Thầy cô dạy thêm học sinh chính khóa đừng so bì với bác sĩ mở phòng khám tư
Giáo viên sáng chiều dạy học sinh ở trường, tối lại dạy thêm các em chính khóa bản chất khác việc bác sĩ mở phòng khám tư, so sánh vậy là khập khiễng.
Sau bài viết “Nghề khác được làm thêm nhưng giáo viên không được dạy thêm” đăng tải trên VTC News, nhiều độc giả đưa ý kiến ủng hộ quan điểm này. Trong đó, họ dẫn chứng bác sĩ mở phòng khám tư và lập luận giáo viên cũng nên được hưởng đặc quyền như vậy.
Nhưng tôi lại cho rằng, sự so sánh đó là khập khiễng. Là phụ huynh tôi không phản đối thầy cô dạy thêm để có thu nhập, nhưng tôi phản đối ép buộc học sinh chính khóa học thêm.
Thứ nhất, bác sĩ mở phòng khám tư sau khi đã hoàn thành công tác tại bệnh viện. Họ chữa bệnh cho những người có nhu cầu. Đối tượng bệnh nhân trong bệnh viện và bệnh nhân phòng khám là khác nhau, rất minh bạch.
Hiện chưa ghi nhận trường hợp bác sĩ ép buộc bệnh nhân đang chữa chạy tại bệnh viện phải đi khám ở cơ sở do họ mở. Do vậy bác sĩ mở phòng khám tư hoàn toàn xuất phát từ thỏa thuận tự nguyện của hai bên, bác sĩ và người bệnh. Có lẽ vì thế mà xã hội không phản đối chuyện này.
Trong khi đó, giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa là cùng dạy một đối tượng. Sáng hay chiều các em học một thầy cô. Như vậy tính công khai và minh bạch không có. Dễ hiểu, với học sinh chính khóa, thầy cô có lợi thế trong việc ép buộc các em phải đi học thêm.
Thậm chí, một số giáo viên “ém” kiến thức để dạy thêm tại nhà. Chẳng khác nào học trò phải trả 2 lần tiền cho cùng một đơn vị kiến thức. Thực tế trên báo chí phản ánh nhiều câu chuyện học trò tự tử, trầm cảm, bị giáo viên trù dập do không đi học thêm. Những trường hợp này đều là học sinh chính khóa.
Video đang HOT
Thứ hai, hoạt động mở phòng khám là kinh doanh có điều kiện, tổ chức, quản lý theo Luật Doanh nghiệp và phải đóng thuế. Còn các lớp dạy thêm của giáo viên đa số được mở “chui” tại nhà, không theo bất kỳ quy định nào. Bản thân giáo viên dạy thêm không phải đóng thuế nên thu lợi nhuận rất lớn.
Do vậy việc thầy cô than phiền, vì sao bác sĩ được mở phòng khám mà họ không được dạy thêm, theo tôi là vô lý, khập khiễng.
Phụ huynh phản đối chuyện dạy thêm học sinh chính khóa. (Ảnh minh họa: V.N)
Tôi mong thầy cô hiểu và nhìn nhận đúng vấn đề. Xã hội không phản đối chuyện giáo viên dạy thêm nếu điều đó tốt cho học sinh. Chúng tôi chỉ phản đối những người ép buộc học sinh chính khóa phải đi học thêm bằng các hình thức đe dọa, chửi bới, nhục mạ…
Riêng cấp tiểu học, tôi mong Bộ GD&ĐT tổ chức rà soát, kiểm tra và cấm tuyệt đối chuyện dạy thêm. Thực tế đã có chỉ đạo, hướng dẫn trong việc tổ chức dạy thêm, học thêm, nhưng tôi thấy tình trạng này vẫn nhan nhản mà chưa có bất kỳ cá nhân nào bị xử lý.
Truyền thống của người Việt Nam là “Tôn sư, trọng đạo”. Giáo viên muốn xã hội, phụ huynh, học sinh tôn trọng mình và công việc này thì bản thân thầy cô cũng phải biết trọng Đạo của người làm thầy. Đừng vì lợi ích trước mắt mà làm xấu đi hình ảnh nghề cao quý trong mắt mọi người.
