Thầy cô giáo chủ nhiệm là người được học trò nhớ nhất
Có lẽ, lắng đọng, nhớ nhất trong tâm trí mọi thế hệ học trò vẫn là hình ảnh các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp.
LTS: Cho rằng, chính các thầy cô giáo chủ nhiệm là người được học trò nhớ nhất, tác giả Sông Trà đã có bài viết chia sẻ về quan điểm này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Trải qua thời học sinh phổ thông và với 23 năm trong nghề dạy học, từng có 14 năm liên tục làm giáo viên chủ nhiệm, 10 năm làm tổ trưởng bộ môn và hiện có 8 năm đảm nhiệm vị trí phó hiệu trưởng ở một trường trung học phổ thông, tôi nhận thấy thầy cô giáo chủ nhiệm là được các thế hệ học sinh nhớ nhất, ấn tượng nhất.
Thầy cô giáo chủ nhiệm là người được học trò nhớ nhất (Ảnh minh họa: vtv.vn).
Các thầy cô giáo là ban giám hiệu nhà trường chỉ dạy một hay vài lớp, chủ yếu làm nhiệm vụ quản lý chung, thỉnh thoảng tiếp xúc, trao đổi, nói chuyện với các em học sinh qua các tiết sinh hoạt dưới cờ…
Vì vậy, học sinh đang học và các em đã rời ghế nhà trường thường ít nhớ, ít có những tình cảm, kỷ niệm sâu đậm đối với lãnh đạo nhà trường.
Những giáo viên làm tổ trưởng và những giáo viên bộ môn không chủ nhiệm được các em quan tâm, biết đến hơn nhờ dạy nhiều ở các khối, lớp.
Video đang HOT
Có lẽ, lắng đọng, nhớ nhất trong tâm trí mọi thế hệ học trò vẫn là hình ảnh các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp.
Học sinh vắng học, nghỉ học thông qua giáo viên chủ nhiệm. Học sinh ngoan hay chưa ngoan, tập thể lớp tốt hay chưa tốt cũng qua “tay” giáo viên chủ nhiệm.
Trong đầu các buổi học, sinh hoạt 15 phút, hướng dẫn lao động tập thể lớp và sinh hoạt cuối tuần (chưa kể các công việc, hoạt động, phong trào định kỳ, đột xuất khác) học sinh và thầy cô giáo chủ nhiệm lại đồng hành cùng nhau.
Có học sinh phát “ghét” giáo viên chủ nhiệm vì khó tính, nói nhiều. Có giáo viên chủ nhiệm phát ngán vì tập thể lớp sa sút, một số em cá biệt, giáo dục, cảm hóa mãi không tiến bộ.Đâu thiếu những tiết sinh hoạt cuối tuần, những buổi làm việc với học sinh và phụ huynh căng thẳng và quá giờ.
Bao nhiêu việc, phong trào của trường liên quan đến học sinh, tập thể lớp đều đổ dồn lên vai, lên trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.
Ai không tâm huyết với nghề, dễ chán nản và sợ hãi khi nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm. Song ai đã tâm huyết, từng có kinh nghiệm quản lý chủ nhiệm thì chắc chắn sẽ biết cách vượt qua mọi khó khăn, vất vả, áp lực để hoàn thành nhiệm vụ, dẫn dắt các em, tập thể lớp tiến về phía trước….
Có niềm vui sướng và hãnh hiện nào hơn khi đến ngày lễ tết, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các thầy cô giáo chủ nhiệm luôn là nhân vật số 1 trong lòng các thế hệ học trò.
Các em học sinh đã trưởng thành, khi về già có thể không nhớ ban giám hiệu, giáo viên bộ môn dạy mình nhưng khó thể nào quên được người thầy giáo, cô giáo đã từng chủ nhiệm mình năm nào.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Nghệ An ra 3 quy định mới về điều động, thuyên chuyển giáo viên
Việc điều động, thuyên chuyển giáo viên đã được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề "nhạy cảm" và không phải khi nào cũng nhận được sự đồng tình của giáo viên.
Để việc điều động, luân chuyển, biệt phái, thuyên chuyển công chức, viên chức, ngành giáo dục - đào tạo thực hiện đúng quy định, ngày 26/10/2019, UBND tỉnh Nghệ An ra Văn bản số 7602/UBND - VX chỉ đạo vấn đề này với 3 nội dung quan trọng.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã:
Thứ nhất, chỉ tiến hành điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác các chức danh, vi trị công tác theo quy định và hướng dẫn các văn bản pháp luật.
Huyện vùng cao Kỳ Sơn, có nhiều giáo viên đã công tác ở vùng khó nhiều năm. Ảnh: Mỹ Hà
Cụ thể, đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thực hiện luân chuyển, biệt phái theo điều Điều 50, 52, điều 53 của Luật Cán bộ công chức và một số văn bản của tỉnh về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và điều lệ nhà trường các cấp học.
Đối với việc luân chuyển giữa vùng thuận lợi và vùng đặc biệt khó khăn thực hiện theo Khoản 1, Điều 9, Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý ở vùng chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và một số văn bản liên quan. Thời hạn luân chuyển là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam. Hết thời hạn công tác, cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến vùng điều kiện khó khăn hoặc tạo điều kiện để các giáo viên liên hệ chuyển công tác theo nguyện vọng.
Đối với việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ, thời hạn biệt phái không quá 3 năm. Tuyệt đối không điều động, biệt phái đến các đơn vị đã đủ hoặc dôi dư giáo viên.
Ngoài ra, có thể thuyên chuyển theo nguyện vọng cá nhân nếu đơn xin thuyên chuyển phù hợp với các cơ sở giáo dục.
Các giáo viên cắm bản ở xã Thạch Ngàn (huyện Con Cuông). Ảnh: Mỹ Hà
Thứ 2, việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng hàng năm chỉ bố trí ở các cơ sở giáo dục thiếu, các cơ sở giáo dục đóng tại vùng khó khăn, vùng xa của huyện, người dự tuyển phải có cam kết phục vụ lâu dài, tối thiểu từ 5 năm trở lên.
Thứ 3, UBND cấp huyện lập danh sách giáo viên, nhân viên dự kiến điều động, luân chuyển biệt phái (có tài liệu chứng minh kèm theo) về Sở Nội vụ để theo dõi, chỉ đạo việc triển khai thực hiện.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Vừa dạy vừa "chạy" tuyển giáo viên Năm học 2019-2020 đã qua hơn 2 tháng nhưng nhiều quận huyện trên địa bàn TPHCM chưa hoàn tất công tác tuyển dụng giáo viên. Tình trạng số lượng ứng viên trúng tuyển không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng năm nào cũng tái diễn, nhưng chưa có biện pháp tháo gỡ. Giờ dạy tiếng Anh của giáo viên nước ngoài tại...