Thầy cô gom tiền mở ‘bếp 0 đồng’, kiêm luôn đầu bếp, shipper
Suốt 3 năm qua, cứ mỗi tháng 1 lần, bếp ăn 0 đồng của tập thể thầy cô giáo trường Tiểu học Tây Hồ (quận Hải Châu, Đà Nẵng) lại đỏ lửa để chia sẻ yêu thương với những người khó khăn.
10h sáng thứ Sáu, nhiều người lao động nghèo đã có mặt trước cổng trường Tiểu học Tây Hồ (quận Hải Châu, Đà Nẵng) để nhận những suất ăn miễn phí từ thầy cô giáo.
Thầy Trương Vĩnh Đặng cho biết, từ sáng sớm thầy cô giáo nhà trường đã tất bật đi chợ, vào bếp để chuẩn bị 200 suất ăn dành cho những người lao động nghèo như người bán vé số, xe ôm, nhặt ve chai, người khuyết tật…
Bếp 0 đồng của thầy cô giáo trường Tiểu học Tây Hồ được mở mỗi tháng một lần để giúp đỡ người khó khăn.
Thậm chí, với có nhiều người ở xa không có điều kiện để đến nhận suất ăn 0 đồng, thầy cô giáo còn trở thành shipper giao suất ăn đến tận tay người khó khăn.
Mỗi suất ăn còn kèm thêm một hộp sữa, giá mỗi suất là 25.000 đồng. Tất cả kinh phí đều do chính tay thầy cô giáo nhà trường đóng góp, ủng hộ.
Bếp 0 đồng của thầy cô giáo đã duy trì suốt 3 năm nay.
Thầy Đặng cho biết, thầy cô giáo đã duy trì “bếp ăn 0 đồng” này được 3 năm nay nhằm giúp những hoàn cảnh khó khăn có bữa ăn ấm lòng. Bên cạnh đó, thông qua chương trình, các thầy cô giáo muốn lan tỏa, giáo dục cho học sinh về sự sẻ chia, tình yêu thương của con người.
Mặc dù công tác chuyên môn ở trường khá bận nhưng thầy cô giáo vẫn cố gắng sắp xếp, tranh thủ thời gian rảnh, những lúc không có tiết dạy để chuẩn bị suất ăn cho người khó khăn.
Video đang HOT
Tranh thủ buổi sáng không có tiết dạy, các thầy cô giáo dậy sớm, chuẩn bị 200 suất ăn cho những người lao động nghèo.
Những suất ăn miễn phí giúp người lao động nghèo thêm ấm lòng.
Vui mừng khi nhận được suất ăn trưa trên tay, bà Nguyễn Thị Lê chia sẻ: “Tôi làm nghề nhặt ve chai và là khách quen của bếp ăn 0 đồng này. Biết tin hôm nay có bếp ăn 0 đồng, tôi còn nhắn thêm mấy người cùng làm đến đây để nhận suất ăn miễn phí”.
Gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo, bà Lê Thị Tiến xúc động nói: “Tôi mới ở xã Hòa Tiến xuống đây để chuẩn bị đi bán vé số. Nay tôi xin 2 suất, một suất cho đứa cháu ngoại nữa. Mừng lắm, trưa nay hai bà cháu có bữa ăn miễn phí rồi”.
3 năm qua, bếp 0 đồng của thầy cô giáo đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của những người lao động nghèo, khó khăn ở quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Giữa trưa nắng nóng, các cô giáo không ngại trở thành shipper đưa những suất ăn miễn phí đến tận tay người khó khăn không có điều kiện đến nhận.
Cô Trương Thị Hồng Thanh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tây Hồ cho biết, để duy trì được bếp ăn 0 đồng gần 3 năm, đó là tấm lòng và tâm huyết của chi bộ nhà trường cùng toàn thể giáo viên.
“Nguồn kinh phí trong 3 năm qua là của tập thể giáo viên đóng góp, kết hợp với phụ huynh học sinh. Chúng tôi mong muốn duy trì bếp ăn 0 đồng lâu dài để hỗ trợ được nhiều hơn cho bà con lao động khó khăn. Chi bộ nhà trường đã đăng ký mô hình này với Đảng bộ địa phương, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cô Thanh cho hay.
Thiếu nhiều GV Tiếng Anh, Tin học, nguy cơ thầy cô phải dạy 2-3 trường cùng lúc
Nhiều trường Tiểu học ở vùng cao đang gặp khó khăn trong công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh, Tin học trong năm học 2022 - 2023.
Theo kế hoạch, năm học 2022 - 2023, môn Tiếng Anh, Tin học sẽ tổ chức dạy học bắt buộc từ lớp 3 trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Do đó, việc chuẩn bị và bố trí đội ngũ giáo viên ở nhiều trường Tiểu học cần phải được thực hiện rốt ráo tuy nhiên, dù chỉ còn khoảng hơn 4 tháng nữa bắt đầu vào năm học mới nhưng với nhiều điểm trường tiểu học cách xa trung tâm, vùng sâu, vùng xa, việc bố trí đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học vẫn là một bài toán nan giải.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Tô Quang Trọng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cho biết, huyện Xín Mần cũng giống như các huyện vùng núi, hải đảo đang thiếu rất nhiều giáo viên Tiếng Anh, Tin học.
Cụ thể, hiện nay 5/20 trường tiểu học trên địa bàn huyện Xín Mần có giáo viên Tiếng Anh, trong 5 trường đó mỗi trường có 1 thầy/cô dạy Tiếng Anh. Với những trường đông lớp thì rõ ràng thầy cô sẽ bị quá tải ví dụ như trường Tiểu học Quảng Nguyên.
