Thầy cô giờ cũng phải… chạy sô!
Giải quyết tình trạng thừa – thiếu giáo viên cục bộ, nhiều địa phương áp dụng giải pháp bố trí dạy liên trường. Cách làm này giúp các trường giảm bớt khó khăn do thiếu giáo viên do biên chế ngành không được tăng
HS Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Trà Mai tham gia hoạt động ngoại khóa Chinh phục Ngọc Linh với các môn khoa học tự nhiên.
Dạy liên trường
Từ học kỳ II năm học này, cô Nguyễn Thị Thu Thủy – giáo viên Tin học, Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đảm nhận dạy thêm cả môn Tin học cho khối 7 – 8 của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Trà Mai. Ở Trường phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My, cô Thủy dạy môn Tin học cho 3 khối lớp 10, 11 và 12 với thời lượng 13 tiết dạy/tuần. Thêm 8 tiết dạy hợp đồng tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Trà Mai, tổng số tiết dạy trong một tuần của cô Thủy là 21 tiết.
“Đảm nhận dạy cả 5 khối, nhưng do số lớp của mỗi khối không nhiều nên số tiết dạy cũng ở mức chấp nhận được. Dù phải mất nhiều thời gian cho việc soạn giáo án nhưng nội dung kiến thức gần nhau, như nội dung dạy của lớp 8 và lớp 10 chủ yếu là về lập trình Pascal nên giáo viên không phải nghiên cứu sách giáo khoa nhiều” – cô Thủy cho biết.
Hai năm học liên tiếp, năm 2019 – 2020 và năm 2018 – 2019, cô Nguyễn Thị Dương, giáo viên Tiếng Anh, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Trà Mai đều nhận dạy hợp đồng tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My. Do giáo viên Tiếng Anh của Trường phổ thông dân tộc nội trú Nam Trà My nghỉ chế độ thai sản nên hiệu trưởng 2 trường cùng lên phương án để giáo viên dạy liên trường. Buổi sáng, cô Dương đảm nhiệm việc giảng dạy tại trường biên chế. Những tiết dạy ở trường hợp đồng thường tập trung vào buổi chiều.
Thầy Nguyễn Khắc Điệp – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Trà Mai cho biết: Do hai trường gần nhau nên thuận lợi cho giáo viên di chuyển. Giải pháp bố trí giáo viên dạy cùng một lúc hai trường được chúng tôi sử dụng trong ngắn hạn như có giáo viên nghỉ thai sản, nghỉ hưu hoặc chuyển công tác mà chưa đến thời điểm địa phương tổ chức thi tuyển giáo viên.
Thực ra, với giáo viên ở các huyện miền núi, để tuyển đủ giáo viên bộ môn thì số tiết của giáo viên/tuần không đủ như định mức yêu cầu do số lớp/trường ít. Bởi vậy, dù dạy liên trường nhưng số tiết dạy của giáo viên cũng không quá nhiều, vẫn bảo đảm chất lượng giáo dục.
Hội thi Olympic tiếng Anh cấp trường của Trường Trung học cơ sở dân tộc nội trú Nam Trà My.
Giải quyết bài toán thừa – thiếu giáo viên cục bộ
Năm học 2019 – 2020, Trường Trung học cơ sở Nghĩa Phương (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) thừa một giáo viên dạy Mỹ thuật nhưng lại thiếu 2 giáo viên Lịch sử và 1 giáo viên Tin học. Để đủ giáo viên đứng lớp, nhà trường đã bố trí giáo viên dạy trái môn như giáo viên Ngữ văn – Lịch sử, Giáo dục công dân – Lịch sử, nhưng vẫn không “ôm” được do không thể bố trí dạy thay quá nhiều.
Trong khi đó, theo Nghị định 161, các trường không được hợp đồng giáo viên để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tư Nghĩa đã tham mưu cho UBND huyện phương án điều động giáo viên dạy liên trường.
Ông Trương Quang Dũng – Trưởng phòng Giaso dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa trao đổi: Qua rà soát đội ngũ, các trường trên địa bàn có tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Chúng tôi đã sử dụng giải pháp dùng giáo viên “vệ tinh”.
Video đang HOT
Theo đó, phân công giáo viên dạy liên trường, điều động giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu. Có 17 giáo viên được điều động dạy liên trường trong năm học 2019 – 2020, trong đó có 10 giáo viên bậc Trung học cơ sở. Trước đó, năm học 2018 – 2019, phòng đã điều động 1 giáo viên theo hình thức này. Thời gian dạy liên trường của mỗi giáo viên nằm trong diện điều động là 1 học kỳ.
Hết thời gian này, giáo viên chỉ dạy ở trường cũ và điều động giáo viên khác thay thế. Theo phản ánh của hiệu trưởng các trường tiếp nhận giáo viên diện liên trường, thầy cô đều khắc phục khó khăn về đường sá, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao.
