là nơi học tập của 150 học sinh người đồng bào Cơ-tu. Các em học bán trú tại trường suốt các ngày trong tuần, chỉ về nhà vào ngày cuối tuần.
Học sinh Cơ-tu đã có thể đến trường bằng chiếc cầu tạm.
Mưa lũ những ngày qua khiến nhiều giáo viên cắm bản tại các điểm trường xa xôi không thể về nhà. Thầy Vũ cho biết, hiện nhà trường có hai thầy giáo đang “mắc kẹt” tại các điểm trường xa.
Cây cầu đã hoàn thành nhờ công sức của các thầy cô cùng dân làng Cơ-tu. Ảnh: AV
Tại những điểm trường này, giáo viên vẫn đứng lớp bình thường để đảm bảo các em học sinh học kịp chương trình, không bị quên kiến thức.
Rà soát cây xanh, công trình trường học để đảm bảo an toàn cho học sinh
Ngày 10.9, Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai công tác đảm bảo an toàn cho học sinh, trường học và công trình xây dựng trường học mùa mưa bão trong đó có lưu ý về hệ thống cây xanh
Cần kiểm tra cây xanh để đảm bảo an toàn cho học sinh - NAM NGUYỄN
Theo ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khi triển khai công tác đảm bảo an toàn cho học sinh, trường học và công trình xây dựng trường học mùa mưa bão có lưu ý về hệ thống cây xanh theo chỉ đạo của UBND TP.HCM để đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2020.
Để chủ động công tác phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho học sinh, trường học và các công trình xây dựng trường học, Sở đề nghị các trường tổ chức thực hiện ngay các biện pháp ứng phó phòng chống, ứng phó với mưa giông, lốc xoáy, gió giật và cây xanh ngã đổ.
Tiếng khóc ai oán trong vụ sập cổng trường khiến 3 học sinh tử vong
Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai,
Đặc biệt, các trường thường xuyên kiểm tra, rà soát và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn công trình trường học trước mùa mưa bão, các công trình ngoài trời như biển hiệu, bồn chứa nước trên cao, các công trình trường học nằm ở khu vực ven song, ven biển có nguy cơ xảy ra sạt lở đất.
Kiểm tra, rà soát hệ thống cây xanh trong trường học để có phương án xử lý những cây bị sâu bệnh, già cỗi, sam thân, bong gốc, nghiêng nguy hiểm, loại bỏ cành nhánh có khả năng gẫy cao... Thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống điện, lắp đặt bổ sung thiết bị bảo vệ an toàn điện, kịp thời sửa chữa những hư hỏng, khiếm khuyết nhằm kịp thời chủ động ứng phó trong mùa mưa bão, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên...
Có việc triển khai này vì ngày 7.9 đã xảy ra vụ cổng trường ở Lào Cai đổ khiến 3 học sinh tử vong.
Ngày 8.9, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về việc kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiêm túc thực hiện các nội dung tại công văn trên. Đồng thời, tiến hành rà soát cơ sở vật chất trường, lớp học để đánh giá lại chất lượng các công trình trong nhà trường, nhất là trong mùa mưa bão; lập kế hoạch cải tạo, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.
Sau vụ việc đau lòng này, Thủ tướng đã yêu cầu UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các cơ sở y tế tập trung chữa trị tích cực, kịp thời cho các học sinh bị thương; chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo Thủ tướng.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ GD-ĐT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, trường lớp học, nhất là trong mùa mưa bão, bảo đảm an toàn cho học sinh ngay từ đầu năm học 2020 - 2021.
Lời kể của nhân chứng vụ cây phượng bật gốc ngã làm chết 1 học sinh
Trường mở cửa trở lại, phụ huynh vẫn không muốn con đi học vì lý do này Trong khi nhiều nước châu u vẫn chưa mở cửa trường học thì chính phủ Pháp lại quyết định cho học sinh đi học trở lại trong bối cảnh Covid-19 tại nước này vẫn rất phức tạp. Bắt đầu từ tuần này, chính phủ Pháp đã cho phép học sinh, sinh viên được quay lại trường học một cách tự nguyện sau 50...