Thầy chủ nhiệm là người sinh ra tôi một lần nữa
Tháng 11 chảy trôi qua những ngày se lạnh đầu đông bên cạnh guồng quay lo toan của cuộc sống đời thường. Ngày 20/11 sắp đến, tôi lại nhớ người thầy của tôi, người đã tạo động lực giúp tôi bước tiếp và có được cuộc sống như ngày hôm nay.
Ai đó đã từng nói rằng, thời đi học là quãng thời gian tươi đẹp, vô tư nhất của đời người. Với tôi, ngoài những kỷ niệm thân thương cùng bạn bè, tôi lại nhớ về người thầy đáng kính của mình, chính thầy là người truyền cảm hứng để tôi tiếp tục bước tiếp.
Mùa hè năm 2010, khi tôi đang học lớp 12, như bao ngày khác, tôi vẫn lên lớp bình thường. Học được nửa buổi, tôi phải nghe tin sốc từ người anh con bác tức tốc chạy lên lớp báo tin mẹ tôi mất sau một cơn đột quỵ.
Tôi như không tin vào tai mình, trời đất sụp xuống, lúc đấy tôi như người vô hồn, và anh họ tức tốc đưa tôi về nhà. Mẹ tôi làm mẹ đơn thân, có duy nhất mình tôi, mẹ mất để lại tôi vơ vơ một mình giữa cõi đời này. Nỗi đau mất mẹ như biến cố của cuộc đời, dù tôi có mạnh mẽ đến đâu cũng không thể nào vượt qua được.
Đau khổ cùng họ hàng lo chuyện hậu sự cho mẹ xong, phải một thời gian sau đó tôi mới bình tĩnh trở lại, tiếp tục đến trường. Nói là đi học nhưng trong tâm trí tôi không thể nào nguôi ngoai nỗi đau để tập trung vào sách vở. Trong giai đoạn khó khăn của cuộc đời, chính thầy chủ nhiệm là người kéo tôi ra khỏi cuộc sống mang màu xám xịt, tiếp tục trên con đường học hành để có công việc ổn định như ngày hôm nay.
Tôi là dân tỉnh lẻ, thấu hiểu nỗi cực nhọc của mẹ nên tôi cố gắng, quyết tâm học với ao ước vào trường Đại học Ngoại thương để sau này có thể giúp đỡ mẹ nhiều hơn. Sau cú sốc cuộc đời, tôi tưởng chừng sẽ không thể đi học và từ bỏ tất cả, nhưng không, thầy đã giúp tôi tiếp tục thực hiện ước mơ dang dở.
Thầy giáo của tôi dạy môn Toán. Nhiều người nghĩ giáo viên dạy Toán thường khô khan, không có cảm xúc. Tuy nhiên, không phải vậy, chính thầy là người động viên tôi bằng sự chí tình chí lý, giúp tôi vượt qua nỗi đau để tiếp tục học hành.
Có những ngày vì tôi chán nản nên không lên lớp nên sau giờ dạy, thầy đến tận nhà, trực tiếp nói chuyện động viên tôi quay trở lại trường. Chính thầy là người chạy đôn chạy đáo lo mọi thủ tục, giấy tờ xin trợ cấp để tôi có thể đi học như bao bạn bè đồng trang lứa.
Thậm chí, thầy còn đứng lên kêu gọi sự chung tay, ủng hộ của các mạnh thường quân để tôi tiếp tục đến trường. Thầy là người sinh ra tôi một lần nữa.
Video đang HOT
Thầy là người sinh ra tôi một lần nữa (Ảnh minh họa)
Hồi tôi thi đại học phải đến trực tiếp trường đăng ký để làm bài thi, không giống kỳ thi tốt nghiệp bây giờ. Thầy là người trực tiếp đưa tôi từ quê lên thành phố, đăng ký vào ký túc xá của trường làm chỗ nghỉ ngơi để tôi có sức bước vào kỳ thi.
Và rồi ông trời cũng không phụ công sức cố gắng của thầy và trò, tôi thi đậu vào trường Đại học Ngoại thương như mong muốn trước đây, trở thành tân sinh viên, niềm tự hào của nhiều anh em họ hàng và đặc biệt là thầy chủ nhiệm.
Ngày tiễn tôi lên thành phố theo học, thầy nói với tôi rằng: “Chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng thầy tin em sẽ làm được”. Chính câu nói của thầy làm động lực để tôi tiếp tục cố gắng, phấn đấu nhiều hơn nữa trong suốt 4 năm đại học.
Lên đại học tôi vừa chăm chỉ học hành, tranh thủ thời gian rảnh làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống. Cũng may, tôi cố gắng giành được học bổng hỗ trợ với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để có tiền đóng học phí và các khoản chi tiêu khác.
Hiện giờ, tôi ra trường đã được 6 năm, cũng có công việc ổn định trên thành phố. Chiều nay, ghé qua cổng của một trường cấp III, tôi thấy bóng dáng của những người thầy, người cô trong trường, tôi lại nhớ về người thầy chủ nhiệm của tôi.
10 năm qua đi, cứ mỗi lần về quê tôi lại đến thăm thầy, trong thâm tâm tôi luôn nghĩ rằng, chính thầy là người giúp tôi có được như ngày hôm nay sau bao biến cố, khổ đau.