Cô Bùi Thị Thuật – giáo viên Lịch sử của Trường Trung học cơ sở Nghĩa Lâm (huyện Tư Nghĩa) được điều động tăng cường cho Trường Trung học cơ sở Nghĩa Phương trong học kỳ I năm học 2019 – 2020. Ban giám hiệu Trường Trung học cơ sở Nghĩa Phương đã sắp xếp thời khóa biểu để cô Thuật không phải đi lại nhiều. Vì vậy, mỗi tuần, cô Thuật chỉ đến trường 2 ngày cho khoảng đường 70km cả đi và về ở trường mới.
Tương tự, cô Huỳnh Thị Tường Vy – giáo viên môn Tin học của Trường Trung học cơ sở Nghĩa Thuận cũng được điều động về dạy tăng cường tại Trường Trung học cơ sở Nghĩa Phương cùng thời gian với cô Thuật. Cô Vy chia sẻ: Ngoài việc phải di chuyển quãng đường xa hơn trước, khi đến môi trường mới, giáo viên phải có thời gian làm quen, nắm được mức độ tiếp nhận của học sinh để có cách thức truyền đạt kiến thức phù hợp.
Ông Đỗ Văn Phu – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi thông tin: Việc chia sẻ nguồn lực giữa các trường được Phòng Giáo dục và Đào tạo Tư Nghĩa và Phòng Giáo dục và Đào tạo Sơn Hà thực hiện ở những thời điểm thừa, thiếu giáo viên cục bộ nhưng chưa được bổ sung.
Tất nhiên, việc điều động này phải thực hiện trên cơ sở giáo viên đồng thuận và khoảng cách giữa 2 trường không quá xa. Trên cơ sở đề xuất của các huyện, sở Giáo dục và Đào tạo đã làm tờ trình gửi UBND tỉnh về phương án bố trí một giáo viên dạy 2 trường lân cận trên cùng địa bàn để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ khi triển khai Chương trình – Sách giáo khoa mới. Những giáo viên được phân công dạy liên trường phải là giáo viên dạy không đủ tiết theo quy định nếu dạy ở một trường.
Theo rà soát của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi, tính đến năm học 2022 – 2023, ở bậc tiểu học, toàn tỉnh thiếu 146 giáo viên Tiếng Anh, 107 giáo viên Tin học. Hai kỳ thi tuyển dụng giáo viên của Quảng Ngãi vừa qua đều bị hoãn do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Ngoài ra, khi áp dụng theo chuẩn đào tạo mới, nhiều địa phương có số lượng hồ sơ dự tuyển ít hơn chỉ tiêu thi tuyển. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có chủ trương ưu tiên giải quyết bài toán thiếu giáo viên bằng cách tổ chức thi tuyển để bố trí đủ. Trong trường hợp không tuyển dụng đủ mới sử dụng đến phương án bố trí giáo viên dạy liên trường.
Những trường học ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, việc chia sẻ nguồn lực giáo viên giữa các trường học rất khó vì khoảng cách khá xa, không thể bảo đảm sức khỏe cho giáo viên. Chúng tôi xác định đây chỉ là biện pháp sử dụng trong ngắn hạn. – Ông Đỗ Văn Phu
Hà Nội quyết tâm không để thiếu giáo viên khi triển khai chương trình mới
Hà Nội vừa tổ chức xong kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2020 với gần 4.000 chỉ tiêu.
Không để thiếu giáo viên khi triển khai chương trình mới.
Sau khi có kết quả vào cuối tháng 4, nhiều nhà trường sẽ giải được bài toán thiếu giáo viên để chuẩn bị nguồn lực bắt nhịp Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thiếu giáo viên Tin học, Ngoại ngữ
Điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông mới, Tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết/tuần. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Hà Nội vẫn thiếu giáo viên trầm trọng.
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, để dạy học ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết/tuần, Hà Nội cần khoảng 1.500 giáo viên tiếng Anh tiểu học. Hiện thành phố có 800 giáo viên, như vậy cần tuyển mới khoảng 700 người.
Ông Tiến cho rằng: Vấn đề nguồn tuyển không quá lo ngại vì Hà Nội có nhiều cơ sở đào tạo GV tiếng Anh như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1 và 2, Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ, Trường ĐH Thủ đô... đều đào tạo cử nhân sư phạm tiếng Anh.
Vấn đề phải có cơ chế, định mức để tuyển dụng. Hiện, định mức để dạy học 2 buổi/ngày các môn ở tiểu học mới là 1,5 GV/lớp.
Trong khi đó, theo ông Tiến, để dạy học bắt buộc 2 buổi/ngày với các môn học mới, công tác chủ nhiệm... cần ít nhất 1,8 GV/lớp mới đáp ứng đủ nhu cầu.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Xuyên Lưu Luyến cho biết: Phú Xuyên còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai chương trình mới cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên. Trong đó, các trường trên địa bàn đang thiếu khoảng 110 giáo viên.
Thiếu hụt lớn nhất hiện nay là giáo viên môn Tiếng Anh, các trường phải phân công, bố trí giáo viên dạy đủ tiết khá khó khăn.
Do thiếu giáo viên tiếng Anh, nhiều trường tiểu học muốn thúc đẩy chất lượng môn học này đã liên kết với các trung tâm để dạy bổ trợ.
