Thầy cô giáo hướng dẫn thực tập, người nhiệt tình, người hời hợt
Sau Tết Nguyên đán, học sinh đi học trở lại, các trường phổ thông lại rộn ràng, hớn hở đón đoàn sinh viên thực tập đến từ các trường đào tạo sư phạm.
Trước Tết, các Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo về công tác hướng dẫn thực tập sư phạm cho sinh viên năm cuối.
Sau Tết Nguyên đán, học sinh đi học trở lại, các trường phổ thông lại rộn ràng, hớn hở đón đoàn sinh viên thực tập đến từ các trường đào tạo sư phạm trong và ngoài tỉnh.
Thầy cô giáo trường phổ thông đã quen với công tác này từ lâu thì cảm thấy bình thường.
Còn các em Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông mỗi lẫn nghe nhà trường thông báo, năm nay, sau Tết trường sẽ có đoàn sinh viên thực tập gồm các bộ môn sau đây thì học sinh đều mừng vui, phấn khởi vô cùng.
Vì được gặp gỡ, tiếp xúc bởi những giáo sinh mới lạ, trẻ trung. Âu đó cũng là tâm lý thông thường của con trẻ, các em học sinh phổ thông.
Sau Tết, nhiều trường học sẽ đón các đoàn sinh viên đến thực tập. (Ảnh chỉ mang tính minh họa: Baoyenbai.com.vn)
Nhà trường luôn quán triệt, mong muốn các thầy cô giáo được phân công hướng dẫn chủ nhiệm và giảng dạy phải tận tình chỉ bảo, hướng dẫn các em giáo sinh trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị.
Đấy là trách nhiệm và tình thương của những thầy cô giáo (lớp trước) dành cho các thầy cô giáo (lớp sau) đang học viêc, còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, khó khăn khi tiếp cận với thực tiễn trường lớp, giáo án, học trò.
Tuy nhiên, mỗi giáo viên được phân công hướng dẫn chủ nhiệm và giảng dạy lại không đồng đều, giống nhau.
Nhóm giáo sinh môn Ngữ văn nhận xét: “Cô giáo N., thầy giáo H. hướng dẫn thật tận tình, chu đáo cho tụi em từ khâu thiết kế giáo án đến khâu lên lớp, thực hiện các bước dạy học.
Video đang HOT
Sau gần hai tháng thực tập, tụi em học tập, đúc kết được nhiều điều hay, bổ ích về nghề dạy học từ các thầy cô giáo có kinh nghiệm chủ nhiệm và giảng dạy ở trường phổ thông.”
Nhóm giáo sinh môn Toán ở trường T. thì than phiền: “Một số thầy cô giáo môn toán hướng dẫn của tụi em, làm việc, trao đổi rất sơ sài, nói sơ sơ vài ba câu, bảo tụi em cứ thế lên dạy.
Tụi em thấy tiết dạy chưa được, còn nhiều hạn chế nhưng các thầy thường chẳng góp ý gì. Thậm chí, có giáo viên còn nhờ tụi em dạy thay nhiều tiết, vì thầy cô giáo bận việc riêng.
Từ khi, có lần Ban giám hiệu đi kiểm tra phát hiện thấy không có giáo viên hướng dẫn ngồi ở dưới dự giờ, đánh giá thì giáo viên ấy mới thôi nhờ tụi em dạy thế.”
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net.vn
Thu tiền sinh viên thực hành ở bệnh viện: Bài 2: "Nhận sinh viên thực tập là trách nhiệm, cũng là quyền lợi đào tạo của ngành y"
TS.BS.CKII Đặng Huy Quốc Thịnh - Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM - khẳng định: "Không nên "thương mại hóa" mối quan hệ trong bệnh viện bằng việc thu tiền sinh viên thực tập".
Sinh viên thực tập đến làm lợi cho BV hay làm "vướng tay, vướng chân" bác sĩ?