Lại một ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp đến, xin được gửi tới những người thầy, người cô, đặc biệt là thầy giáo chủ nhiệm cấp III của tôi lời chúc mừng và cảm ơn sâu sắc nhất. Cảm ơn vì thầy đã xuất hiện và giúp tôi vượt qua những biến cố của cuộc sống để trở thành một người tử tế.
Nhận học hơn 2 tháng, trường Trí Đức báo học sinh thiếu điểm nghề, định cho nghỉ
Phụ huynh bức xúc vì em K.A. đã học được 2 tháng, thì trường Trí Đức mới báo em thiếu điểm nghề ở lớp 11, định cho em nghỉ.
Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được thông tin do gia đình em K.A. là học sinh của lớp 12A4 trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Trí Đức (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) cung cấp, thể hiện sự bức xúc trong các quản lý hồ sơ của học sinh của trường này.
Đại diện gia đình em K.A. cho biết, do ba mẹ em chuyển công tác vào Thành phố Hồ Chí Minh, nên sau khi hoàn thành chương trình lớp 11 ở Thanh Hóa, em K.A xin chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục học lớp 12, tại trường Trí Đức (đường Thoại Ngọc Hầu, quận Tân Phú).
Em K.A. đã chính thức học từ ngày 5/8/2020. Trước khi rút hồ sơ bản gốc từ Thanh Hóa vào theo yêu cầu của nhà trường, gia đình đã nộp hồ sơ bản photo của em cho nhà trường nắm, và trường cũng đã chấp nhận cho em vào học lớp 12.
Tiền học phí và các khoản phí khác của nhà trường, gia đình em vẫn đóng đều đặn, đầy đủ.
Vào đầu tuần trước, thầy giáo chủ nhiệm của K.A. thông báo, hồ sơ chuyển trường của em không được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận, do em K.A còn thiếu điểm học nghề trong năm học lớp 11.
Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Trí Đức ở quận Tân Phú (ảnh: P.L)
Gia đình có giải thích, ở Thanh Hóa thì học sinh phải đến năm lớp 12 mới học nghề, thì thầy giáo bảo gia đình về đó xin điểm "khống" vào hồ sơ cho em.
Dù vậy, lời đề nghị này đã không được gia đình của em K.A. đồng ý, do sợ ảnh hưởng đến trường ở Thanh Hóa, không tốt.
Sau đó, gia đình có đến gặp lãnh đạo nhà trường, thì có được hẹn là đầu tuần này đến để giải quyết, có phát sinh chi phí gì thì gia đình phải phụ với trường.
Theo đại diện gia đình em K.A., nếu trường không giải quyết được trường hợp thiếu điểm nghề của học sinh này, thì trường hoặc là sẽ trả lại học bạ cho em (nghỉ học), hoặc là em phải học lại lớp 11.
Gia đình em K.A. bức xúc: Tại sao học sinh này đã học được 2 tháng rồi, nay nhà trường mới báo là thiếu điểm nghề? Bây giờ nếu không thu xếp được vụ học nghề cho em, thì cách giải quyết của nhà trường đối với em phải như thế nào đây?
Ngày 14/10/2020, trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Trần Minh Hùng - Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Trí Đức xác nhận, có nắm được trường hợp thiếu điểm nghề ở lớp 11 của em T.K.A. tại lớp 12A4.
Theo ông Trần Minh Hùng cho biết, theo đúng các quy định về mặt chuyên môn, học sinh chuyển từ Thanh Hóa vào, thì phải hoàn tất chương trình lớp 11, và phải có điểm nghề thì mới được lên lớp 12 học.
Khi nhà trường đưa hồ sơ lên Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, thì nơi này cũng yêu cầu học sinh phải có điểm nghề thì mới được chuyển đến học tại trường. Tuy nhiên thì thực tế em K.A. lại không có.
Tuy nhiên, nếu giờ đây chuyển học sinh về học ở Thanh Hóa cũng không nhận được, sẽ gây nhiều khó khăn cho phụ huynh, nhưng Sở đã có yêu cầu như vậy thì trường phải làm.
Hiện trường đã có tờ trình gửi lên Sở, kế hoạch bổ sung học nghề (nhiếp ảnh) cho em K.A, sẽ cử giáo viên dạy riêng cho em ngay trong học kỳ 1, và nhiều khả năng sẽ được đồng ý, để tránh mất quyền lợi học tập của học sinh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam rằng, sao ngay từ đầu, hồ sơ của học sinh thấy thiếu điểm nghề thì không thông báo cho học sinh biết trước, ông Trần Minh Hùng nói, trường cũng có chủ quan.
Học sinh đã làm gì ra tiền mà đóng "quỹ lớp"? Mỗi thứ một ít, nhiều thứ cộng lại sẽ là một khoản tiền lớn mà không phải phụ huynh nào cũng kham nổi chuyện tiền trường của con em mình. Trong các trường học phổ thông hiện nay có rất nhiều loại quỹ lớp được huy động đóng góp. Quá nhiều các loại quỹ nên giáo viên cũng được huy động đóng góp,...