Thầy cô La Gi nên bình tĩnh đọc kỹ công văn trước khi đăng ký học chứng chỉ
Thi thăng hạng thì yêu cầu phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, nếu giáo viên không có dự tính thi thăng hạng thì chưa bắt buộc.
Giáo viên thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận hiện đang rất hoang mang lo lắng và đấu tranh tư tưởng nên đăng ký đi học hay không đi để lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
Người có kinh tế thì đăng ký học quách đi cho đỡ phiền, cho có cái kẹp hồ sơ yên tâm không bị nhắc nhở. Người khó khăn lại tặc lưỡi, bớt ăn bớt tiêu hoặc vay mượn mà học cho xong nợ.
Người đánh bài liều đến đâu hay đến đấy. Người cương quyết không học, bởi bỏ tiền lấy tờ giấy chứng nhận như thế thấy vô lý quá. Người lại án binh bất động để nghe ngóng tình hình trong âu lo…
Công văn đăng ký bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp của Phòng Nội vụ thị xã La Gi không yêu cầu giáo viên học để giữ hạng (Ảnh tác giả).
Giá như những lúc này, nhận được những lời giải thích đúng, những lời trấn an của lãnh đạo trường thì tình hình sẽ khác.
Đằng này, có những vị còn nói thẳng, thầy cô không đi học sẽ xuống hạng giảm lương, hay bóng gió mở đường kiểu, nếu đông người đăng ký học sẽ mở lớp giảng dạy tại chỗ, thầy cô đỡ phải di chuyển nơi xa…
Đi học phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ (tiền học phí 2.500.000đ, tiền đi lại, ăn ở cho người ở xa, hai vợ chồng lại mất gấp đôi tiền phí).
Nếu không đi học lại ôm trong lòng nỗi lo sợ bị xuống hạng và giảm lương mà lương lại là nguồn sống chủ yếu của nhà giáo.
Video đang HOT
Đã thế lại liên tục có công văn từ Sở, Phòng, từ tin nhắn của lãnh đạo…nhiều thầy cô giáo cho biết, nỗi lo sợ dường như tăng lên gấp bội.
Thế nhưng nhiều người ít đọc kỹ xem công văn nói gì mà chỉ nghe người này, người kia thông tin lại nên nỗi lo càng chồng chất nỗi lo hơn.
Cần đọc kỹ Công văn trước khi đăng ký đi học
Công văn số 295 của phòng Nội vụ thị xã La Gi ghi rõ:
Để tạo điều kiện cho công chức, viên chức và hợp đồng lao động đang làm công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu về chức danh nghề nghiệp và đảm bảo đủ các điều kiện để xét tuyển, thi tuyển, xét hoặc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong thời gian tới Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng Giáo dục &Đào tạo dự kiến tham mưu Ủy ban nhân dân thị xã phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp tại thị xã La Gi.
Giáo viên lớn tuổi và những giáo viên nếu không có dự tính thi thăng hạng thì thôi.
Nếu đọc kỹ công văn của Phòng Nội vụ, chúng ta thấy hoàn toàn chưa đề cập đến chuyện giáo viên muốn giữ hạng phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, nếu ai không có chứng chỉ này sẽ buộc xuống hạng như tin đồn.
Chúng tôi cũng đã có cuộc trò chuyện với bà Phan Thị Bích, Trưởng phòng Nội vụ thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận về vấn đề này.
Bà Bích cho biết: “Thi thăng hạng thì yêu cầu phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, nếu giáo viên không có dự tính thi thăng hạng thì chưa bắt buộc.
Danh sách các trường trên địa bàn thị xã La Gi đăng ký học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo sự chào mời nếu được 100 người sẽ được mở lớp bồi dưỡng tại chỗ (Ảnh tác giả) .
Những giáo viên còn ít năm công tác thì không cần nhưng lớp trẻ, giáo viên hợp đồng cần phải có để tham dự kỳ thi thăng hạng”.
Có cần học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để giữ hạng?
Năm 2015, Thông tư số: 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định chức danh nghề nghiệp giáo viên ra đời thì hàng ngàn giáo viên ở nhiều bậc học đã được chuyển từ ngạch sang hạng (cụ thể là hạng II như giáo viên tiểu học hạng II, giáo viên trung học cơ sở hạng II…).
Khi được chuyển hạng, các văn bằng chứng chỉ như bằng đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đều đầy đủ nhưng ai cũng thiếu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Cho đến nay, vẫn chưa có quy định nào yêu cầu những giáo viên đã được chuyển hạng thời điểm năm 2015 phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mới được giữ hạng và không có sẽ bị xuống hạng như tin đồn.
Bởi thế, giáo viên cũng không cần phải hoang mang, lo lắng.
Bên cạnh đó, Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng khẳng định trước Quốc hội : “Chúng tôi cam kết sẽ sửa vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi. Thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch… đúng theo quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ nào”.
Còn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng cần cân nhắc có nên duy trì các chứng chỉ “không cần thiết” trong đó có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hay không?
Vì vậy, những thầy cô giáo hiện không có ý định thi thăng hạng cần bình tĩnh để không đăng ký đi học một cách ồ ạt theo hiệu ứng tin đồn sẽ mất tiền, tốn công vô ích.
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông
Cử tri thành phố Hải Phòng băn khoăn về việc đánh giá, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông của hiệu trưởng trường THPT và cấp Bằng tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 của sở GD&ĐT.
Ảnh minh họa/INT
Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT làm rõ giá trị của Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông? Sử dụng như thế nào? Nếu sử dụng để đăng ký học trung cấp nghề thì sau này có được liên thông lên CĐ, ĐH hay không?
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Ngày 14/6/2019, Quốc hội khóa XIV thông qua dự án Luật Giáo dục 2019, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020. Luật Giáo dục quy định giá trị của Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông tại Khoản 3, 4 Điều 34; Khoản 3 Điều 45.
Cụ thể, Khoản 3 Điều 34, quy định: Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi, hoặc thi không đạt yêu cầu được hiệu trưởng nhà trường cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông sử dụng để đăng ký dự thi lấy Bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu, hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Khoản 4 Điều 34 quy định: Học sinh có Bằng tốt nghiệp THCS, theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sau khi đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT được người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT cấp Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT.
Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT được sử dụng để theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Khoản 3 Điều 45 quy định: Học viên học hết chương trình THPT quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 43 của Luật này đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT được dự thi, nếu đạt yêu cầu được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc UBND cấp tỉnh cấp Bằng tốt nghiệp THPT; trường hợp không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu được người đứng đầu trung tâm giáo dục thường xuyên cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với việc sử dụng Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo học giáo dục nghề nghiệp, theo Điều 113 Luật Giáo dục 2019 sửa đổi, bổ sung Điểm a, b Khoản 3 Điều 32 Luật Giáo dục nghề nghiệp:
Người có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT, có Bằng tốt nghiệp trung cấp loại giỏi trở lên và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo; người có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT, có bằng tốt nghiệp trung cấp loại khá, đã có ít nhất 2 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo...
Thí sinh được cộng tối đa bao nhiêu điểm khi xét tốt nghiệp THPT? Bộ GDĐT hướng dẫn các Sở GDĐT thông báo tới các thí sinh được cộng điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2020. Để bảo đảm quyền lợi của thí sinh trong công tác xét tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT thông báo rộng rãi cho thí sinh về các trường...