Theo đó, học sinh lớp 1 - 2 học tự chọn 2 tiết/tuần để làm quen nhằm đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể từ lớp 3 (4 tiết/tuần).
Riêng lớp 3 - 5, ngoài 2 tiết/tuần với giáo viên của trường, nhiều trường cũng liên kết với trung tâm, có thêm giáo viên nước ngoài dạy bổ trợ 2 tiết/tuần. Tuy nhiên, với dạy học liên kết, hằng tháng, phụ huynh phải đóng tiền.
Thầy Phan Dân - Hiệu trưởng Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (quận Ba Đình) cho hay: Không chỉ thiếu giáo viên Tin học, Ngoại ngữ, trường còn thiếu giáo viên bộ môn Giáo dục công dân.
Trường đang phải bù lấp chỗ thiếu bằng cách ký hợp đồng với 16 giáo viên. Thầy Dân đề nghị: Bộ Nội vụ cần điều chỉnh biên chế phù hợp để quận có giải pháp tháo gỡ cho các trường có đủ giáo viên dạy Tin học, Ngoại ngữ.
Cô Lê Hoàng Châu - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) cũng đề xuất: Cần tăng biên chế cho môn Tin học, Ngoại ngữ và Trải nghiệm.
Chỉ tiêu ngoại ngữ dành cho THCS là 2 tiết/tuần, triển khai Chương trình, SGK mới sẽ là 3 tiết/tuần, trong khi tỷ lệ giáo viên không thay đổi.
Điều này dẫn đến thiếu người dạy, trong khi việc ký hợp đồng bên ngoài phải theo quy định chỉ tiêu biên chế, gây khó cho nhà trường...
Cần kịp thời bổ sung giáo viên Tin học.
Đề xuất tăng định biên
Trưởng phòng GD&ĐT Phú Xuyên Lưu Luyến cho biết: Đợt tuyển viên chức giáo dục năm 2020 sẽ giải quyết được khoảng một nửa số giáo viên còn thiếu trên địa bàn.
Huyện vẫn thiếu khoảng 50 giáo viên, chủ yếu là giáo viên tiểu học và Tin học.
Chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên tiểu học có nhưng số giáo viên đăng ký tuyển dụng không đủ bởi chưa có bằng đại học sư phạm theo qui định...
Phòng giao cho các trường còn thiếu giáo viên, ký hợp đồng lao động theo hướng dẫn của thành phố.
Cũng như vậy, ông Phùng Ngọc Oanh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì cho biết: Huyện đang thiếu 56 chỉ tiêu giáo viên tiểu học và đang chờ bổ sung trong thời gian sớm nhất.
Ông Hoàng Việt Cường - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm nhận định: Sau đợt tuyển dụng viên chức, ngành GD huyện sẽ bù lấp được số giáo viên còn thiếu.
Tuy nhiên, toàn huyện còn thiếu gần 100 giáo viên ở cả 3 cấp học. Với cấp tiểu học, số giáo viên đang ký hợp đồng tại các trường đã đi học nâng chuẩn để đủ tiêu chí cho lần thi tuyển sau...
Để chuẩn bị đội ngũ giáo viên tiếng Anh, Tin học dạy tiểu học bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, UBND thành phố Hà Nội có văn bản nêu rõ, từ nay đến năm học 2022 - 2023 cần có lộ trình cụ thể, phù hợp để bố trí đủ giáo viên tiếng Anh, Tin học dạy tiểu học cho những trường còn thiếu (tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, thỉnh giảng, biệt phái giáo viên).
Không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên khi thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Ngoài ra, tùy vào điều kiện cụ thể, địa phương cần thực hiện thêm một số giải pháp như: Bố trí 1 giáo viên dạy ở các trường trên cùng địa bàn (khoảng cách địa lý không xa), dạy trực tuyến...
Để tháo gỡ khó khăn về thiếu giáo viên Ngoại ngữ, Tin học, đề xuất Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT tăng định biên với giáo viên của 2 bộ môn này (cấp THCS, định mức theo qui định hiện hành: Môn Tin 0,04/lớp; Ngoại ngữ (tiếng Anh) 0,18/lớp không còn phù hợp với thực tế).
Trong thời gian chờ có quyết định chính thức từ Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT, cho phép các trường chủ động ký hợp đồng với giáo viên Ngoại ngữ, Tin học trên tinh thần bảo đảm đủ giáo viên. Giáo viên được phân công đủ cơ số tiết/môn/tuần theo quy định (cấp THCS: GV dạy 19 tiết/tuần, trong đó được tính số tiết công tác kiêm nhiệm theo quy định). Ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình
Một giáo viên có thể dạy nhiều trường? Đến nay tỉnh Quảng Ngãi vẫn tuyển chưa đủ giáo viên các cấp, nhất là giáo viên tiểu học. Vì vậy, tỉnh này đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép linh động tuyển dụng, bố trí một giáo viên dạy ở hai trường trên cùng một địa phương. Tỉnh Quảng Ngãi thiếu nhiều giáo viên, đặc biệt môn tiếng Anh và tin học -...