Nhiều giáo viên dạy thêm vì tiền, không phải vì học sinh
Thực tế đáng buồn là nhiều giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa vì tiền chứ không phải vì lợi ích của các em hay tình yêu với nghề gõ đầu trẻ.
Thật chua chát khi nói lên sự thật không thể chối cãi rằng, nhiều giáo viên dạy thêm là vì tiền. Ngay cả những giáo viên cật lực phản đối cấm dạy thêm, cổ súy dạy thêm cũng là có mục đích riêng.
Một đồng nghiệp ở Hà Nội khoe với tôi mỗi tháng dạy thêm có thể kiếm được 100 triệu - 120 triệu đồng. Số tiền này bằng lương tháng của tôi cả năm. Được biết trung bình một lớp dạy thêm ở thủ đô có 40 học sinh, mỗi em đóng 60.000 đồng/ buổi, như vậy giáo viên dạy 8 buổi cũng thu về khoảng 20 triệu đồng/tháng.
Còn một đồng nghiệp khác ở tỉnh, dạy cho vui mỗi tháng cũng kiếm được 20-30 triệu đồng.
Tôi hỏi vài đồng nghiệp đang dạy hợp đồng tại các trường công lập rằng sao không bỏ nghề khi mức lương thấp như vậy? Họ thật thà trả lời, bám trụ lại chẳng qua để lấy cái "mác" mở lớp dạy thêm bên ngoài, chứ mấy ai sống nhờ đồng lương.
Mỗi mùa thi, một giáo viên dạy thêm có thể kiếm vài trăm triệu là chuyện bình thường. Đương nhiên không phải giáo viên nào cũng được thu nhập như vậy, bởi còn phụ thuộc vào trình độ, danh tiếng và môn học. Một giáo viên phổ thông lương có thể từ 5-10 triệu đồng nhưng thu nhập từ dạy thêm có thể gấp 10 lần con số đó.
(Ảnh minh họa: PLO)
Vì thu nhập cao, nên giáo viên coi dạy thêm là công việc chính, dạy trên lớp chỉ là phụ. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Lớp học thêm càng đông, thu nhập của giáo viên càng cao. Do đó, một số người không từ bất kỳ thủ đoạn, chiêu trò nhằm lôi kéo, dụ dỗ, dọa nạt học sinh đến lớp.
Một chiêu "khủng bố" quen thuộc là ép học sinh đi học để cải thiện điểm. Ban đầu, giáo viên cho một loạt điểm 1, điểm 2. Sau đó thầy cô "mở đường hiếu sinh" bằng cách học thêm để "cải thiện điểm".
Vậy là các em lần lượt ghi danh để thầy cô xếp lịch học thêm ở nhà. Học vài ba tháng thì "hiệu quả điểm số" được nâng lên rõ rệt. Những điểm 1, điểm 2 lần lượt biến mất, thay vào đó là điểm 9, điểm 10. Bài kiểm tra được thầy cô "nhá" trước nên học sinh làm bài dễ như trở bàn tay. Chỉ tội mấy em không học thêm với thầy cô (tự học ở nhà) không biết đường làm.
Nếu vẫn còn một vài học sinh chưa chịu học thêm, giáo viên lấy số điện thoại phụ huynh thông báo bài kiểm tra điểm thấp, yêu cầu cho học sinh học thêm, nếu không sẽ ở lại lớp.
Những giáo viên như vậy không xứng đáng đứng trong ngành giáo dục. Họ dạy học xuất phát từ mục đích kiếm tiền chứ không phải vì cái tâm với trò. Tôi mong đồng nghiệp và phụ huynh cùng phản đối vấn nạn này để trả lại sự trong sạch cho ngành giáo dục. Với những giáo viên đã, đang và sẽ có ý định ép học sinh đi học để dạy lấy tiền, theo tôi họ nên bỏ nghề.
Những hệ lụy từ bệnh thành tích Mấy ngày nay, các em học sinh ở quê tôi đang tất bật thi học kỳ 1. Tôi có một người em họ đang học lớp 9, khá thông minh nhưng lại mê game. Ba mẹ cậu bé nhờ tôi kèm em để chuẩn bị cho kỳ thi. Trong một lần dò bài, thằng em than vãn: "Anh dò bài làm gì? Mai...