Vấn đề thu phí sinh viên thực tập đã dấy lên những luồng ý kiến khác nhau, gây tranh cãi trong cộng đồng y khoa. Nghị định 111/2017/NĐ-CP "Quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe" có hiệu lực từ tháng 11-2017 đã tạo ra một cơn "sốc" ngầm, âm ỉ giữa các Trường Đại học Y với các bệnh viện (BV) là cơ sở thực hành, khi cho phép các BV thu tiền của sinh viên, học viên đến thực tập.
Một số bác sĩ có ý kiến cho rằng thu tiền sinh viên thực tập là đúng, bởi sinh viên đến thực tập khiến các bác sĩ bị "vướng tay, vướng chân", giảm hiệu quả, hơn nữa còn tốn tiền điện, nước. Ngược lại, nhiều bác sĩ lại đồng thuận quan điểm cho rằng tại các nước phát triển, người ta trả lương thực tập cho sinh viên ngành y, do sử dụng lực lượng lao động không hề nhỏ. Để làm rõ hơn vấn đề này, VietTimes có cuộc trao đổi với TS.BS.CKII Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc BV Ung bướu TP.HCM.
Thưa bác sĩ, quan điểm của lãnh đạo BV Ung bướu TP.HCM là nên thu tiền sinh viên thực tập hay không?
-Từ trước đến nay BV Ung Bướu TP.HCM không bao giờ thu tiền sinh viên thưc tập. Thu phí sinh viên thực tập là không hợp lý. Sinh viên đến các BV thực hành, xét về mặt nguyên tắc, bên cạnh chuyện học hành, sinh viên có thể hỗ trợ một phần các hoạt động ở BV.
Có một thực tế là cơ sở thực hành quá ít, sinh viên tập trung quá nhiều vào một số BV đầu ngành. BV Ung Bướu là nơi thực tập chính của nhiều sinh viên các trường khác nhau như ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Tân Tạo, HĐ Hồng Bàng... Trung bình mỗi ngày có khoảng 200 đến 300 đối tượng thực tập khác nhau.
TS.BS.CKII Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM
Thưa bác sĩ, một số BV công bố có thể hỗ trợ sinh viên một phần lương thực tập, do sự cống hiến của lực lượng lao động đông đảo này. Quan điểm của ông về việc này thế nào?
- Đó là điều kiện lý tưởng. Thế nhưng sẽ khó để thực hiện phương án này ngay. Bởi các BV hiện nay đều hoạt động với cơ chế thu chi tự trang trải.
Bàn tới việc trả thêm một phần lương bồi dưỡng cho các sinh viên thực tập sẽ không có tính khả thi. Theo tôi biết, hiện tại ở TP.HCM chưa có bất cứ BV nào ứng dụng cơ chế trả lương thực tập cho sinh viên.
Tại BV Ung Bướu, sinh viên thực tập được miễn phí gửi xe, hưởng bữa ăn ca trực. Chúng tôi cố gắng làm những gì tốt nhất trong khả năng có thể để hỗ trợ sinh viên được tiếp xúc với công việc.
Thưa bác sĩ, tại các nước khác trên thế giới, ngành y ứng xử thế nào với sinh viên thực tập?
- Mô hình đào tạo sinh viên Y khoa của các nước tiên tiến trên thế giới như: New Zealand, Úc, Mỹ... thì từ năm thứ 4 tới năm thứ 6 sinh viên sẽ đến làm việc ở các BV. Họ sẽ được trả phụ cấp, chẳng hạn 100 đôla mỗi tuần. Nếu sinh viên thực tập có đóng góp xứng đáng trong các hoạt động chuyên môn của BV, thì việc chi trả cho sinh viên là hoàn toàn phù hợp.
Thưa bác sĩ, cũng có ý kiến cho rằng nếu không phải là trách nhiệm của từng cá nhân đóng góp cho BV, thì trường có trách nhiệm đóng góp khoản phí thực tập cho sinh viên hay không?
- Mọi hợp tác giữa BV với trường đều được ký kết hợp đồng nguyên tắc, trong đó có thể hiện trường sẽ trả một khoản phí huấn luyện đào tạo nhưng chỉ mang tính tượng trưng.