Học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Quảng Nguyên. Ảnh:NTCC
"Về đội ngũ giáo viên Tin học thì đỡ hơn, toàn huyện có 13 thầy cô được cử đi đào tạo văn bằng 2 đến cuối năm nay ra trường. Vừa rồi, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện thì Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xín Mần có xin ý kiến và đề xuất nếu vào năm học mới vẫn chưa đủ số lượng giáo viên sẽ để các thầy cô này dạy trước thời hạn tốt nghiệp văn bằng 2", Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xín Mần chia sẻ.
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học ở nhiều trường tiểu học trên địa bàn huyện, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xín Mần cho hay:
Thứ nhất, theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện cũng như định hướng của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang thì Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát, bố trí giáo viên bậc trung học cơ sở trên địa bàn cùng xã xuống để dạy cho các em học sinh lớp 3 từ năm học tới.
Thứ hai, đối với những xã gần nhau, những trường gần nhau sẽ tiến hành cho giáo viên dạy liên trường. Trường nào thừa giáo viên sẽ được phân công hỗ trợ trường thiếu. Như vậy có thể xảy ra tình trạng một giáo viên dạy từ 2 - 3 trường.
Thứ ba, nếu vẫn không bố trí đủ giáo viên dạy Tiếng Anh, Tin học cho bậc tiểu học thì sẽ huy động lực lượng giáo viên bậc trung học phổ thông hỗ trợ thêm. Ngoài số giờ giảng dạy tại địa điểm công tác đang hưởng lương thì số tiết dạy thêm ở trường khác sẽ được hỗ trợ kinh phí.
Thứ tư, ngoài ưu tiên giáo viên biên chế thì huyện cũng rà soát nếu chỉ tiêu biên chế của Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao hằng năm còn thiếu thì Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ đề nghị huyện xem xét ký hợp đồng đối với những sinh viên sư phạm ra trường mà được đào tạo đúng với chuyên ngành Tiếng Anh và Tin học. Các trường tiểu học có thể sẽ ký hợp đồng có thời hạn để đi giảng dạy kịp vào năm học mới.
"Tìm nguồn tuyển rất khó, vừa rồi theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 25/9/2020 quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm (Nghị định 116) thì huyện Xín Mần đăng ký với Ủy ban nhân dân tỉnh 15 giáo viên Ngoại ngữ, 5 giáo viên Tin học và đã được phê duyệt.
Tuy nhiên, số giáo viên này học vẫn đang là học năm nhất, tức là phải 3 năm nữa các em mới ra trường. Như vậy, số giáo viên này chưa thể tiến hành dạy trong năm học mới.
Chưa kể, ngay từ năm 2021, huyện Xín Mần cũng tích cực thông báo tuyển dụng 9 giáo viên Tiếng Anh gồm 1 giáo viên trung học cơ sở và 8 giáo viên tiểu học nhưng chỉ có duy nhất 1 người đăng ký dự tuyển và trúng tuyển", ông Trọng cho biết.
Dự kiến chuyển toàn bộ số học sinh lớp 3 ở điểm trường về học tại trường chính
Chia sẻ về đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học trong năm học 2022 - 2023, thầy Hoàng Văn Toàn - Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Quảng Nguyên (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) cho biết, dự kiến nhà trường có 4 lớp 3 với tổng số học sinh là 141.
Hiện tại, trường chưa có giáo viên Tiếng Anh. Vì vậy, trong năm học tới sẽ cần các giáo viên ở trung học cơ sở xuống hỗ trợ. Số tiết dạy của những giáo viên này sẽ được bố trí, sắp xếp sao cho hợp lý tránh gây áp lực, quá tải.
Về môn Tin học, do điều kiện về cơ sở vật chất và giáo viên còn thiếu và hạn chế nên nhà trường xây dựng kế hoạch chuyển toàn bộ số học sinh lớp 3 ở điểm trường về học tại trường chính để tạo điều kiện học tập cho các em.
"Các em sẽ đến điểm trường chính từ chiều chủ nhật rồi ăn, ngủ, nghỉ bán trú đến hết trưa thứ 6. Cuối tuần, các em sẽ được về với gia đình. Đây cũng là công tác được thực hiện rất nhiều năm nay nên về cơ bản các em học sinh cũng đã quen", thầy Toàn cho hay.
Cũng về vấn đề này, cô Nông Thị Lượng - Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Bản Ngò (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) bày tỏ, dù là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nhưng trong năm học tới nhà trường vẫn sẽ chuyển tất cả học sinh lớp 3 về điểm trường chính vì điểm trường lẻ điện và thiết bị dạy còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Bản Ngò đã có 1 giáo viên Tiếng Anh, năm học tới đây khi dạy thêm lớp 3 thì giáo viên này sẽ dạy thừa 3 tiết/ tuần, trường sẽ trả kinh phí tiết dạy dôi ra này cho giáo viên.
'Trường học hạnh phúc' phải có thầy cô hạnh phúc Theo chia sẻ từ các thầy cô, để kiến tạo nên trường học hạnh phúc, một trong các yếu tố then chốt chính là đội ngũ giáo viên. Thầy cô hạnh phúc mới lan tỏa được tới học sinh và ngược lại. Niềm hạnh phúc với mỗi thầy cô chính là được thấy nụ cười của học sinh mỗi ngày; phụ huynh, xã...