Thầy cô đổi mới xây môi trường học đường thân thiện
Những năm qua, các trường học tại TPHCM đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng môi trường học đường thân thiện, vui vẻ, an toàn và chất lượng, giúp trẻ “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa khoác lên mình chiếc áo đồng phục lớp trong Ngày thứ Sáu vui vẻ. Ảnh: P.Nga
Đón trò theo cách riêng
Từ năm học 2019 – 2020, trước khi vào lớp học, học sinh Trường Tiểu học Thực hành ĐH Sài Gòn (Quận 3) đều được cô giáo chào đón một cách rất đặc biệt thông qua những biểu tượng được dán ở cửa lớp như ôm, cụng tay, nhảy, bắt tay, đập tay… Nhiều học sinh tỏ ra thích thú, đầy niềm vui khi bắt đầu ngày mới bằng một cái ôm của cô giáo.
Đầu năm học 2020 – 2021, nhằm tạo sự vui vẻ, gắn kết giữa các thành viên trong lớp, cùng với cô giáo, lớp trưởng, lớp phó sẽ cùng tham gia hoạt động chào hỏi các thành viên trước giờ vào lớp. Điều này khiến học sinh vô cùng hào hứng và mong đợi. Theo nhiều phụ huynh, hoạt động khá đơn giản, chỉ một cái ôm, một cái cụng tay… nhưng giáo viên đã ôm trọn niềm tin của cha mẹ học sinh khi gửi con vào nhà trường.
Tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Quận 1) cũng có một thay đổi nhỏ, đó là vào ngày thứ Sáu hằng tuần, học sinh sẽ mặc đồng phục lớp. Chiếc áo mang đậm thương hiệu của từng lớp, do các em thiết kế, lịch sự, phù hợp với lứa tuổi khiến ai nấy vui, háo hức khi khoác lên. Cùng với niềm tự hào về lớp mình, khoác chiếc áo của lớp, các em còn mong muốn tạo ấn tượng đẹp trong mắt bạn bè.
“Ngày thứ Sáu vui vẻ đã tạo không khí vui tươi, thoải mái cho các em, háo hức chờ đón ngày tới trường. Đây cũng là một trong nhiều hoạt động mà trường triển khai để mỗi ngày đến trường là một ngày vui thực sự”, thầy Nguyễn Minh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa chia sẻ.
Ở Trường THPT Trưng Vương (Quận 1), học sinh vô cùng thích thú với hình ảnh “chiếc hũ hạnh phúc” đặt trong lớp học. Theo đó, từ năm học 2017 – 2018, cô Trần Thị Quỳnh Anh, giáo viên Ngữ văn của trường đã lên ý tưởng đặt một chiếc hũ thuỷ tinh trong lớp và gửi đi thông điệp: Chiếc hũ này sẽ chứa những viên kẹo nhỏ xinh nhưng đầy ý nghĩa.
Cụ thể, khi các em vui, hãy bỏ vào hũ những chiếc kẹo để san sẻ niềm vui hay khi cảm thấy đói, cảm thấy buồn cũng có thể cần một chiếc kẹo để có thêm chút năng lượng. Hoặc nếu ngày nào đó thấy thầy cô giảng bài hay, các em sẽ lấy kẹo mời thầy cô như một lời cảm ơn.
Video đang HOT
Đôi khi nhận thấy thầy cô có chút mệt mỏi, có điều gì đó không vui, các em cũng hãy lấy kẹo ra mời thầy cô như một niềm chia sẻ. Những viên kẹo của niềm vui, sự cảm thông luôn chờ đợi các em mọi lúc. Và hạnh phúc, như thế, sẽ không bao giờ vơi cạn. Từ ý tưởng ban đầu do lớp mình làm chủ nhiệm, “chiếc hũ hạnh phúc” của cô Quỳnh Anh đã lan tỏa ra nhiều lớp và cả trường bạn…
Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1 học Dancesport. Ảnh minh họa: Q. Nguyễn
Giáo viên, nhà trường cùng chuyển động
Để hướng đến xây dựng trường học hạnh phúc, thời gian qua, các trường có nhiều giải pháp: Đổi mới sáng tạo trong dạy học, tăng các hoạt động trải nghiệm, đẩy mạnh các phong trào, hoạt động của học sinh, giáo viên; lắng nghe ý kiến của học sinh, giáo viên, phụ huynh; tăng cường cơ sở vật chất…
Những giải pháp được cụ thể hóa từ những việc làm giản đơn, đến dự án, chương trình ý nghĩa. Tuy vậy, do mỗi một địa phương, trường học có đặc thù riêng nên việc triển khai vẫn gặp những rào cản nhất định.
Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn, giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa (quận Bình Thạnh) chia sẻ: Trường học hạnh phúc bao hàm rất rộng, cần phải làm thực chất qua từng việc làm nhỏ trong nhà trường chứ không phải coi đó là một phong trào, hô hào… Khi giáo viên hạnh phúc mới có thể có những cô cậu học trò hạnh phúc, có lớp học hạnh phúc và một trường học hạnh phúc.
Theo thầy Sơn, điều quan trọng nhất chính là giáo viên có muốn làm, có muốn mang đến cho trò những giá trị nhân văn, điều ý nghĩa hay không… Bên cạnh đó, sự thay đổi của người thầy phải có sự động viên, cổ vũ, ủng hộ của lãnh đạo nhà trường, đồng hành của phụ huynh – yếu tố này cũng không thể thiếu để làm động lực thúc đẩy.
Nhằm mang đến cho trò niềm vui khi tới trường, những năm học vừa qua, tập thể sư phạm Trường THCS Minh Đức (Quận 1) đã không ngừng đổi mới sáng tạo trong tất cả hoạt động của trường. Học sinh vô cùng thích thú với dàn nhạc công cộng gồm trống, đàn piano, sáo… được đặt ngay sảnh nhà trường.
Các em có thể tự do chơi nhạc ở giờ ra chơi, sau giờ học. Trường còn mở thêm nhiều câu lạc bộ năng khiếu cho học sinh tham gia; thực hiện nhiều dự án dạy học liên môn, hoạt động trải nghiệm, tiết học ngoài nhà trường, triển khai sân bóng đá, vườn sinh học, phòng học STEM…
Mới đây, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1) đưa bộ môn Dancesport vào để dạy cho học sinh khối 12 khiến các em vô cùng thích thú. Trước đó, trường cho học sinh tham gia học kỹ năng về nấu ăn, rèn luyện sức khỏe với bộ môn Yoga… hay đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu.
Theo cô Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng nhà trường, điều quan trọng nhất với các thầy cô, nhà trường không phải là điểm số của học sinh, trường đạt bao nhiêu giải thưởng, đầu vào điểm cao, đầu ra tốt… mà chính là sự trưởng thành của học trò, là việc các em có được kiến thức và kỹ năng sống, đặt niềm tin vào bản thân, cuộc sống để bước ra cuộc đời rộng lớn.
Hoạt động “Ăn sáng cùng hiệu trưởng” do Trường THCS Minh Đức tổ chức được học sinh, phụ huynh hào hứng đón nhận. Bữa ăn sáng vào ngày thứ Ba hàng tuần sẽ dành cho học sinh đạt thành tích tốt trong học tập, phong trào Đội, thể dục thể thao… hoặc là một việc làm tốt, hành động đẹp, ý nghĩa.
Hiệu trưởng nhà trường cô Trần Thuý An cũng dành lời mời cho phụ huynh của học sinh nếu có thể sắp xếp tham gia. Trong bữa ăn sáng này, cô trò sẽ trao đổi, trò chuyện với nhau bằng… tiếng Anh. Theo nhiều giáo viên, học sinh của trường, vào sáng thứ Hai hàng tuần, toàn trường rất hồi hộp chờ đợi xem ai sẽ nhận được thư của cô hiệu trưởng mời ăn sáng vào ngày thứ Ba.
