Thầy cô có bằng Cử nhân cao đẳng có đạt chuẩn không?
Kể từ 1/7/2020, Luật giáo dục có hiệu lực, những giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở có bằng Cử nhân cao đẳng chưa đạt chuẩn.
Không ít giáo viên đang công tác ở bậc Tiểu học, Trung học cơ sở có bằng tốt nghiệp ghi “Cử nhân Cao đẳng”; vậy bằng Cử nhân này có đáp ứng chuẩn quy định của Luật giáo dục 2019?
Điều 72 Luật giáo dục 2019 quy định như sau:
“1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;”
Cụm từ “ cử nhân” trong trường hợp này là chỉ những người tốt nghiệp Đại học, không bao gồm những người tốt nghiệp Cao đẳng mà trên bằng có ghi Cử nhân cao đẳng.
Video đang HOT
Như vậy, kể từ 1/7/2020, Luật giáo dục có hiệu lực, những giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở có bằng Cử nhân cao đẳng chưa đạt chuẩn.
Kể từ 1/7/2020, Luật giáo dục có hiệu lực, những giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở có bằng Cử nhân cao đẳng chưa đạt chuẩn.(Ảnh minh họa: TTXVN)
Tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW đã nêu: “Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm” nhằm khắc phục thực trạng về đội ngũ giáo viên hiện nay “bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục”.
Vậy những giáo viên này có cần gấp rút “học” để có bằng đạt chuẩn không?
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết: “Việc nâng chuẩn trình độ đào tạo lên đại học là cần thiết và phù hợp với xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việc nâng trình độ chuẩn nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học, trung học sẽ được thực hiện theo lộ trình cụ thể.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có lộ trình và giải pháp cụ thể để thực hiện việc nâng chuẩn này cho phù hợp, không gây ra sự biến động đột ngột.
Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo là đại học thời gian công tác còn trên 5 năm, Bộ sẽ chỉ đạo các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo nâng chuẩn trình độ gắn với bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới.Theo đó, đối với những giáo viên có trình độ Trung cấp sư phạm, Cao đẳng hoặc những giáo viên chưa đạt trình độ Đại học còn thời gian công tác từ 1 đến 5 năm, Bộ sẽ chỉ đạo các địa phương phối hợp các trường sư phạm thiết kế các khóa bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Hình thức đào tạo cuốn chiếu ở các khối lớp với các hình thức linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, thiết thực, không chạy theo thành tích hay học chủ yếu học để lấy bằng”.
Như vậy, với thế hệ giáo viên “già”, dù chưa đạt chuẩn, cứ yên tâm công tác, cống hiến tuổi thanh xuân cho học trò.
Cái bằng không nói lên tất cả, quan trọng nhất là chất lượng giáo viên; dù không có bằng đạt chuẩn, thế nhưng rất nhiều thầy cô giáo đã, đang thừa chuẩn trong trái tim tin, yêu của phụ huynh, học sinh.
Tài liệu tham khảo:
1. thukyluat.vn/news/binh-luan/tu-01-7-2020-giao-vien-co-bang-cu-nhan-cd-van-phai-hoc-len-dh-de-du-chuan-xin-dung-hieu-sai-quy-dinh-65843.html
2. thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Luat-giao-duc-2019-367665.aspx
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Sở GD-ĐT sẽ không còn quyết định mở ngành trình độ TCCN
Bộ GD-ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến trong dự thảo thông tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở GD-ĐT thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc T.Ư; phòng GD-ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh.
Học viên một trường trung cấp trong giờ thực hành - Ảnh minh họa: Mỹ Quyên
Theo dự thảo, Sở có tổng cộng 6 nhiệm vụ, trong đó có một số nhiệm vụ liên quan đến việc thành lập cơ sở giáo dục ĐH. Chẳng hạn như nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND cấp tỉnh văn bản chấp nhận về việc thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục ĐH, phân hiệu của các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ sư phạm, phân hiệu trường CĐ sư phạm trên địa bàn...
Sở GD-ĐT còn có nhiệm vụ tham gia thẩm định thực tế đề án thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục ĐH, phân hiệu của cơ sở giáo dục ĐH trên địa bàn.
Như vậy, so với Thông tư liên tịch số 47/2011 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ quy định chức năng và nhiệm vụ của sở GD-ĐT, ở dự thảo này các sở không còn nhiệm vụ quyết định mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp với các trường trực thuộc Sở theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Trong khi đó, theo Nghị định 143 của Chính phủ năm 2016 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì sở LĐ-TB-XH chịu trách nhiệm quản lý đối với các trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trong đó có việc cho phép đăng ký hoạt động và mở ngành.
Theo Thanh niên
Không nên sáp nhập nhiều trường sư phạm lại với nhau Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, việc ghép các trường đại học cùng lĩnh vực với nhau thành một đại học lớn là không ổn. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiên nay, ca nươc co 113 cơ sơ đao tao giao viên, bao gồm 14 trương đai hoc sư pham, 48 trương đai hoc đa nganh co đào...