Không thể nghĩ theo kiểu "sòng phẳng" cho rằng sinh viên tới thực tập là làm việc cho BV, BV phải trả lương cho sinh viên. Mà cũng không thể cho rằng sinh viên tới thực tập là làm phiền, nên trường phải đóng tiền. Nếu rạch ròi lạnh lùng như thế thì nhà trường chắc sẽ thu từ sinh viên thôi.
Như vậy thì sinh viên sẽ phải trả bao nhiêu tiền cho mỗi kỳ thực tập? BV có giầu lên được nhờ thu phí của sinh viên thực tập đâu? Mà nếu giả sử BV có thể thu được một khoản phí rất lớn từ sinh viên đi chăng nữa, thì vẫn không nên thương mại hóa quan hệ trong BV.
Việc nhận sinh viên thực tập chính là trách nhiệm và cũng là quyền lợi đào tạo của ngành y. Đây là khoản đầu tư cho chính mình, cho tương lai của ngành y. Nhiều em sau khi tốt nghiệp biết đâu lại về làm cho chính BV mình? Nếu lúc thực tập các em được tạo điều kiện thực hành tốt thì tới lúc về làm việc, đó chính là nhân sự có chất lượng kế thừa đội ngũ các bác sĩ tương lai.
Nhiều kỹ thuật cao được đưa vào ứng dụng trong khám chữa bệnh đòi hỏi sinh viên thực tập ngành y phải được tạo điều kiện để tiếp cận với công việc
Vậy với đối tượng bác sĩ là các giảng viên của các trường Đại học thì sao thưa bác sĩ?
- BV Ung Bướu là nơi "cắm chốt" của các bộ môn: Ung thư (ĐH Y Dược TP.HCM), Ung bướu (ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) hoặc bộ môn giải phẫu bệnh... Các cán bộ giảng thuộc biên chế của trường lãnh theo chế độ lương của các trường đại học.
Nhưng khi các cán bộ giảng dạy cho sinh viên tới thực tập tại BV và có thực hành điều trị tại BV Ung Bướu, thì sẽ không có sự phân biệt đối xử nào giữa cán bộ giảng của trường hay biên chế của BV.
Nhiều cán bộ giảng thuộc biên chế của các trường ĐH đang đảm đương những chức vụ chủ chốt của BV. Chẳng hạn như: BS.TS Phạm Xuân Dũng là giám đốc BV Ung Bướu đồng thời kiêm trưởng bộ môn Ung bướu ĐH Y Phạm Ngọc Thạch; PGS. BS Phạm Hùng Cường - Trưởng khoa Ngoại II, đồng thời là Phó Trưởng bộ môn Ung thư của ĐH Y Dược TP.HCM; TS. Trần Đặng Ngọc Linh - Trưởng khoa xạ II, đồng thời là Trưởng bộ môn Ung thư của ĐH Y Dược TP.HCM. Bản thân tôi cũng vừa là PGĐ BV Ung Bướu đồng thời là phó trưởng bộ môn Chăm sóc giảm nhẹ ĐH Y Dược TP.HCM.
Đây chính là cơ chế thắt chặt giữa trường và viện, để cả hai bên cùng gắn bó, có trách nhiệm, hỗ trợ tốt cho nhau.
Xin cám ơn ông đã trao đổi!
Theo viettimes
ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: Sinh viên Dược khóa 21 TSA (CHDCND Lào) thực tập cuối khóa tại nhà máy và bệnh viện Theo kế hoạch học tập năm học 2019-2020, các sinh viên dược khoa Lào (K21 TSA) sẽ đi thực tập 6 tuần từ 11/11/2019 đến 22/12/2019 tại Nhà máy và Khoa Dược Bệnh viện trước thi kết thúc các môn học năm thứ 5, sau đó sẽ chuẩn bị viết Khóa luận tốt nghiệp. Đại diện Nhà máy chào mừng sinh viên dược...