Thầy cô thay đổi, học trò hạnh phúc
Những năm qua, các trường học tại TPHCM đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng môi trường học đường thân thiện, vui vẻ, an toàn và chất lượng, giúp trẻ "mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
Học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa khoác lên mình chiếc áo đồng phục lớp trong Ngày thứ Sáu vui vẻ. Ảnh: P.Nga
Đón trò theo cách riêng
Từ năm học 2019 - 2020, trước khi vào lớp học, học sinh Trường Tiểu học Thực hành ĐH Sài Gòn (Quận 3) đều được cô giáo chào đón một cách rất đặc biệt thông qua những biểu tượng được dán ở cửa lớp như ôm, cụng tay, nhảy, bắt tay, đập tay... Nhiều học sinh tỏ ra thích thú, đầy niềm vui khi bắt đầu ngày mới bằng một cái ôm của cô giáo.
Đầu năm học 2020 - 2021, nhằm tạo sự vui vẻ, gắn kết giữa các thành viên trong lớp, cùng với cô giáo, lớp trưởng, lớp phó sẽ cùng tham gia hoạt động chào hỏi các thành viên trước giờ vào lớp. Điều này khiến học sinh vô cùng hào hứng và mong đợi. Theo nhiều phụ huynh, hoạt động khá đơn giản, chỉ một cái ôm, một cái cụng tay... nhưng giáo viên đã ôm trọn niềm tin của cha mẹ học sinh khi gửi con vào nhà trường.
Tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Quận 1) cũng có một thay đổi nhỏ, đó là vào ngày thứ Sáu hằng tuần, học sinh sẽ mặc đồng phục lớp. Chiếc áo mang đậm thương hiệu của từng lớp, do các em thiết kế, lịch sự, phù hợp với lứa tuổi khiến ai nấy vui, háo hức khi khoác lên. Cùng với niềm tự hào về lớp mình, khoác chiếc áo của lớp, các em còn mong muốn tạo ấn tượng đẹp trong mắt bạn bè.
"Ngày thứ Sáu vui vẻ đã tạo không khí vui tươi, thoải mái cho các em, háo hức chờ đón ngày tới trường. Đây cũng là một trong nhiều hoạt động mà trường triển khai để mỗi ngày đến trường là một ngày vui thực sự", thầy Nguyễn Minh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa chia sẻ.
Ở Trường THPT Trưng Vương (Quận 1), học sinh vô cùng thích thú với hình ảnh "chiếc hũ hạnh phúc" đặt trong lớp học. Theo đó, từ năm học 2017 - 2018, cô Trần Thị Quỳnh Anh, giáo viên Ngữ văn của trường đã lên ý tưởng đặt một chiếc hũ thuỷ tinh trong lớp và gửi đi thông điệp: Chiếc hũ này sẽ chứa những viên kẹo nhỏ xinh nhưng đầy ý nghĩa. Cụ thể, khi các em vui, hãy bỏ vào hũ những chiếc kẹo để san sẻ niềm vui hay khi cảm thấy đói, cảm thấy buồn cũng có thể cần một chiếc kẹo để có thêm chút năng lượng. Hoặc nếu ngày nào đó thấy thầy cô giảng bài hay, các em sẽ lấy kẹo mời thầy cô như một lời cảm ơn. Đôi khi nhận thấy thầy cô có chút mệt mỏi, có điều gì đó không vui, các em cũng hãy lấy kẹo ra mời thầy cô như một niềm chia sẻ. Những viên kẹo của niềm vui, sự cảm thông luôn chờ đợi các em mọi lúc. Và hạnh phúc, như thế, sẽ không bao giờ vơi cạn. Từ ý tưởng ban đầu do lớp mình làm chủ nhiệm, "chiếc hũ hạnh phúc" của cô Quỳnh Anh đã lan tỏa ra nhiều lớp và cả trường bạn...
Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1 học Dancesport. Ảnh minh họa: Q. Nguyễn
Giáo viên, nhà trường cùng chuyển động
Để hướng đến xây dựng trường học hạnh phúc, thời gian qua, các trường có nhiều giải pháp: Đổi mới sáng tạo trong dạy học, tăng các hoạt động trải nghiệm, đẩy mạnh các phong trào, hoạt động của học sinh, giáo viên; lắng nghe ý kiến của học sinh, giáo viên, phụ huynh; tăng cường cơ sở vật chất... Những giải pháp được cụ thể hóa từ những việc làm giản đơn, đến dự án, chương trình ý nghĩa. Tuy vậy, do mỗi một địa phương, trường học có đặc thù riêng nên việc triển khai vẫn gặp những rào cản nhất định.
Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn, giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa (quận Bình Thạnh) chia sẻ: Trường học hạnh phúc bao hàm rất rộng, cần phải làm thực chất qua từng việc làm nhỏ trong nhà trường chứ không phải coi đó là một phong trào, hô hào... Khi giáo viên hạnh phúc mới có thể có những cô cậu học trò hạnh phúc, có lớp học hạnh phúc và một trường học hạnh phúc.
Theo thầy Sơn, điều quan trọng nhất chính là giáo viên có muốn làm, có muốn mang đến cho trò những giá trị nhân văn, điều ý nghĩa hay không... Bên cạnh đó, sự thay đổi của người thầy phải có sự động viên, cổ vũ, ủng hộ của lãnh đạo nhà trường, đồng hành của phụ huynh - yếu tố này cũng không thể thiếu để làm động lực thúc đẩy.
Nhằm mang đến cho trò niềm vui khi tới trường, những năm học vừa qua, tập thể sư phạm Trường THCS Minh Đức (Quận 1) đã không ngừng đổi mới sáng tạo trong tất cả hoạt động của trường. Học sinh vô cùng thích thú với dàn nhạc công cộng gồm trống, đàn piano, sáo... được đặt ngay sảnh nhà trường. Các em có thể tự do chơi nhạc ở giờ ra chơi, sau giờ học. Trường còn mở thêm nhiều câu lạc bộ năng khiếu cho học sinh tham gia; thực hiện nhiều dự án dạy học liên môn, hoạt động trải nghiệm, tiết học ngoài nhà trường, triển khai sân bóng đá, vườn sinh học, phòng học STEM...
Mới đây, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1) đưa bộ môn Dancesport vào để dạy cho học sinh khối 12 khiến các em vô cùng thích thú. Trước đó, trường cho học sinh tham gia học kỹ năng về nấu ăn, rèn luyện sức khỏe với bộ môn Yoga... hay đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu. Theo cô Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng nhà trường, điều quan trọng nhất với các thầy cô, nhà trường không phải là điểm số của học sinh, trường đạt bao nhiêu giải thưởng, đầu vào điểm cao, đầu ra tốt... mà chính là sự trưởng thành của học trò, là việc các em có được kiến thức và kỹ năng sống, đặt niềm tin vào bản thân, cuộc sống để bước ra cuộc đời rộng lớn.
Hoạt động "Ăn sáng cùng hiệu trưởng" do Trường THCS Minh Đức tổ chức được học sinh, phụ huynh hào hứng đón nhận. Bữa ăn sáng vào ngày thứ Ba hàng tuần sẽ dành cho học sinh đạt thành tích tốt trong học tập, phong trào Đội, thể dục thể thao... hoặc là một việc làm tốt, hành động đẹp, ý nghĩa. Hiệu trưởng nhà trường cô Trần Thuý An cũng dành lời mời cho phụ huynh của học sinh nếu có thể sắp xếp tham gia. Trong bữa ăn sáng này, cô trò sẽ trao đổi, trò chuyện với nhau bằng... tiếng Anh. Theo nhiều giáo viên, học sinh của trường, vào sáng thứ Hai hàng tuần, toàn trường rất hồi hộp chờ đợi xem ai sẽ nhận được thư của cô hiệu trưởng mời ăn sáng vào ngày thứ Ba.
Học sinh bắt đầu 'chiến dịch' ôn tập cho các kỳ thi năm 2021 Từ đầu tháng 1, khi học kỳ 2 bắt đầu, các trường THPT triển khai kế hoạch học và ôn theo phương án 'thi gì học nấy' để giúp học sinh lớp 12 có sự chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi quan trọng sắp tới. Học sinh lớp 12 bắt đầu bước vào học kỳ 2, vừa học vừa ôn tập...